Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? - Lời khuyên từ chuyên gia

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Người bị thoát vị đĩa đệm thường có tâm lý kiêng cữ những việc gây ảnh hưởng đến cột sống, trong đó bao gồm cả chuyện “giường chiếu”. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và quan hệ khi bị thoát vị đĩa đệm có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy đọc bài viết để tìm ra đáp án ngay nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không là câu hỏi mà nhiều người bệnh băn khoăn
Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không là câu hỏi mà nhiều người bệnh băn khoăn

1. Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến chuyện chăn gối như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Trong đó, “chuyện chăn gối” khi bị thoát vị đĩa đệm là điều mà nhiều người bệnh quan tâm.

Đa phần người bệnh đều lo lắng liệu bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Theo các nghiên cứu khoa học đã được công bố, dây thần kinh kiểm soát hoạt động tình dục nằm ở cột sống xương cùng. Vì vậy có thể nói thoát vị đĩa đệm hầu như không ảnh hưởng đến khả năng quan hệ của người bệnh.

Tuy nhiên, khi bị thoát vị đĩa đệm thì “chuyện chăn gối” của người bệnh có thể gián đoạn vì các lý do sau:

  • Thoát vị đĩa đệm gây ra những cơn đau nhức, tê buốt từ sống lưng đến chân hoặc tay, đặc biệt là người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Điều này khiến người bệnh khó thực hiện đúng tư thế và khó duy trì lâu thời gian quan hệ.
  • Tâm lý e ngại, mặc cảm vì bị thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng, vì lo ngại việc quan hệ có thể ảnh hưởng đến đĩa đệm hoặc ảnh hưởng đến bầu không khí.

Từ những nguyên nhân này dẫn đến đa phần các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có dấu hiệu giảm ham muốn tình dục. Kết quả của một cuộc khảo sát trên những người đã từng mổ thoát vị đĩa đệm tại Trung tâm công nghệ thông tin sinh học Quốc gia Hoa Kỳ cho thấy:

  • 50% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm bị giảm ham muốn tình dục
  • 59% người bệnh đó giảm tần suất hoạt động tình dục so với trước khi mắc bệnh.
  • 67% bệnh nhân nam giới và 81% bệnh nhân nữ giới cảm thấy không thoải mái khi quan hệ.
Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến chất lượng chuyện "chăn gối"
Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến chất lượng chuyện "chăn gối"

Từ những con số này có thể thấy, thoát vị đĩa đệm làm giảm sự ham muốn và mức độ hài lòng trong chuyện chăn gối của người bệnh. Để cải thiện tình trạng này, trước hết bạn cần được giải đáp thắc mắc bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không và quan hệ khi bị thoát vị đĩa đệm có gây hại không?

2. Người bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không?

Như đã trình bày ở trên, bị thoát vị đĩa đệm có thể ảnh hưởng đến chức năng tình dục của người bệnh, nhưng vẫn hoàn toàn quan hệ tình dục bình thường. 

Thế nhưng, để “chuyện ấy” thực sự thăng hoa và không gây ảnh hưởng đến tình trạng đĩa đệm tổn thương thì người bệnh cần lưu ý đến tư thế, cường độ và tần suất quan hệ.

Phụ thuộc vào mức độ bệnh mà câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không sẽ có các đáp án khác nhau.

  • Thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ: Ở giai đoạn này, người bệnh có thể quan hệ bình thường nhưng cần tìm hiểu các “tư thế yêu” dành cho người thoát vị đĩa đệm và cần có sự trợ giúp của đối phương để hạn chế cơn đau.
  • Thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng: Khi đang phải chịu những cơn đau nhức nghiêm trọng do thoát vị đĩa đệm, tốt nhất bạn nên kiềm chế lại nhu cầu cho đến khi điều trị dứt điểm mới tính tiếp đến “chuyện chăn gối’. Vì nếu lúc này, người bệnh quan hệ không đúng tư thế hoặc cường độ quá mạnh thì cơn đau sẽ càng dữ dội hơn.

Vì thế bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không còn phải phụ thuộc vào giai đoạn thoát vị đĩa đệm. Đặc biệt trong quá trình thực hiện “cuộc yêu” nếu xuất hiện những cơn đau bất ngờ hoặc dữ dội, bạn cần dừng lại ngay lập tức để tránh đĩa đệm bị tổn thương nặng hơn.

3. Những lưu ý khi người bị thoát vị đĩa đệm làm “chuyện ấy”

Mặc dù, người bị thoát vị đĩa đệm vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường, nhưng trong quá trình này người bệnh cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo rằng “chuyện ấy” thoải mái và thăng hoa nhất mà vẫn không ảnh hưởng đến cột sống và đĩa đệm.

3.1. Tần suất quan hệ

Cũng tương tự như câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không thì tần suất quan hệ của người thoát vị đĩa đệm cũng phụ thuộc vào mức độ thoát vị.

  • Đối trường hợp thoát vị đĩa đệm mức độ nhẹ: Người bệnh có thể duy trì tần suất quan hệ ở mức độ bình thường, Tuy nhiên nên chọn các tứ thế phù hợp với cường độ vừa phải.
  • Đối trường hợp thoát vị đĩa đệm mức độ nặng hơn: Phụ thuộc vào mức độ cơn đau mà người bệnh cần cân nhắc có nên duy trì hoạt động tình dục hay không.

Như vậy, khi bị thoát vị đĩa đệm bạn nên kiểm soát ham muốn của bản thân, giảm số lần quan hệ để không làm gia tăng áp lực lên cột sống, đồng thời cũng tránh làm tổn thương đĩa đệm. 

Cùng với đó thì tư thế quan hệ phù hợp sẽ góp phần giúp cơn đau lưng không tìm đến bạn sau khi làm “chuyện ấy”.

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng cần kiểm soát ham muốn và giảm tần suất quan hệ
Thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng cần kiểm soát ham muốn và giảm tần suất quan hệ

3.2. Tư thế quan hệ cho người bị thoát vị đĩa đệm

Lựa chọn tư thế quan hệ cho người thoát vị đĩa đệm sẽ góp phần giảm căng thẳng và áp lực, giúp bạn cảm thấy thoải mái và có một cuộc vui trọn vẹn nhất.

Một số tư thế quan hệ dành cho người bị thoát vị đĩa đệm mà bạn cần biết bao gồm:

  • Tư thế quan hệ truyền thống: Ở tư thế này, người bị thoát vị đĩa đệm nên ở bên dưới, để giảm áp lực đến lưng, đồng thời bạn nên đặt một chiếc khăn nhỏ, cuộn tròn ở thắt lưng. Điều này có thể làm giảm độ cong của cột sống và giảm lực tác dụng lên lưng.
  • Tư thế ngồi hoặc quỳ: Tư thế này, người bệnh có thể ngồi trên đùi đối phương để hạn chế tối đa độ uốn cong lưng khi quan hệ và giúp bạn kiểm soát các cơn đau lưng tốt hơn. Trong suốt quá trình quan hệ, cần dùng lực vừa phải, hạn chế tối đa các động tác cong cột sống.
  • Tư thế quỳ (doggy) : Đây là tư thế quan hệ  khi người bị thoát vị đĩa đệm là nữ, khi đó bạn nữ sẽ quỳ xuống với hai khuỷu tay chống đỡ trọng lượng cơ thể và giữ cho lưng luôn thẳng người đàn ông thâm nhập từ phía sau cơ thể.
  • Tư thế nằm sấp khi phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm: Ở tư thế này, người phụ nữ sẽ nằm sấp, có thể kê thêm một chiếc gối nhỏ ở bên dưới ngực để giảm áp lực và dễ thở hơn. Ngoài ra nếu thấy khó chịu hoặc đau lưng, người bệnh có thể sử dụng khuỷu tay để chống đỡ cơ thể.
  • Tư thế quan hệ đối mặt khi bị thoát vị đĩa đệm: Đây là tư thế phù hợp cho 2 người đều có vấn đề về lưng: Cả hai người có thể quan hệ trong tư thế ngồi hoặc đứng, sao cho cột sống luôn thẳng trong suốt quá trình.
  • Tư thế nằm nghiêng: Việc nằm nghiêng có thể giúp giảm bớt áp lực cho vùng thắt lưng trong khi quan hệ, phù hợp cho cả nam và nữ đều bị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên người nam nên hạn chế lực tác động để không gây căng thẳng cho vùng lưng dưới và cột sống.
Tư thế quan hệ thích hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm
Tư thế quan hệ thích hợp cho người bị thoát vị đĩa đệm

Có thể nói nguyên tắc khi lựa chọn tư thế quan hệ của người thoát vị đĩa đệm đó là hạn chế các tư thế khó, cực đoan đòi hỏi cần dùng nhiều sức ở lưng. Khi cảm thấy các cơn đau trong khi quan hệ thì cần dừng ngay các động tác hoặc chuyển sang tư thế khác.

3.3. Những điểm cần chú ý trong quá trình quan hệ

Dù đã tìm ra đáp án cho câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không thì bạn cùng cần chú ý những điều sau trước khi bắt đầu làm “chuyện ấy” để không khiến cơn đau lưng tiếp tục xuất hiện.

  • Chia sẻ với bạn tình về tình trạng bệnh, điều này sẽ giúp đối phương lưu ý hơn trong quá trình quan hệ hoặc có thể nhắc đối phương nên thực hiện tư thế nào để không ảnh hưởng quá nhiều đến lưng.
  • Tránh dùng sức quá mạnh khi quan hệ để tránh gây áp lực lớn lên phần lưng.
  • Nên thay đổi tư thế thường xuyên, tránh giữ một tư thế quá lâu.
  • Trước khi quan hệ bạn nên thực hiện một số động tác đơn giản để kéo giãn gân cốt cũng như làm nóng xương khớp.
  • Lựa chọn loại đệm phù hợp với người thoát vị đĩa đệm.
Lựa chọn loại đệm thích hợp là rất cần thiết cho người bị thoát vị đĩa đệm
Lựa chọn loại đệm thích hợp là rất cần thiết cho người bị thoát vị đĩa đệm

4. Người mổ thoát vị đĩa đệm sau bao lâu thì được quan hệ?

Ngày nay, mổ thoát vị đĩa đệm không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên sau khi mổ người bệnh cần kiêng cữ nhiều thứ trong đó có cả chuyện “giường chiếu”. 

Vì thế nhiều bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm thường đặt ra câu hỏi mổ thoát vị đĩa đệm sau bao lâu thì được quan hệ? 

Đáp án: Tùy thuộc vào phương pháp phẫu thuật và mức độ bình phục của từng người mà thời gian kiêng quan hệ sẽ khác nhau. Nhưng đa phần sau khoảng 3 tháng khi cột sống đã ổn định, bề mặt vết mổ đã hoàn toàn lành lại và người bệnh có thể sinh hoạt bình thường thì có thể quan hệ trở lại.

Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý không thực hiện các động tác mạnh hoặc đè nặng cơ thể lên vùng sống lưng. Nếu không cẩn thận bệnh nhân có thể bị đau nhức và tụ máu bầm xung quanh vết mổ.

Do vậy thời gian quan hệ sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là không cố định, phải căn cứ vào phương pháp phẫu thuật, mức độ hồi phục mà thận trọng trong sinh hoạt. Có nhiều trường hợp chỉ cần kiêng cữ từ 1-2 tháng, nhưng cũng có trường hợp phải đợi đến 5-6 tháng mới có thể quan hệ trở lại.

Thời gian quan hệ sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào khả năng phục hồi của mỗi người
Thời gian quan hệ sau phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào khả năng phục hồi của mỗi người

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không, mặc dù căn bệnh này không ảnh hưởng đến chức năng tình dục nhưng vẫn có thể làm giảm chất lượng chuyện “vợ chồng”. Vì thế bạn nên chủ động phòng ngừa và điều trị tích cực thoát vị đĩa đệm để không làm gián đoạn cuộc vui cũng như đời sống vợ chồng.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề gì bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc cần tư vấn giải đáp thắc mắc hãy gọi ngay đến số điện thoại 0961.666.383 các chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp MIỄN PHÍ cho bạn.

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH