Tất cả những gì bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là dạng thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất hiện nay. Vì thắt lưng là vùng phải chịu nhiều tác động nhất bao gồm cả trọng lượng cơ thể và ngoại lực từ bên ngoài. Vậy người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ ra sao?

Mục lục [ Ẩn ]
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng gây ra rất nhiều bất tiện cho người bệnh

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng bao xơ bên ngoài đĩa đệm thắt lưng bị tổn thương dẫn đến xơ hóa và đứt, rách. Điều này đã tạo nên khe hở để nhân nhầy bên trong bao xơ thoát ra ngoài, chèn ép vào các rễ thần kinh, màng tủy, gây ra các cơn đau vùng thắt lưng.

Thoát vị đĩa đệm thắt lưng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất và khả năng lao động của người bệnh. Ngoài thoát vị lưng, nhiều người còn có thể bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoát vị xương cùng, cụt… Tuy nhiên thoát vị cột sống thắt lưng là dễ gặp nhất.

2. Các vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp

Trên thực tế, bất kỳ vị trí nào trên cột sống cũng đều có nguy cơ bị thoát đệm, tuy nhiên các đốt sống L4, L5, S1 là những nơi dễ bị thoát vị, do phải chịu nhiều áp lực nhất.

Dưới đây là một số vị trí thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thường gặp: 

2.1. Thoát vị đĩa đệm L3-L4

Thoát vị đĩa đệm L3-L4 là tình trạng đĩa đệm nằm giữa đốt sống lưng L3 và L4 bị tổn thương và nhân nhầy bị thoát ra ngoài. Đĩa đệm L3-L4 đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ cơ thể nên phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng và dễ gây thoát vị.

Tủy sống tận cùng nằm khoảng liên đốt sống L1-L2, dưới vị trí này sẽ tập hợp các rễ thần kinh gọi là chùm đuôi ngựa. Vì vậy thoát vị đĩa đệm L3-L4 sẽ chèn ép lên chùm rễ thần kinh này và có thể gây ra hội chứng đuôi ngựa.

2.2. Thoát vị L4-L5

Vị trí đốt sống L4 và L5 là hai đốt sống cuối cùng của cột sống thắt lưng, nơi phải chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ ngoại lực bên ngoài.

Thoát vị đĩa đệm L4-L5 là tình trạng đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống L4 và L5 bị tổn thương dẫn đến bao xơ bị rách, gây thoát vị.

Bất kỳ ngoại lực nào tác động vào cột sống, nhất là vùng thắt lưng thì đốt sống L4, L5 đều gây áp lực lên đĩa đệm, khiến chúng dễ bị thoát vị và chèn vào tủy sống. Đây chính là nguyên nhân vì sao chúng ta dễ bị thoát vị đốt sống L4-L5 nhất.

Các vị trí đĩa đệm đốt sống thắt lưng dễ bị thoát vị nhất
Các vị trí đĩa đệm đốt sống thắt lưng dễ bị thoát vị nhất

2.3. Thoát vị đĩa đệm L5-S1

Đốt sống L5 là đốt sống thắt lưng cuối cùng, S1 là đốt xương cùng đầu tiên. Đĩa đệm L5-S1 là nằm ở đoạn xương thấp nhất của cột sống, nơi tiếp giáp giữa đốt sống thắt lưng và xương cùng.

Đĩa đệm L5-S1 có vai trò phân tán lực tác động vào cột sống, giảm xóc và hạn chế cơn đau tập trung tại một vị trí. Đây có thể được xem là bản lề của cột sống thắt lưng vì nó phải chịu nhiều sức ép giữa tải trọng phía trên cơ thể và sự chuyển động từ nhiều phía. Các cử động cột sống như cúi người, khom người, nghiêng, ưỡn hoặc xoay… đều ảnh hưởng đến đĩa đệm L5-S1. Vì thế đây cũng là đĩa đệm dễ xảy ra thoát vị.

3. Ai dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng?

Có rất nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm nên đây là căn bệnh nhiều người gặp phải. Trong đó sẽ có một số nhóm đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng nhất bao gồm:

  • Người đang trong độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi: Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa với nhiều trường hợp thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi được ghi nhận.
  • Nam giới có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng cao gấp đôi nữ giới.
  • Người lao động thường xuyên phải làm việc bê vác nặng
  • Người bị thừa cân, béo phì và hoặc nghiện thuốc lá.
  • Người bị các bệnh xương khớp, nhất là bệnh loãng xương.
  • Trong gia đình có người từng bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.
  • Nhân viên văn phòng cũng là đối tượng dễ bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng.

4. Triệu chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng

Giống như các vị trí thoát vị đĩa đệm khác, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cũng phải trải qua 4 giai đoạn. Mỗi giai đoạn thoát vị đĩa đệm sẽ có các triệu chứng khác nhau.

Một số triệu chứng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng như:

  • Đau vùng thắt lưng cấp tính: Cơn đau thường xuất hiện sau khi bị chấn thương vùng thắt lưng hoặc mang vác vật nặng sai tư thế. Người bệnh có thể không cử động được, sinh hoạt khó khăn.
  • Đau lưng mạn tính: Đây là triệu chứng đặc trưng của thoát vị thắt lưng. Nhất là khi nhân nhầy đĩa đệm đã chèn ép thần kinh, người bệnh sẽ phải chịu cơn đau lan từ lưng xuống hai chân, khiến vận động khó khăn. Cơn đau sẽ tăng lên khi đứng hoặc ngồi lâu, hắt hơi, ho…
Đau lưng là triệu chứng đặc trưng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Đau lưng là triệu chứng đặc trưng điển hình của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
  • Ngoài các cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau dây thần kinh tọa.
  • Đau lan theo đường đi của dây thần kinh để xuống mông, mặt trước hoặc mặt sau của đùi và lan xuống chân.
  • Ở những người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng còn có thể dẫn đến rối loạn đại tiểu tiện và rối loạn cương dương ở nam giới.
  • Người bệnh thường xuyên cảm thấy bị tê bì hai chân, đôi khi xuất hiện tình trạng đau nhức hoặc bỏng rát, tình trạng này tăng khi vận động.

Đối với mỗi người, triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể khác nhau, nhưng nếu phát hiện các dấu hiệu đau lưng bất thường bạn nên đi khám để xác định chính xác mình có bị thoát vị đĩa đệm hay không và có biện pháp điều trị kịp thời.

5. Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?

Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là căn bệnh gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Không những thế, nếu người bệnh không được điều trị sớm và phù hợp sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Một số biến chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng cần phải kể đến bao gồm:

  • Rối loạn đại tiểu tiện dẫn đến tiểu tiện không tự chủ: Khi đĩa đệm thắt lưng bị thoát vị và chèn ép vào dây thần kinh sẽ gây rối loạn chức năng của cơ vòng tròn. Nhóm cơ này có nhiệm vụ, điều khiển hoạt động đại tiểu tiện.
  • Teo cơ chi dưới: Dây thần kinh bị đĩa đệm chèn ép, làm gián đoạn khả năng liên lạc giữa não bộ và các cơ. Hậu quả là cơ không tiếp nhận được đầy đủ thông tin, làm suy giảm chức năng, dẫn đến teo cơ.
  • Hội chứng đau khập khễnh cách hồi ở chân: Biểu hiện của hội chứng này là các cơn đau chân ngắt quãng, ví dụ như đau khi đang đi, ngồi nghĩ sẽ đỡ đau nhưng đi tiếp lại đau.
  • Nguy cơ gây liệt, tàn phế: Biến chứng này gặp khi bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đã ở giai đoạn muộn. Người bệnh không còn khả năng đi lại, vận động, mọi hoạt động đều phải phụ thuộc vào người khác. Vì thế, đây là biện chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm.
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng

6. Cách chữa thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hiện nay

Theo Y học hiện đại, điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng chủ yếu là các phương pháp nội khoa như uống thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ vân, thuốc chống viêm…

Tùy theo tình trạng của từng người bệnh mà bác sĩ sẽ kê các đơn thuốc khác nhau, sao cho phù hợp với từng thể trạng. Người bệnh không nên tự ý mua các thuốc về sử dụng, vì hầu hết các loại thuốc trị bệnh này đều có tác dụng phụ không tốt cho người dùng.

Một số phương pháp hỗ trợ có thể áp dụng như vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt, dùng sóng cao tần hay các bài tập tốt cho người bị thoát vị

Khi các phương pháp điều trị nội khoa không còn đem lại hiệu quả và tùy theo mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm

Ngoài các phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm kể trên, bạn cũng có thể tham khảo một số bài thuốc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm theo y học dân gian và đông y.

Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, cho nên bạn cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia trước khi áp dụng bất kì phương pháp chữa bệnh nào .

7. Chăm sóc người bệnh bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng

Đối với từng loại bệnh sẽ có những đặc điểm riêng vì thế mà đòi hỏi người chăm sóc phải có những kiến thức nhất định để nâng cao hiệu quả điều trị.

Theo đó đối với bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, người chăm sóc cần:

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng với các thực phẩm giàu canxi, vitamin D3, protein, chất xơ… để tăng cường phục hồi, sửa chữa và phát triển các mô sụn.
  • Hỗ trợ người bị thoát vị vận động nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột và không nên để người bệnh nằm trên các bề mặt không bằng phẳng.
  • Tham khảo một số kiến thức vật lý trị liệu, xoa bóp, mát xa giúp người bệnh giảm đau, tăng cường lưu thông máu, giúp thư giãn cơ bắp và kích thích sản sinh chất nhờn ở các mô sụn.
  • Tuân thủ và ghi nhớ những hướng dẫn chỉ định của bác sĩ.
  • Thường xuyên trò chuyện, tâm sự với người bệnh thoát vị đĩa đệm để giúp họ giảm bớt các suy nghĩ tiêu cực, tự ti. Điều này sẽ có lợi cho quá trình điều trị.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên có người thân ở bệnh cạnh để chăm sóc và động viên tinh thần
Người bị thoát vị đĩa đệm nên có người thân ở bệnh cạnh để chăm sóc và động viên tinh thần

8. Phòng tránh nguy cơ bị thoát vị thắt lưng

Ngoài các chấn thương gây ra một cách bất ngờ thì bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng đều có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau:

  • Duy trì tư thế đúng trong quá trình lao động, làm việc, nhất là tư thế bê vác đồ vật nặng.
  • Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao điều độ với cường độ phù hợp, đúng động tác.
  • Duy trì và kiểm soát cân nặng phù hợp với chiều cao, giảm cân nếu cần thiết.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi phát hiện cơ thể có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Một số biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Căn bệnh này mặc dù khó điều trị, nhưng nếu được phát hiện sớm và tìm ra phương pháp phù hợp thì khả năng phục hồi khá cao. 

Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc bất kỳ vấn đề nào về bệnh xương khớp hay để lại bình luận phía bên dưới hoặc gọi đến số điện 0961.666.383 để được tư vấn MIỄN PHÍ và cụ thể nhất nhé.

 

Xếp hạng: 5 (9 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH