Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp khó phục hồi, mọi hoạt động trong cuộc sống đều có thể tác động vào đĩa đệm. Trong đó giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đến sức khỏe cũng như tinh thần của người bệnh. Lựa chọn tư thế nằm “đúng” sẽ giúp hạn chế áp lực lên đĩa đệm cột sống, cải thiện tình trạng đau lưng, đau mỏi vai gáy ở người bệnh. Vậy tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm có gì khác so với người bình thường?
1. Người bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?
Khi mắc các bệnh liên quan đến xương khớp, đặc biệt là thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh thường xuyên bị đau nhức, vận động khó khăn. Điều này làm người bệnh có xu hướng hạn chế vận động, đi lại mà lựa chọn nằm nhiều hơn. Vậy người thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?
Theo các chuyên gia xương khớp, người bị thoát vị đĩa đệm không nên nằm nhiều và cũng không nên đi lại quá nhiều. Thông thường, một bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên nằm ngủ khoảng 8 tiếng và nằm nghỉ ngơi khoảng 1-2 tiếng trong ngày. Ngoài những khoảng thời gian này, người bệnh nên vận động hoặc đi lại nhẹ nhàng, kết hợp với ngồi nghỉ đúng tư thế.
Bởi vì khi nằm quá nhiều và quá lâu, cột sống sẽ không được kéo dãn và phải chịu tác động từ các lực phản hồi xung quanh từ đệm và giường.
Tuy nhiên, nếu người bệnh đang phải chịu đựng các cơn đau quá mức thì phải nằm nghỉ ngơi, thư giãn không nên vận động, di chuyển nhiều, cho đến khi cơn đau qua đi.
Do đó câu hỏi “người bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không?” đã có đáp án, vậy người bị thoát vị đĩa đệm phải nằm thế nào cho đúng?
2. Các tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết
Giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần của mỗi chúng ta, đặc biệt là những người đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Tư thế ngủ không đúng vừa gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, vừa gây cong vẹo cột sống gây - nguyên nhân gây nhiều bệnh xương khớp.
Đối với người bị thoát vị đĩa đệm, việc nằm ngủ đúng tư thế không những ngăn ngừa bệnh diễn tiến phức tạp, mà còn giúp cải thiện triệu chứng đau nhức hiệu quả.
Dưới đây là một số tư thế nằm ngủ đúng cho người thoát vị đĩa đệm tham khảo:
2.1. Tư thế nằm ngửa và kê gối dưới chân
Đây là tư thế ngủ cho người thoát vị đĩa đệm được các chuyên gia xương khớp đánh giá cao nhất về hiệu quả giảm đau và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Theo đó, người bệnh sẽ nằm ngửa, lưng tiếp xúc trực tiếp với bề mặt giường, chân duỗi thẳng, hai tay thả lỏng và kê một chiếc gối nhỏ ở phía sau đầu gối.
Tác dụng của tư thể nằm ngửa kê gối dưới chân đó là giúp điều chỉnh đường cong sinh lý cột sống, giảm bớt áp lực đến cột sống.
Ngoài ra. ở tư thế nằm ngửa này, bệnh nhân có thể đặt thêm một chiếc gối mỏng dưới vùng thắt lưng để nâng đỡ và giảm áp lực lên đĩa đệm phần cột sống thắt lưng.
2.2. Tư thế nằm nghiêng co hai chân - Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm
Đây là tư thế ngủ dành cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, giúp cải thiện tình trạng đau lưng vô cùng hiệu quả, vì:
- Kéo dãn xương cột sống.
- Mở rộng khoảng cách giữa các đốt sống, từ đó phân tán bớt lực chèn ép lên đĩa đệm và dây thần kinh.
- Cải thiện sự linh hoạt của cơ chân.
- Hỗ trợ cơ chân linh hoạt hơn.
Tất cả những gì người bệnh phải làm đó là nằm nghiêng người sang một bên và co gập đầu gối lại hướng về phía bụng.
2.3. Tư thế nằm nghiêng và kê gối ở hai chân
Tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm này khác với tư thế nằm nghiêng co gối. Người bệnh cũng nằm nghiêng sang một bên, co nhẹ chân và đặt giữa hai chân một chiếc gối nhỏ. Lưu ý ở tư thế nằm này, bạn chỉ co nhẹ chân lên chứ không gập hẳn như tư thế ở trên.
Ở tư thế nằm ngủ này, chiếc gối sẽ đảm nhiệm công việc nâng vùng xương hông và xương chậu, từ đó giảm áp lực cho xương cột sống, giúp giảm đau lưng hiệu quả.
Ngoài ra, bạn có thể đặt thêm một chiếc gối nhỏ ở phần tiếp giáp giữa vùng thắt lưng với giường, để nâng đỡ phần xương chậu của cơ thể tốt hơn. Từ đó sẽ làm giảm áp lực lên các đốt sống lưng.
Do vậy, đây là tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm mà nhất định bạn nên thử để giúp cải thiện các triệu chứng đau lưng.
2.4. Tư thế nằm sấp và kê gối dưới bụng
Nằm sấp và kê gối dưới bụng là tư thế cho người bị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Tư thế nằm sấp có thể giúp xoa dịu vùng cổ và thư giãn 2 vai. Ngoài ra, kê thêm một chiếc gối dưới bụng có thể nâng đỡ cột sống vùng thắt lưng, ngăn ngừa việc thắt lưng bị uốn cong quá mức.
Tuy nhiên, tư thế này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tim và phổi nên không được các chuyên gia đánh giá cao.
Cả 4 tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm kể trên đều đem lại hiệu quả trong việc giảm các cơn đau, hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh. Vì thế bạn có thể áp dụng xen kẽ các tư thế này hàng ngày.
Bên cạnh những tư thế ngủ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm, cũng có những tư thế nằm gây ảnh hưởng xấu đến cột sống mà người bị thoát vị nên tránh.
3. Những tư thế không tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Những tư thế nằm, ngồi không tốt cho cột sống có thể làm tăng áp lực lên các đĩa đệm đang bị tổn thương, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Vì thế, người bị thoát vị đĩa đệm cần hạn chế một số tư thế sau:
- Ngồi đè lên chân, ngồi xổm hoặc ngồi bắt chéo chân: Những tư thế này sẽ làm tăng áp lực lên vùng cột sống thắt lưng, đồng thời gây tích tụ máu tại tĩnh mạch chân, gây ra bệnh giãn tĩnh mạch.
- Giữ nguyên một tư thế quá lâu: Việc ngồi, nằm hoặc đứng quá lâu có thể gây cản trở lưu thông máu, đồng thời khiến xương khớp kém linh hoạt.
- Ngồi trong tư thế cúi đầu quá nhiều: Điều này sẽ tạo áp lực nên đốt sống cổ, cũng là một nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm cổ.
- Thói quen vặn mình: Các động tác vặn mình làm tăng áp lực lên sụn cùng đĩa đệm, tăng nguy cơ giãn dây chằng lưng, gây ra cơn đau đớn khó tả.
Vì thế người bị thoát vị đĩa đệm cần lưu ý đến các tư thế tốt và không tốt cho cột sống để bệnh không tiến triển xấu đi.
4. Người bị thoát vị đĩa đệm nên nằm đệm cứng hay đệm mềm?
Bên cạnh các tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm thì độ cứng hay mềm của đệm cũng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ và tác động đến cột sống.
Vì thế người thoát vị đĩa đệm nên nằm đệm cứng hay đệm mềm là thắc mắc của rất nhiều người.
Theo các chuyên gia, người bị thoát vị không nên nằm đệm quá cứng vì sẽ làm cho các vùng tiếp xúc với đếm bị đau, mỏi và khó chịu như lưng, vai, hông… Do khi nằm đệm cứng, cột sống không được nâng đỡ tốt, khiến cột sống có thể bị cong, vẹo và làm tăng các cơn đau do thoát vị.
Tuy nhiên bạn cũng không nên nằm các loại đệm quá mềm vì chúng sẽ dễ bị lún khi nằm khiến cột sống dễ bị cong vẹo, lâu ngày tình trạng thoát vị sẽ càng trở nên nguy hiểm, khó điều trị hơn.
Cách lựa chọn loại đệm phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm như sau:
- Độ dày của đệm: Lựa chọn loại đệm có độ dày phù hợp, không quá mỏng kết hợp cùng tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm sẽ giúp nâng đỡ cột sống khi ngủ, giúp giảm triệu chứng đau lưng.
- Chất liệu đệm phù hợp cho người bị thoát vị: Đệm có độ đàn hồi tốt được làm từ cao su thiên nhiên hoặc cao su nhân tạo sẽ tạo cảm giác thông thoáng, thoải mái, giúp cột sống được nâng đỡ một cách tự nhiên. Ngoài ra, đệm lò xo hoặc đệm bông ép có độ vừa phải cũng là sự lựa chọn hợp lý.
- Không sử dụng đệm quá cũ: Mỗi loại đệm đều có hạn sử dụng nhất định, đệm quá cũ thường bị mất tính đàn hồi và dễ bị lún. Điều này có thể làm tình trạng thoát vị nghiêm trọng hơn.
Như vậy lựa chọn đệm và tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm góp phần rất quan trọng vào hiệu quả điều trị bệnh. Việc duy trì giấc ngủ thoải mái vừa giúp duy trì độ cong tự nhiên của cột sống, giúp cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm.
5. Những lưu ý khi ngủ của người bị thoát vị đĩa đệm
Bên cạnh các câu hỏi như người bị thoát vị đĩa đệm có nên nằm nhiều không hay tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm ra sao? Thì chúng ta cần lưu ý một số điểm sau khi nằm ngủ, để tránh các tác động xấu đến cột sống và đĩa đệm đang bị tổn thương.
- Hạn chế trở mình đột ngột, không nên xoay người hoặc quay người đột ngột, đảm bảo luôn di chuyển toàn bộ cơ thể cùng lúc.
- Lựa chọn loại gối không quá mềm cũng không quá cao, sao cho vừa đủ để lấp đầy khoảng trống giữa cổ và đệm.
- Nên thay gối sau 6-12 tháng để đảm bảo chất lượng gối không gây ảnh hưởng xấu đến cột sống cổ.
- Có thể mang đai lưng hoặc đai cố định cột sống để điều chỉnh cột sống.
- Khi đang nằm không nên ngồi hay đứng dậy đột ngột.
- Hạn chế mang vác vật nặng. nếu cần mang thì không nên đặt trọng tâm vào lưng mà phải dồn trọng lực xuống chân.
Vì thoát vị đĩa đệm là một bệnh khó điều trị, nên người bệnh không chỉ phải tuân thủ đầy đủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ mà còn phải cẩn thận trong các hoạt động hàng ngày. Lựa chọn các tư thế nằm cho người thoát vị đĩa đệm sẽ góp phần giúp người bệnh cải thiện được các cơn đau, giúp hạn chế sự chèn ép vào đĩa đệm cột sống.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm hoặc đang có băn khoăn, thắc mắc về căn bệnh này hãy liên hệ ngay đến số điện thoại bên dưới để được các chuyên gia tư vấn miễn phí và cụ thể nhất nhé.