Loãng xương là bệnh lý xương khớp mạn tính và diễn ra rất thầm lặng, người bệnh chỉ phát hiện ra khi có những hậu quả nghiêm trọng như gãy xương hay cong vẹo cột sống. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về các thuốc điều trị loãng xương hiện nay.
1. Khái quát về bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương hay còn gọi là bệnh xốp xương hoặc xương giòn, là hiện tượng mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, khiến xương bị mỏng đi, khối lượng xương trong cơ thể ngày càng suy giảm.
Bệnh loãng xương tiến triển thầm lặng, đôi khi chỉ được biểu hiện ra bên ngoài bằng các cơn đau mỏi không rõ ràng. Bệnh chỉ được phát hiện sau thời gian dài, khi đến bệnh viện kiểm tra.
Tình trạng loãng xương sẽ ngày càng nghiêm trọng khi tuổi càng cao, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Do ở độ tuổi này, quá trình tạo xương trong cơ thể bị ức chế không theo kịp quá trình tiêu xương. Vì thế mật độ xương ngày càng thấp.
2. Hậu quả của bệnh loãng xương
Vì loãng xương diễn ra rất từ từ và thầm lặng nên nhiều người còn khá coi nhẹ hậu quả do loãng xương gây ra.
Gãy xương là hậu quả rõ ràng và nghiêm trọng nhất do loãng xương gây ra. Do loãng xương khiến xương trở nên giòn, xốp, dễ tổn thương, dễ gãy dù chỉ là chấn thương nhẹ.
Theo thống kê, loãng xương là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gãy xương ở phụ nữ mãn kinh và người cao tuổi. Mặc dù gãy xương do loãng xương có thể xảy ra ở bất kì xương nào, nhưng thường gặp ở xương đùi, xương cổ tay, xương cột sống… Trong đó, gãy xương đùi và xương cột sống là những xương rất khó lành lại.
Ngoài ra loãng xương còn ảnh hưởng đến khả năng lao động, khiến cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, chiều cao có thể giảm dần, gù, cong vẹo cột sống.
Vì thế chỉ khi thấy được hậu quả nghiêm trọng, nhiều người mới đặt ra câu hỏi “loãng xương uống thuốc gì?’.
3. Các loại thuốc điều trị loãng xương tốt nhất hiện nay
Bệnh loãng xương không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể phòng ngừa hoặc làm chậm quá trình mất xương. Vì thế những đối tượng dễ bị loãng xương cần thường xuyên thăm khám định kỳ để phát hiện và phòng ngừa nguy cơ loãng xương càng sớm càng tốt.
Dưới đây là một số loại thuốc điều trị bệnh loãng xương mà bạn cần biết:
3.1. Nhóm thuốc Bisphosphonates
Cơ chế tác dụng: Bisphosphonates có tác dụng ức chế tế bào tiêu hủy xương, từ đó làm chậm quá trình tiêu xương, tăng mật độ trong xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Cách dùng: Bạn nên uống thuốc nhóm bisphosphonates khi đói (trước bữa ăn 30 phút hoặc sau bữa ăn 2 tiếng) cùng 200ml nước. Bạn không nên nằm sau khi uống thuốc mà hãy ngồi thẳng hoặc đứng, có thể đi lại nhẹ nhàng ít nhất 30 phút sau khi dùng thuốc.
Các loại thuốc bisphosphonates thường được bác sĩ kê đơn bao gồm: Alendronate, risedronate, ibandronate.
Dạng dùng chủ yếu là viên uống hoặc thuốc tiêm.
Tác dụng phụ của thuốc nhóm bisphosphonates có thể gặp như rối loạn tiêu hóa, kích ứng thực quản.
3.2. Liệu pháp thay thế hormon estrogen (SERMs)
SERMs là những loại thuốc có tác dụng tương tự như tác dụng của hormone estrogen đối với xương. Đây từng là phương pháp điều trị duy nhất được FDA chấp thuận để ngăn ngừa loãng xương vì vai trò của hormone trong việc tạo ra xương. Chúng có giúp duy trì mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương, đặc biệt là cột sống.
Các loại thuốc SERMs thường được sử dụng là raloxifene và lasofoxifene.
Tác dụng không mong muốn của liệu pháp này đó là chuột rút, bốc hỏa, tăng nguy cơ hình thành cục máu đông.
3.3. Liệu pháp thay thế hormone tuyến cận giáp
Cơ chế tác dụng: Trong cơ thể, hormon tuyến cận giáp có vai trò điều hòa lượng canxi trong máu và xương. Chúng có tác dụng kích thích sản xuất tế bào tạo xương mới. Trong khi các thuốc khác chỉ có tác dụng làm giảm tốc độ loãng xương, thì hormon tuyến cận giáp có tác dụng tăng mật độ xương.
Các hoạt chất thường được sử dụng: teriparatide, abaloparatide.
Dạng dùng của nhóm thuốc này chủ yếu là dạng thuốc tiêm.
Tác dụng không mong muốn của liệu pháp thay thế hormone tuyến cận giáp: buồn nôn, nôn.
Tuy nhiên, các thuốc nhóm này chỉ được sử dụng khi cơ thể không đáp ứng với các thuốc còn lại. Vì độ an toàn của thuốc vẫn chưa được chứng minh đầy đủ.
3.4. Bổ sung canxi và vitamin D
Canxi là khoáng chất chính được tìm thấy trong xương. Một chế độ ăn lành mạnh, khoa học, cung cấp đầy đủ canxi có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì hệ xương chắc khỏe.
Nhu cầu canxi trung bình của một người lớn khỏe mạnh là 700mg/ngày và hầu hết có thể cung cấp đủ thông qua bữa ăn hàng ngày từ các loại thực phẩm giàu canxi.
Tuy nhiên khi bị loãng xương, nhu cầu canxi cho cơ thể sẽ lớn hơn rất nhiều. Tùy thuộc vào tình trạng loãng xương (loãng xương độ 1, loãng xương độ 2 hay loãng xương độ 3) mà nhu cầu bổ sung canxi của từng bệnh nhân bị sẽ khác nhau.
Bên cạnh canxi, vitamin D cũng là thuốc điều trị loãng xương đem lại hiệu quả cao. Vitamin D có vai trò tăng cường hấp thu canxi từ đường tiêu hóa vào máu.
Nhu cầu vitamin D cho mỗi người lớn là khoảng 10mcg/ngày, nhưng rất khó để bổ sung đủ vitamin D qua thực phẩm. Do đó có 2 cách để bổ sung vitamin D là bổ sung qua viên uống hoặc phơi nắng giúp cơ thể hấp thụ vitamin D.
3.5. HRT (liệu pháp thay thế hormone)
HRT là phương pháp sử dụng một số loại thuốc thay thế hormone để điều trị các triệu chứng xảy ra ở thời kỳ mãn kinh của nữ giới, trong đó chủ yếu là estrogen và testosterone.
Tuy nhiên, đây là loại thuốc điều trị loãng xương không được khuyến khích sử dụng, vì đây là phương pháp đem lại nhiều rủi ro cho sức khỏe người dùng.
3.6. Calcitonin
Calcitonin là dòng thuốc điều trị loãng xương khá lâu đời, đây là một loại axit peptid do tế bào cạnh nang tuyến giáp sản xuất, có tác dụng ức chế tế bào hủy xương.
Dạng dùng của calcitonin là dạng xịt mũi hoặc dạng tiêm, nhưng hiện nay đã ít sử dụng do tác dụng điều trị loãng xương thấp hơn các thuốc thế hệ mới.
Tác dụng không mong muốn thường gặp của calcitonin là nóng bừng hoặc đau tại chỗ tiêm, sổ mũi (khi dùng dạng xịt mũi).
Trên đây là các loại thuốc điều trị loãng xương đang được bác sĩ sử dụng để điều trị cho bệnh nhân loãng xương. Bất cứ loại thuốc Tây y nào khi sử dụng cũng sẽ đem lại các tác dụng không mong muốn, vì thế bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bên cạnh việc sử dụng thuốc điều trị loãng xương, bạn cần có một chế độ ăn uống hợp lý để làm chậm quá trình phát triển của bệnh như: loãng xương nên ăn gì hay kiêng ăn gì?
Nếu bạn đang xuất hiện những dấu hiệu và yếu tố nguy cơ gây loãng xương, bạn cần đến khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh chính xác nhất hoặc liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn MIỄN PHÍ.