Kéo giãn cột sống là một trong những phương pháp được nhiều người bệnh thực hiện. Nó có tác dụng rất tốt đối với các tình trạng bệnh liên quan đến bệnh lý xương khớp. Cùng tìm hiểu về phương pháp này nhé.
1. Kéo giãn cột sống là gì?
Kéo giãn cột sống (Traction Therapy) là liệu pháp giải nén áp lực lên cột sống hạt một đoạn cột sống với mục đích giảm đau, thư giãn cơ, điều chỉnh rối loạn trong một số bệnh lý về cột sống. Nó có thể được thực hiện thủ công hoặc máy móc.
Vậy, tác dụng của phương pháp này như thế nào đối với cột sống?
2. Tác dụng của kéo giãn cột sống
Liệu pháp kéo giãn cột sống gây tác dụng cơ học và tác dụng điều trị lên cột sống như sau:
2.1. Tác dụng cơ học
Phương pháp này gây tác dụng cơ học như sau:
Làm giãn cơ tích cực
Đối với bệnh lý đau cột sống, kéo giãn cột sống sẽ tác động lên cơ gây giãn cơ thụ động, giảm co cứng cơ và cắt đứt cơn đau. Tuy nhiên nếu tăng giảm lực quá nhanh có thể gây thích làm tăng co cơ, do đó cần tăng giảm lực từ từ, đặc biệt là trong bệnh lý cấp tính.
Làm giảm nội lực đĩa đệm
Lực kéo giãn dọc theo cột sống sẽ tác động vào nhiều điểm khác nhau của đốt sống làm các khoảng đốt được giãn rộng và làm giảm áp lực nội đĩa đệm, từ đó có thể làm tăng thẩm thấu nuôi dưỡng đĩa đệm và thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi và thoát vị nếu khối thoát vị chưa bị xơ hóa.
Điều chỉnh sai lệch của khớp đốt sống và cột sống
Phương pháp này làm tăng tính linh hoạt của khớp đốt ống và giải phóng sự khóa cứng của các khớp đốt sống.
Giải phóng sự chèn ép lên các rễ và dây thần kinh sống
Do kích thước lỗ tiếp hợp tăng, giảm thể tích khối thoát vị nên làm giảm kích thích rễ và giảm đau.
2.2. Tác dụng điều trị
Phương pháp kéo giãn cột sống giúp giảm đau do giãn cơ, giảm áp lực lên nội đĩa đệm làm tăng cường nuôi đĩa đệm, giải phóng chèn ép thần kinh và tăng nuôi dưỡng cục bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho đĩa đệm mới bị thoát ở giai đoạn nhẹ và vừa có thể trở lại vị trí cũ.
3. Chỉ định và chống chỉ định
Kéo giãn cột sống là phương pháp mà không phải ai cũng có thể thực hiện, cụ thể:
3.1. Chỉ định
Những đối tượng được chỉ định điều trị bằng phương pháp trên như sau:
- Thoái hóa cột sống thắt lưng và cột sống cổ
- Kéo giãn cột sống chữa thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ và vừa
- Đau lưng mạn tính
- Đau cổ gáy hoặc cổ vai mạn tính
- Cong vẹo cột sống không cấu trúc
- Viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn chưa dính khớp
- Sai khớp đốt sống nhẹ
3.2. Chống chỉ định
Phương pháp này được chống chỉ định với những đối tượng như sau:
Chống chỉ định tuyệt đối
- Người mắc bệnh vùng cột sống như ung thư, lao, viêm tấy, áp xe vùng thắt lưng và vùng cổ gáy
- Hội chứng đau thắt lưng, đau cột sống cổ cấp tính
- Gãy, xẹp lún và trượt thân đốt sống
- Bệnh lý tủy sống và ống sống
- Loãng xương ở giai đoạn nặng
- Thoái hóa cột sống có các gai xương lớn
- Cột sống thắt lưng, cột sống cổ do viêm khớp dạng thấp
- Người bệnh có bệnh liên quan đến tạng to trong cơ thể (gan, lách, thận)
- Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt
Chống chỉ định tương đối
- Người bệnh suy tim, suy gan, suy thận
- Người bệnh đang sốt hoặc tăng huyết áp không kiểm soát được
- Trẻ em
- Người bệnh tâm thần
4. Các loại kéo giãn cột sống
Liệu pháp kéo giãn cột sống có thể được thực hiện bằng tay hoặc bằng máy, tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh.
Kéo bằng tay
Trong kéo cột sống bằng tay, bác sĩ sẽ sử dụng bàn thay để đưa người bệnh vào trạng thái kéo. Sau đó, họ sử dụng lực bằng tay lên các khớp và cơ để mở rộng khoảng cách giữa các đốt ống.
Khoảng thời gian điều trị thường không kéo dài. Kéo bằng tay là một lựa chọn điều trị an toàn có thể có hiệu quả đối với một số tình trạng nhất định.
Lực kéo cơ học
Kỹ thuật điều trị chuyên biệt của lực kéo cơ học sử dụng các thiết bị hoạt động bằng cách kéo giãn các đốt sống và cơ cột sống như máy kéo giãn cột sống.
Lực cơ học cho phép kéo giãn liên tục hoặc giãn đoạn trên bàn kéo đồng thời kết hợp với nhiệt, rung và/hoặc xoa bóp.
Tuy nhiên phương pháp này không thích hợp với những người bệnh có tình trạng xương nghiêm trọng như loãng xương, viêm tủy xương và ung thư xương hoặc mắc các bệnh về tim, bệnh về tủy sống.
Loại điều trị này chỉ được xem xét sau khi khám và chẩn đoán thận, được giám sát chuyên nghiệp bởi bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu được cấp phép để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Ngoài ra, phương pháp này còn thực hiện theo các chế độ kéo như kéo giãn liên tục, kéo ngắn quang hay gián đoạn, kéo điều hòa, kéo giãn bằng tư thế, kéo giãn bằng trọng lực.
5. Kỹ thuật điều trị
Trước khi thực hiện liệu pháp này, bác sĩ cần giải thích đầy đủ để người bệnh yên tâm và thư giãn trong thời gian kéo; hướng dẫn người bệnh sử dụng công tác an toàn nếu sử dụng máy và chọn tư thế ngồi hoặc nằm theo chỉ định kéo giãn cột sống cổ hoặc kéo giãn cột sống thắt lưng.
Đối với phương pháp sử dụng tay để kéo giãn cột sống, người bệnh được tiến hành theo kinh nghiệm của bác sĩ.
Đối với phương pháp sử dụng máy, người bệnh được kiểm tra và lắp đai kéo lưng; bật máy, xác định lực và thời gian kéo và tắt máy khi hoàn thành quy trình kéo giãn, tháo bỏ đai cho người bệnh.
Sau khi thực hiện liệu pháp trên, bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh nằm nghỉ khoảng 2 phút sau khi kéo giãn và cách nghiêng người ngồi dậy ra khỏi giường kéo giãn khi sử dụng máy.
6. Các tai biến và cách xử trí
Đây là một phương pháp điều trị rất an toàn khi tuân thủ đúng chỉ định và quy trình kéo giãn. Tuy nhiên, một số người bệnh có thể gặp những biến cố như sau:
- Đau tăng đột ngột do giảm áp lực đĩa đệm một cách đột ngột, các phần mềm bị kéo căng đột ngột.
- Choáng váng do kích thích hệ thần kinh thực vật dọc theo cột sống, đặc biệt đốt sống cổ.
- Thay đổi huyết áp do phản xạ
- Tê chi trên, thậm chí có thể gây tê liệt
- Đau tăng vùng thắt lưng sau lần kéo đầu tiên do lực kéo cao hơn so với sức chịu đựng của người bệnh.
Khi gặp những tình trạng như trên, người bệnh được hướng dẫn ngừng thực hiện phương pháp trên và nằm nghỉ cho đến khi hết đau hoặc có thể giảm lực tác động lên các đốt sống.
Để tránh những tai biến trên xảy ra, các bác sĩ cần kiểm tra các phương tiện trước khi thực hiện, theo dõi người bệnh trong thời gian kéo và nếu thấy tình trạng xấu xuất hiện cần dừng kéo giãn và xử trí các vấn đề liên quan.
Bên cạnh phương pháp sử dụng các dụng cụ kéo giãn cột sống, người bệnh có thể kết hợp với các bài tập kéo giãn cột sống để tăng hiệu quả điều trị bệnh bằng các bài tập như gập đầu gối nâng cao, vặn cột sống, tư thế nhân sư,...
Trên đây là những thông tin về phương pháp kéo giãn cột sống dành cho người bệnh. Phương pháp này rất tốt cho nhiều bệnh lý, bao gồm người bệnh xương khớp. Tuy nhiên nó cũng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được chẩn đoán cẩn thận trước khi tiến hành.
Do đó người bệnh có thể tham khảo thêm các sản phẩm như Trị Cốt Tán gồm thuốc uống và thuốc chườm rất tốt cho người bệnh xương khớp.
Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp hoặc có thắc mắc liên quan đến tình trạng này, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.