Thoát vị đĩa đệm ở người già: Nguyên nhân, biến chứng và cách điều trị

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bệnh thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý mạn tính khó điều trị khỏi hoàn toàn, đặc biệt là ở người cao tuổi khi mà hệ xương khớp bị lão hóa. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già sẽ điều trị thế nào?

Mục lục [ Ẩn ]
Thoát vị đĩa đệm ở người già là căn bệnh phổ biến chủ yếu do sự lão hóa
Thoát vị đĩa đệm ở người già là căn bệnh phổ biến chủ yếu do sự lão hóa

1. Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già

Khác với những người trẻ tuổi, xương khớp của người trung niên và cao tuổi đã bước vào giai đoạn thoái hóa, vì thế dễ dẫn đến các bệnh lý xương khớp mạn tính như thoát vị đĩa đệm.

Theo thống kê, ở nước ta có khoảng 17% người trên 60 tuổi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm thoái hóa cột sống. Đặc biệt người già còn dễ mắc các bệnh nền mạn tính khác như tim mạch, tiểu đường, huyết áp… có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

2. Tại sao người cao tuổi dễ bị thoát vị đĩa đệm

Có nhiều nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm, nhưng nguyên nhân chính gây thoát vị đĩa ở người già chủ yếu là do sự thoái hóa.

 Những nguyên nhân chính dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người già bao gồm:

  • Lão hóa: Sự lão hóa là yếu tố không thể thay đổi ở mỗi người: Khi tuổi cao, xương khớp cũng bước vào giai đoạn thoái hóa dẫn đến bị suy yếu và tổn thương. Đĩa đệm không còn đủ khả năng để đảm bảo các nhiệm vụ vốn có của nó. Áp lực từ các đốt sống đè lên đĩa đệm, gây tổn thương và rách bao xơ.
Sự lão hóa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi
Sự lão hóa là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi
  • Cân nặng: Khi trọng lượng cơ thể tăng quá mức sẽ dẫn đến nguy cơ cao mắc các bệnh về cột sống, bao gồm cả thoát vị đĩa đệm. Trọng lượng cơ thể tạo áp lực lên các đốt sống, làm giảm khoảng không gian giữa các đốt sống và đĩa đệm, khiến đĩa đệm bị đè nén gây tổn thương.
  • Sinh hoạt sai tư thế: Làm một việc không đúng tư thế trong một thời gian dài sẽ gây tổn thương lên cột sống một cách từ từ. Vì thế người cao tuổi là đối tượng dễ mắc nhiều bệnh xương khớp.

3. Biến chứng thoát vị đĩa đệm ở người già nguy hiểm như thế nào?

Thoát vị đĩa đệm ở người già thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổthoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Mỗi vị trí thoát vị và giai đoạn thoát vị sẽ có triệu chứng khác nhau.

Tuy nhiên, càng ở giai đoạn muộn bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già càng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm:

  • Đau dây thần kinh: Khi nhân nhầy đĩa đệm thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh gây ra các cơn đau, tê bì dọc theo dây thần kinh, lan xuống các chi. Điều này khiến mọi vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn hơn.
  • Xẹp đĩa đệm: Đây là hệ quả khi nhân nhầy đĩa đệm bị thoát ra ngoài quá nhiều, nhưng cơ thể không thể sản sinh thêm nhân nhầy. Lúc này đĩa đệm không còn khả năng giảm ma sát giữa hai đốt sống khiến người bệnh bị đau đớn tại vị trí đĩa đệm bị xẹp đi.
Xẹp đĩa đệm là một biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm
Xẹp đĩa đệm là một biến chứng nguy hiểm của bệnh thoát vị đĩa đệm
  • Liệt hoặc tàn phế; Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già. Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, người bệnh không còn khả năng đi lại hay vận động, mọi sinh hoạt đều phải dựa vào người chăm sóc.

Để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra, chúng ta cần tìm ra các phương pháp chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cho người cao tuổi phù hợp và hiệu quả.

4. Top 4 cách chữa thoát vị đĩa đệm ở người già

Bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già do khả năng hồi phục xương khớp và đĩa đệm bị suy giảm nên việc điều trị sẽ khó khăn hơn điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Mặc dù vậy, nếu được điều trị sớm và phù hợp thì khả năng phục hồi là hoàn toàn có thể.

4.1. Dùng thuốc tây chữa thoát vị đĩa đệm ở người già

Khi bệnh thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi ở mức độ vừa hoặc nhẹ thì dùng thuốc tây là một phương pháp được nhiều người sử dụng để giảm nhanh các cơn đau cấp tính.

Các loại thuốc tây dùng để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bao gồm:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen
  • Thuốc giảm đau, chống viêm không Steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Diclofenac, Naproxen…
  • Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal
  • Vitamin nhóm B giúp tăng dẫn truyền thần kinh: Vitamin 3B (B1, B6, B12)
  • Thuốc tiêm ngoài màng cứng corticoid: triamcinolone, methylprednisolone, dexamethasone…

Lưu ý khi sử dụng thuốc tây chữa thoát vị:

  • Các loại thuốc Tây y kể trên chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng của bệnh tạm thời, chứ không có khả năng chữa bệnh tận gốc.
  •  Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc, mà cần tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì nếu dùng liên tục trong thời gian dài các loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ cho gan, thận, dạ dày…

4.2. Vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm cho người cao tuổi

Vật lý trị liệu là các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm ở người già nhờ các thiết bị hỗ trợ cùng với hướng dẫn của các nhân viên y tế. Vật lý trị liệu bao gồm nhiều phương pháp khác nhau giúp giảm áp lực lên đĩa đệm cột sống bị thoát vị, từ đó tăng khả năng phục hồi cho người bệnh.

  • Kéo giãn cột sống: Đây là phương pháp giúp gia tăng khoảng cách giữa các đốt sống, giảm áp lực cho nội đĩa đệm, giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh và tăng cường máu lưu thông. Từ đó giúp giảm đau và cải thiện tình trạng thoát vị hiệu quả. Người bệnh có thể kéo giãn cột sống bằng máy hoặc sử dụng đai kéo giãn cột sống.
Phương pháp kéo giãn cột sống bằng máy
Phương pháp kéo giãn cột sống bằng máy
  • Phương pháp điện trị liệu: Phương pháp này sử dụng nguồn điện ức chế sự dẫn truyền thần kinh lên não, làm giảm cơn đau do co thắt. Cách này thường áp dụng trong trường hợp bệnh nhân bị đau cấp tính.
  • Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu kể trên, người bệnh có thể tham khảo nhiều phương pháp khác như đắp parafin, nhiệt trị liệu…

4.3. Người cao tuổi bị thoát vị đĩa đệm có nên phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được chỉ định khi các liệu pháp khác không đem lại hiệu quả, tình trạng của người bệnh ngày càng nghiêm trọng và nguy hiểm.

Đặc biệt, phẫu thuật thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi thường gặp rất nhiều khó khăn vì tỷ lệ phục hồi sau phẫu thuật thấp và có nguy cơ gặp nhiều biến chứng.

Vì thế các bác sĩ thường rất cân nhắc trước khi đưa ra chỉ định phẫu thuật cho người bệnh. Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm là câu hỏi mà bất cứ người bệnh nào cũng muốn được giải đáp.

4.4. Chữa thoát vị đĩa đệm ở người già bằng phương pháp đông y

Vì trên thực tế khi người già bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng không phải ai cũng có thể dùng thuốc tây hoặc phẫu thuật vì dễ gây nhiều biến chứng, nhất là những người mắc thêm nhiều bệnh nền khác như tim mạch, huyết áp…

Lúc này đông y sẽ là lựa chọn an toàn và hiệu quả của nhiều người bệnh. Những phương pháp đông y chữa thoát vị đĩa đệm ở người già bao gồm: 

  • Sử dụng các bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, kể cả các cây thuốc trong dân gian như lá lốt, ngải cứu, tía tô…
  • Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi là phương pháp sử dụng kim châm vào các huyệt đạo trên cơ thể nhằm giúp kích thích máu lưu thông, giảm đau hiệu quả.
  • Xoa bóp, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là liệu pháp sử dụng bàn tay và ngón tay tác động lên các huyệt đạo trên cơ thể giúp làm thư giãn cơ bắp, tăng cường lưu thông máu, kháng viêm, giảm đau, chống phù nề.
Châm cứu là một trong nhiều cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già hiệu quả
Châm cứu là một trong nhiều cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già hiệu quả

Lưu ý các phương pháp đông y chữa thoát vị đĩa đệm ở người già kể trên cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của các thầy thuốc đông y, nhằm đảm bảo hiệu quả tác dụng.

5. Cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già

Phòng tránh nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở người già là điều rất cần thiết, vì đây là căn bệnh rất khó điều trị khỏi hoàn toàn mà lại gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người cao tuổi nên tham khảo thực hiện chế độ lối sống như sau để phòng bệnh thoát vị:

  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, bổ sung đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng. Người cao tuổi nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại thực phẩm giàu canxi, magie, rau xanh và hoa quả tươi.
  • Hạn chế ăn các món ăn giàu cholesterol, các loại thịt đỏ hay nội tạng động vật.
  • Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích khác có hại cho sức khỏe.
  • Thường xuyên tập thể dục hoặc chơi các môn thể thao để tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cho xương khớp, hạn chế tình trạng khô khớp, cứng khớp.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể trong mức cho phép.
  • Chủ động khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi phát hiện các dấu hiệu bất thường của sức khỏe.
Chủ động khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh thoát vị đĩa đệm
Chủ động khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh thoát vị đĩa đệm

Trên đây là các thông tin mà bạn cần biết về bệnh thoát vị đĩa đệm ở người già. Mặc dù thoát vị đĩa đệm ở người cao tuổi khó chữa hơn người trẻ tuổi và trung niên, nhưng nếu phát hiện kịp thời và có phương pháp chữa trị phù hợp thì vẫn có khả năng hồi phục.

 Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề gì bệnh xương khớp hoặc cần tư vấn giải đáp thắc mắc hãy gọi ngay đến số điện thoại 0961.666.383 các chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp MIỄN PHÍ cho bạn.

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH