Thoát vị đĩa đệm cột sống là một rối loạn phổ biến ở người lớn tuổi. Khi ở độ tuổi trẻ, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn do cột sống còn khỏe mạnh. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu được công bố hiện nay, thoát vị đĩa đệm đã và đang được trẻ hóa, nó để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi là gì?
1. Xu hướng trẻ hóa của bệnh thoát vị đĩa đệm ở nước ta hiện nay
Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý thường gặp ở người lớn tuổi, thông thường những người sau 50 tuổi có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cao hơn do sự thoái hóa tự nhiên và các bệnh lý xương khớp.
Tuy nhiên theo thống kê từ các nghiên cứu cho thấy, bệnh thoát vị đĩa đệm đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Số người trong độ tuổi 25-30 mắc căn bệnh này ngày càng nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi?
2. Tại sao người trẻ lại bị thoát vị đĩa đệm?
Nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có một số điểm khác biệt so với nguyên nhân thoát vị đĩa đệm ở đối tượng người già và trung niên.
Một số lý do dẫn đến thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi bao gồm:
- Do những thay đổi sinh học liên quan đến yếu tố di truyền như đột biến gen liên quan đến quá trình tổng hợp nhân nhầy đĩa đệm.
- Do cuộc sống hiện đại khiến một bộ phận thanh thiếu niên lười vận động, sức khỏe bị suy giảm, xương khớp trở nên kém linh hoạt và dễ bị tổn thương khi vận động mạnh hoặc có ngoại lực tác động.
- Chơi thể thao hoặc thường xuyên vận động với cường độ cao, khiến đĩa đệm luôn phải chịu một áp lực lớn, lâu ngày dẫn đến tổn thương.
- Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi.
- Các biện dạng cột sống bẩm sinh như nứt đốt sống, cùng hóa đốt sống thắt lưng L5-S1…
Như vậy có rất nhiều yếu tố trong cuộc sống dẫn đến nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi, thậm chí căn bệnh này có thể xuất hiện ở 20 năm đầu đời của thanh thiếu niên.
3. Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm ở người trẻ
Ở mỗi giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm và mỗi vị trí thoát vị sẽ có các triệu chứng bệnh khác nhau. Mà ở những giai đoạn sớm của bệnh, chúng ta sẽ rất khó để phát hiện ra bệnh vì các triệu chứng khá mờ nhạt và không liên tục. Đặc biệt người trẻ tuổi thường có tâm lý chủ quan, nên không đi khám ngay.
Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo người trẻ tuổi có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm như sau:
- Các cơ xung quanh đĩa đệm bị tổn thương bị yếu dần, có triệu chứng mất lực, giảm khả năng hoạt động và teo cơ.
- Thường xuyên bị đau đầu cục bộ hoặc choáng váng đột ngột do hệ tuần hoàn máu bị ảnh hưởng.
- Yếu các chi vận động, cảm giác tê bàn tay, bàn chân, mất lực vận động
- Sức khỏe bị suy yếu, khó khăn khi xoay người hoặc vặn mình.
- Thường xuyên gặp các cơn đau bất thường như đau lưng, đau mỏi vai gáy…
- Có nguy cơ gặp hội chứng đuôi ngựa, hội chứng thắt lưng hông…
- Rối loạn tiểu tiện do nhân nhầy đĩa đệm chèn vào rễ thần kinh, gây nguy cơ rối loạn bàng quang.
Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe người bệnh sau này, đặc biệt gây ra nhiều biến chứng khác khi lớn tuổi hơn.
4. Nhóm thanh niên nào dễ bị thoát vị đĩa đệm khi còn trẻ?
Nếu không phải do bệnh lý bẩm sinh thì thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi chủ yếu là do thói quen, lối sống và đặc thù công việc. Dưới đây là các nhóm đối tượng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm sớm mà bạn cần biết để chú ý:
- Người trong nhóm lao động chân tay phải làm việc vất vả, thường xuyên phải bê vác nặng hoặc lao động sai tư thế.
- Người làm công việc đặc thù phải đứng nhiều hoặc ngồi nhiều trong một tư thế khá lâu như nhân viên văn phòng, lễ tân, lái xe…
- Vận động viên thể thao, diễn viên múa những người phải thay đổi tư thế liên tục và đột ngột.
- Những người có thói quen sống chưa khoa học như gối đầu quá cao khi ngủ, đeo túi nặng lệch vai trong thời gian dài, người lười vận động.
- Người bị các chấn thương liên quan đến cột sống do va đập hoặc tai nạn.
- Người bị thừa cân, béo phì khiến cột sống phải chịu nhiều áp lực, dẫn đến đĩa đệm bị thoái hóa nhanh hơn.
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, bạn nên đi khám để thực hiện các kiểm tra như chụp CT, chụp cộng hưởng từ… Từ đó xác định được chính xác vị trị đĩa đệm bị tổn thương và mức độ tổn thương.
Tuy nhiên nhiều người trẻ tuổi có tâm lý khá chủ quan đối với sức khỏe của bản thân mình, dẫn đến những hậu quả đáng tiếc sau này.
5. Thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Mặc dù người trẻ tuổi có khả năng phục hồi nhanh hơn người già, tuy nhiên thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi vẫn được đánh giá là một bệnh lý nguy hiểm.
5.1. Ảnh hưởng đến cuộc sống
Thoát vị đĩa đệm cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là loại thoát vị đĩa đệm thường gặp nhất ở người trẻ tuổi. Dù ở vị trí nào thì nó cũng gây ra rất nhiều bất lợi cho cuộc sống người bệnh.
- Sức khỏe bị ảnh hưởng rất nhiều do thường xuyên bị đau nhức, tê bì chân tay, gây bất tiện trong cuộc sống hàng ngày.
- Khả năng lao động bị giảm sút, tinh thần mất tập trung do người bệnh không thể làm các công việc như bê vác, không thể ngồi lâu… Điều này sẽ gây ra các hệ lụy kinh tế sau này.
- Bệnh nhân dễ cảm thấy tự ti, suy nghĩ tiêu cực, dẫn đến chất lượng cuộc sống bị suy giảm theo.
- Khi thời tiết thay đổi sẽ phải chịu đựng những cơn đau nhức dồn dập, gây mệt mỏi, khó chịu.
- Có thể gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh, đặc biệt khi bệnh trở nặng.
5.2. Các biến chứng thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Người trẻ tuổi bị thoát vị đĩa đệm mà không điều trị hoặc điều trị quá muộn có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:
- Teo cơ: Khi bị thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh luôn mệt mỏi, dẫn đến lười vận động khiến cơ bắp suy yếu dần, chân tay cũng teo tóp đi, vận động sẽ càng trở nên khó khăn.
- Bại liệt: Thoát vị đĩa đệm giai đoạn nặng, nhân nhầy sẽ thoát ra gây chèn ép các dây thần kinh vận động, dẫn đến nguy cơ liệt nửa người hoặc thậm chí là liệt toàn thân.
- Rối loạn hoạt động cơ vòng: Đĩa đệm bị tổn thương nặng làm các dây thần kinh bị chèn ép và ảnh hưởng đến các cơ vòng đường tiểu. Bệnh nhân dễ gặp tình trạng bí tiểu hoặc không kiểm soát được khả năng tiểu tiện.
Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, dù ở bất kỳ độ tuổi nào bạn cũng nên đi khám để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
6. Cách điều trị thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi
Để đạt được hiệu quá điều trị tốt nhất, người bệnh cần phát hiện và điều trị ngay từ khi bệnh còn nhẹ, đặc biệt cần phải có tự thăm khám và tư vấn cụ thể của các bác sĩ chuyên khoa.
Khi bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi còn nhẹ, người bệnh có thể tập luyện một số bài tập trị liệu mà không cần uống thuốc. Bệnh nhân có thể lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng như yoga chữa thoát vị, thiền, bấm huyệt, mát xa hoặc chơi các môn thể thao tốt cho người thoát vị…
Khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh cần điều trị bằng thuốc hoặc áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau như giảm áp lực dây thần kinh, tiêm cạnh sống hoặc phẫu thuật…
Ngoài các cách chữa thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi kể trên, người bệnh còn có thể áp dụng các bài thuốc chữa thoát vị từ đông y và y học dân gian. Tuy nhiên khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào thì người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
7. Phòng ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm ở trẻ
Đối với người trẻ tuổi, phòng ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm luôn là nguyên tắc quan trọng nhất. Vì đây là một căn bệnh khó chữa nhưng lại dễ phòng đối với thanh niên trẻ.
Một số cách phòng tránh bệnh thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi bao gồm:
- Chú ý thường xuyên thay đổi tư thế trong quá trình làm việc, không nên giữ mãi một tư thế trong nhiều giờ liền.
- Ngồi làm việc đúng tư thế để tránh các bệnh liên quan đến cột sống và xương khớp.
- Chú ý tư thế chuẩn khi bê vác vật nặng đó là thẳng lưng, gập gối, dồn lực xuống chân và bê vật gần người nhất.
- Thường xuyên vận động, tập luyện thể dục thể thao đúng cách để cơ bắp chắc khỏe, xương khớp linh hoạt dẻo dai.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học, tăng cường bổ sung canxi, vitamin D, omega 3… từ các loại thực phẩm.
- Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá mức, hạn chế ăn các món ăn có nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế các thói quen gây hại cho sức khỏe xương khớp như uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích…
- Trong cuộc sống và lao động cần thận trọng tránh bị tai nạn hoặc va chạm dẫn đến chấn thương cột sống và đĩa đệm.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm ở người trẻ tuổi. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu thêm về căn bệnh này ở người trẻ tuổi. Nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề gì bệnh xương khớp hoặc cần tư vấn giải đáp thắc mắc hãy gọi ngay đến số điện thoại 0961.666.383 các chuyên gia sẽ tư vấn và giải đáp MIỄN PHÍ cho bạn.
Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.