Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng các loại thảo dược để giảm đau, điều trị bệnh Gout. Vậy phương pháp này có hiệu quả không? Cách sử dụng rau cải bẹ xanh như thế nào để điều trị Gout? Mời bạn tham khảo ngay các thông tin chi tiết dưới đây.
1. Rau cải bẹ xanh trong điều trị bệnh Gout
Rau cải bẹ xanh (mustard greens) hay còn gọi là rau cải đắng là một trong các loại rau thuộc họ Cải, có màu xanh đậm, thân cây với các bẹ to nhỏ khác nhau.
Loại rau này thường có vị đắng, dùng để chế biến các món luộc, xào, muối dưa hoặc làm canh. Nó thường được trồng trong vụ Thu đông và thu hoạch sau 40 - 50 ngày.
Thành phần của rau cải bẹ xanh có chứa một lượng lớn Vitamin C, các khoáng chất cần thiết như vitamin K, B6, Kali, Mangan,...
Đặc biệt, trong rau cải bẹ xanh có chứa cyanidin - một loại flavonoid là chất chống oxy hóa có khả năng đẩy lùi bệnh gout và các acid amin như anthocyanins có tác dụng chống viêm, giảm đau cho các bệnh lý về khớp.
3. Rau cải bẹ xanh có thực sự tốt đối với bệnh Gout?
Theo Đông y, rau cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, tính lợi tiểu, chứa nhiều vitamin C có tác dụng ngăn chặn sự tích lũy acid uric trong máu, đồng thời thải chúng ra ngoài cơ thể, giúp giảm và ngăn ngừa bệnh Gout phát triển.
Mặt khác, một số nghiên cứu hiện đại cho biết, rau cải bẹ xanh cũng mang đầy đủ tính chất của các cây họ Cải. Do đó, nó có chứa một lượng chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa giúp ngăn chặn tình trạng gây viêm và đau nhức ở khớp.
Ngoài tác dụng đối với xương khớp, rau cải bẹ xanh còn có tác dụng thanh nhiệt, tăng cường hệ tiêu hóa, tốt cho tim mạch, chống lão hóa,...
4. Hướng dẫn sử dụng rau cải bẹ xanh trị Gout
Như đã đề cập ở trên, rau cải bẹ xanh có khả năng hỗ trợ điều trị và cải thiện thiện tình trạng đau nhức do Gout gây nên. Vì vậy, người bệnh có thể áp dụng hai bài thuốc bằng rau cải dưới đây:
4.1. Bài thuốc đắp từ rau cải bẹ xanh chữa bệnh Gout
Bài thuốc đắp có tác dụng làm dịu nhanh những cơn đau nhức do bệnh Gout gây ra và khắc phục tình trạng viêm và phù nề ở khớp.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 600g rau cải bẹ xanh đã cắt bỏ phần cọng cứng và cuống lá, đem rửa sạch. Để ráo nước và giã cho lá dập và tiết ra một số dịch.
Đem những lá cải bẹ xanh bị dập hơ qua lửa hoặc mang đi hấp cách thủy sao cho vừa đủ nóng.
Sau đó, quấn quanh vùng xương khớp bị đau. Quấn đều quanh lá để giữ ấm được lâu nhất.
Khi hết ấm thì tiến hành thay là mới để dưỡng chất có thể thấm sâu vào bên trong vùng xương khớp.
Để khắc phục tình trạng bệnh hiệu quả, người bệnh cần thực hiện bài thuốc đắp này 1 lần/ngày trong vòng 1 tháng.
Lưu ý: Trước khi đắp, người bệnh nên thử độ nóng trước, tránh trường hợp cải bẹ xanh nóng quá gây bỏng da.
4.2. Điều trị Gout bằng nước rau cải bẹ xanh
Do có tính lợi tiểu, do đó, việc uống nhiều nước rau cải bẹ xanh có tác dụng hỗ trợ đào thải acid uric ra ngoài, hạn chế các triệu chứng của bệnh Gout.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 100g rau cải bẹ xanh, đem rửa sạch và để ráo nước.
Thái cải bẹ xanh thành khúc 3 - 4 cm để quá trình xay dễ dàng hơn
Cho tất cả rau cải bẹ xanh vào máy xay và 500ml nước
Sau khi xay nhuyễn, chắt lấy phần nước và cho vào bình bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống trong ngày.
Người bệnh có thể cho thêm một chút đường và chanh vào để giảm bớt vị cay nồng và dễ uống hơn.
Hoặc bạn có thể đun rau cải với 2 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1 lít nước, tiến hành chắt lấy phần nước. Uống ngay khi còn nóng hoặc bảo quản trong tủ lạnh.
Mỗi ngày nên uống 1 - 1,5 lít nước rau cải bẹ xanh và uống liên tục 3 - 4 tuần để bài thuốc phát huy tác dụng tốt nhất.
5. Một vài lưu ý khi sử dụng rau cải bẹ xanh khi điều trị Gout
Bên cạnh việc sử dụng 2 bài thuốc về rau cải xanh trong điều trị Gout, người bệnh cần phải lưu ý một số thông tin sau:
Nên lựa chọn rau cải bẹ xanh còn tươi. Tốt nhất nên mua tại những nguồn bán thực phẩm uy tín. Tránh trường hợp dùng rau không đảm bảo vệ sinh có thể gây tiêu chảy hoặc ngộ độc thực phẩm.
Để cải thiện nhanh tình trạng bệnh, bạn nên kết hợp với các thực phẩm có lợi cho xương khớp như cá chứa acid béo omega-3, rau xanh và các loại hoa quả mọng nước khác.
Uống nhiều nước (khoảng 1,5 - 2 lít) cũng như uống nước rau cải bẹ xanh để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải chất độc, acid uric.
Giữ ấm cơ thể, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc nhiễm khuẩn vì nó có thể làm tăng triệu chứng đau nhức do Gout gây ra.
Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp giảm viêm, sưng khớp và giúp xương trở nên linh hoạt hơn.
Không dùng các loại thuốc làm tăng acid uric như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt,...
Tránh lao động quá nặng, nên nghỉ ngơi hợp lý.
6. Các thực phẩm nên tránh khi điều trị bệnh Gout
Đối với người bệnh gout, trong quá trình điều trị bệnh cần tránh những thực phẩm sau:
Cá trích là loại cá có hàm lượng đạm cao, không tốt cho bệnh nhân gout. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các loại các béo như cá ngừ, cá cơm, cá hồi, cá mòi,… Tôm có thể ăn với một lượng ít và ăn giãn cách trong tuần.
Rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích làm ngăn cản sự đào thải acid uric và độc tố ra ngoài cơ thể. Đồng thời, nó làm tăng lượng acid uric trong máu làm tình trạng bệnh gout nguy hiểm hơn.
Các loại nội tạng động vật có chứa nhiều cholesterol gây hại cho sức khỏe bệnh nhân gout.
Các loại thịt đỏ; các thực vật tăng trưởng nhanh như nấm, măng, giá đỗ,…các loại gia vị cay nóng,…
Trên đây là hai bài thuốc từ cải bẹ xanh để chữa bệnh gout chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế được các phương pháp điều trị được chỉ định từ bác sĩ.
Do vậy, người bệnh không nên lạm dụng để tránh những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để có phương pháp điều trị tốt nhất.
Bạn có thể liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn về tình trạng bệnh gout nhanh nhất.
Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài chia sẻ này. Đừng ngại like và chia sẻ bài viết này đến mọi người xung quanh nhé.
Tin liên quan
- Các tiêu chuẩn chẩn đoán Gout chính xác để không “mua nhầm” nỗi lo lắng
- Thực hư chuyện lá vối chữa bệnh Gout?
- Chiến lược dinh dưỡng giúp kiểm soát bệnh Gout hiệu quả
- Thực hư Gout làm tăng nguy cơ đột quỵ
- Bệnh Gout nên điều trị bằng thuốc gì?
- Hạt tophi - Nỗi ám ảnh của bệnh nhân Gout
- Kiến thức thường thức về chỉ số acid uric