Theo dân gian, lá vối ngoài là thức uống giải nhiệt, còn là lá thuốc chuyên dùng để chữa bệnh Gout. Vậy có thực là lá vối chữa được bệnh Gout? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu với Khỏe Xương Khớp nhé.
1. Mô tả cây vối
Cây vối hay còn gọi là cây mạn kinh tử, cây trâm nấp. Chúng có tên khoa học là Cleistocalyx Operculatus (Roxb), thuộc họ Sim (Myrtaceae). Cây có đặc điểm như sau:
1.1. Đặc điểm hình thái của cây vối
Cây vối thuộc loại thực vật có hoa, thân gỗ, cỡ vừa. Cây có thể cao tới 12 – 15 m. Vỏ cây vối có màu nâu đen, nứt dọc, cành cây tròn hoặc thỉnh thoảng có hình 4 cạnh nhẵn.
Lá vối có hình xoan, có mũi ngắn nhỏ và nhọn ở chóp lá. Lá có màu xanh nhạt, có đốm nâu; phiến lá dày, cứng, dai. Lá vối già có nhiều chấm đen ở mặt dưới lá.
Hoa vối gần như không có cuống, màu lục nhạt hoặc màu trắng; mọc thành 3 – 5 cụm trải ra ở những nách lá đã rụng. Nụ hoa vối dài, nhỏ có 4 cánh, nhiều nhị.
Cây vối ra hoa vào tháng 5 đến tháng 7. Sau đó kết quả, quả hình trứng, có đường kính khoảng 7 – 12 mm, nhám. Khi quả chín có màu tím hoa sim, có chứa dịch bên trong.
Tin liên quan
1.2. Thành phần hóa học
Trong lá vối, nụ vối có chứa nhiều khoáng chất, tanin, các vitamin và khoảng 4 % tinh dầu. Vì vậy, ngoài công dụng với sức khỏe, giúp loại bỏ nhiều vi khuẩn có hại, lá vối còn có mùi thơm của tinh dầu rất dễ chịu.
Ngoài ra, trong lá cây vối còn có chứa một vài độc tố nhẹ. Những độc tố này khi được sử dụng đúng cách sẽ có tác dụng rất tốt trong việc thanh lọc cơ thể, sát trùng, điều hòa hoạt động của gan, phổi, bàng quang.
1.3. Bộ phận sử dụng
Cây vối được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian. Và các bộ phận hay được dùng làm thuốc gồm lá vối, nụ hoa, vỏ thân.
1.4. Phân bố
Cây vối mọc nhiều ở các quốc gia nhiệt đới như châu Á. Trung Quốc,...
Ở Việt Nam, cây mọc hoang và được trồng ở hầu hết các tỉnh để lấy lá ủ nấu nước uống. Có thể kể tới một vài tỉnh hay trồng vối lấy nước uống như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai, Tây Nguyên.
1.5. Thu hái, chế biến và bảo quản
Vối xanh tốt quanh năm, vì thế có thể thu hái lá liên tục. Lá vối có thể sử dụng khi còn tươi hoặc đem ủ rồi phơi khô lên, sau đó mang đi lưu trữ để sử dụng.
Cách ủ: Lá vối tươi đem thái nhỏ, rửa sạch nhựa; cho vào thùng hay thúng ủ cho tới khi đen đều thì đem ra rửa sạch, phơi khô. Lá vối ủ uống thơm ngon hơn.
Sau khi ủ và phơi khô, bạn nên bảo quản lá trong thùng kín. Không để lá vối đã được xử lý ở nơi có nhiều côn trùng, bụi bẩn, độ ẩm cao và tránh xa ánh nắng mặt trời.
2. Công dụng của lá vối đối với bệnh Gout
Theo “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS Đỗ Tất Lợi có ghi lại: Lá vối, nụ vối được dùng để nấu nước uống, vừa giúp làm mát cơ thể, lại giúp chữa đau viêm đại tràng, tiêu chảy.
Ngoài ra, đây còn là một vị thuốc có thể điều trị được nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có bệnh Gout.
2.1. Theo Y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền lá vối có vị đắng, hơi chát; quy vào kinh phế, can, bàng quang.
Lá vối có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, điều hòa gan, phổi và bàng quang. Dùng để thải độc tố, thanh lọc cơ thể, nước lá vối có thể hỗ trợ làm tiêu bệnh gout cực kỳ hiệu quả.
>> Xem thêm Cây cỏ xước chữa bệnh Gout
2.2. Theo Y học hiện đại
Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng thuộc Hội các ngành sinh học Việt Nam, lá vối không chỉ giúp thanh lọc cơ thể, mà chúng còn hỗ trợ tăng đào thải acid uric ra ngoài cơ thể, và góp phần làm hạ acid uric trong máu.
Lá vối còn có tính kháng sinh cao. Theo nghiên cứu năm 1968, lá vối chứa hoạt chất có tác dụng trên một số loại vi khuẩn Gram âm. Vì vậy, chúng có tác dụng kháng sinh, có thể giúp giảm viêm và sưng ở những bệnh nhân mắc Gout.
Tuy vậy, theo lương y Hồng Minh, lá vối cũng như nụ vối nấu nước uống hàng ngày có thể mang lại tác dụng tích cực nhưng không giúp chữa dứt điểm Gout. Chúng ta không nên lạm dụng để tránh những rủi ro đáng tiếc về sau.
3. Tác hại của lá vối đối với người bệnh Gout
Lá vối tương đối lành tính. Tuy vậy, khi sử dụng chúng để điều trị bệnh Gout, chúng vẫn gây ra một số tác hại cho người dùng. Cụ thể:
Lá vối tươi có tính kháng khuẩn rất mạnh, đôi khi sẽ loại bỏ cả những vi khuẩn có lợi và gây tiêu chảy, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.
Nước lá vối gây kích thích hệ tiêu hóa, dẫn tới bệnh nhân hay thấy cồn cào, choáng váng, mệt mỏi, khó chịu. Đặc biệt là khi uống nước lá này khi đói.
Lá vối giúp thanh nhiệt và tăng bài tiết chất độc qua hệ tiết niệu. Khi sử dụng lâu dài dễ làm thận mệt mỏi, không tốt cho sức khỏe.
>> Xem thêm Bệnh gout và suy thận – Mối nguy hiểm khó lường!
Trên đây là những ảnh hưởng của lá vối tới sức khỏe. Chung quy lại, đây vẫn là một loại lá chữa bệnh khá an toàn phải không nào?
4. Bài thuốc chữa bệnh Gout bằng lá vối
Cách dùng lá vối để chữa bệnh Gout không còn quá xa lạ với người bệnh. Cách thực hiện vô cùng đơn giản như sau:
Chuẩn bị: Nắm lá vối tươi hoặc khô.
Thực hiện: Lá vối đem rửa sạch, vò nát. Sau đó, đem hãm với nước sôi và uống. Mỗi ngày dùng một ấm, có thể uống ấm hoặc lạnh đều được.
Thường xuyên dùng nước lá vối không chỉ làm tan muối uric, mà còn tăng đào thải muối này ra ngoài. Điều này giúp phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh Gout rất hiệu quả.
Ngoài cách dùng lá vối trị Gout như trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng nụ của cây vối đem rửa sạch và hãm với nước nóng rồi uống mỗi ngày cũng rất tốt với bệnh Gout.
Kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian sẽ giúp giảm dần tình trạng đau nhức, sưng tấy ở các khớp.
5. Một số lưu ý khi dùng lá vối chữa bệnh Gút
Để sử dụng lá vối mang lại hiệu quả cao, trong quá trình dùng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
Sử dụng lá vối tươi trong điều trị bệnh Gout chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh và hỗ trợ quá trình đào thải acid uric, chứ không thể thay thế các loại thuốc chuyên khoa điều trị Gout.
Những trường hợp đã xuất hiện hạt tophi hoặc biến chứng nặng hơn cần tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị thích hợp.
Trong quá trình dùng, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng và tham khảo ngay ý kiến bác sĩ.
Đặc biệt, người có sức khỏe suy nhược, thể trạng gầy yếu thì không nên sử dụng lá vối tươi.
Lá vối có thể gây kích thích nhẹ đường tiêu hóa. Vì vậy, bệnh nhân Gout không nên uống nhiều nước lá vối vào lúc đói.
Mỗi ngày chỉ uống một ấm nước lá vối. Không nên quá lạm dụng nước lá vối vì việc này có thể gây hại đến hệ bài tiết.
Ngoài sử dụng lá vối tươi, người bệnh cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Hạn chế các món ăn giàu purin như các loại hải sản (cua, tôm, hàu…), thịt đỏ (thịt chó, thịt bò,..), các loại nội tạng động vật (dạ dày, tim, gan,…).
Sử dụng đa dạng các loại rau xanh, ngũ cốc, và hoa quả tươi để cung cấp đầy đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Vận động nhẹ nhàng, tham gia một số môn thể thao vừa sức như yoga, đi bộ, bơi lội,…
Chắc hẳn qua bài viết trên, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc "Lá vối chữa được bệnh gút không?". Hy vọng những chia sẻ này hữu ích đối với bạn.
Tuy lá vối có tác dụng tích cực trong việc điều trị Gout, nhưng chúng không thể thay thế hoàn toàn thuốc trị bệnh. Do đó, bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào những bài thuốc trên.
Nếu thấy bài viết hay, bạn hãy like và chia sẻ để mọi người xung quanh đều biết tới bài thuốc này nhé.