Những điều bạn nên biết về kỹ thuật chụp X-quang

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Hiện nay, chụp X-quang đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Phương pháp này được thực hiện chủ yếu với các cơ quan như xương khớp, răng, bụng và ngực. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu đầy đủ nhất về kỹ thuật chụp X-quang.

Mục lục [ Ẩn ]
Chụp X-quang là gì?
Chụp X-quang là gì?

1. X-quang là gì? Chụp X-quang là gì?

X-quang là một loại bức xạ năng lượng cao. X-quang có khả năng đâm xuyên rất mạnh, truyền qua được nhiều loại vật chất kể cả những bề mặt cứng như kim loại hay gỗ. Chúng có khả năng làm phát quang một số chất và tác dụng mạnh lên kính ảnh.

Chụp X-quang là một xét nghiệm hình ảnh nhanh chóng, không gây xâm lấn giúp thu được hình ảnh các cấu trúc bên trong cơ thể, đặc biệt là cấu trúc xương khớp.

Khi chùm tia X đi qua cơ thể, chúng đực hấp thụ với số lượng khác nhau tùy thuộc vào mật độ của cấu trúc và cơ quan mà nó đi qua.

  • Những bộ phận có mật độ dày đặc như xương sẽ hiện lên màu trắng trên phim X-quang.
  • Không khí bên trong cơ thể, không cản trở tia X sẽ có màu đen khi nhìn trên phim chụp.
  • Phần cơ bắp và chất béo xuất hiện trên phim chụp X-quang có màu xám.

Đối với những trường hợp bệnh khác nhau, bác sĩ có thể yêu cầu uống chất cản quang như iod hoặc bari để hình ảnh thu được chi tiết và chính xác hơn.

2. Chỉ định và chống chỉ định

Chụp X-quang để biết bệnh gì? Bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang để:

  • Kiểm tra khu vực người bệnh cảm thấy đau và khó chịu
  • Theo dõi sự tiến triển của một bệnh được chẩn đoán, chẳng hạn như loãng xương
  • Kiểm tra phương pháp điều trị được chỉ định đang hoạt động như thế nào
Chỉ định của chụp X-quang
Chỉ định của chụp X-quang

Thông thường, chụp X-quang được được chỉ định kiểm tra những bệnh lý sau:

  • Khối u vú
  • Bệnh lý tim mạch như suy tim sung huyết
  • Tắc nghẽn mạch máu
  • Bệnh về đường hô hấp như viêm phổi
  • Bệnh lý về đường tiêu hóa
  • Dị vật bị nuốt
  • Bệnh lý về răng như sâu răng, viêm nướu, răng mọc lệch,...
  • Bệnh lý cơ xương khớp: gãy xương, loãng xương, viêm khớp, ung thư xương,...

>> Tư vấn về Bệnh Cơ Xương Khớp GỌI NGAY 0961 666 383 <<

Bên cạnh đó, chụp X-quang không được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong giai đoạn ba tháng đầu
  • Người bệnh trong giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý
  • Người bệnh bị trái khí màng phổi hoặc chảy máu
  • Đái tháo đường giai đoạn mất bù
  • Suy gan và suy thận nghiêm trọng
  • Người mẫn cảm với các chất chứa iốt
  • Người bị bệnh về tuyến giáp

3. Ưu điểm và nhược điểm

Chụp X-quang là một trong những kỹ thuật vô cùng quan trọng trong chẩn đoán và điều trị. Dưới đây là một số ưu điểm mà kỹ thuật này mang lại:

  • Dễ dàng và thực hiện nhanh chóng
  • Chi phí thực hiện tượng đối thấp
  • Sử dụng cho nhiều cơ quan với nhiều đối tượng người bệnh
Chi phí chụp X-quang rẻ hơn nhiều so với kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác
Chi phí chụp X-quang rẻ hơn nhiều so với kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác

Tuy nhiên, kỹ thuật này cũng có những nhược điểm như sau:

  • Ảnh hưởng đến thai nhi nên kỹ thuật này được chống chỉ định cho phụ nữ mang thai
  • Nếu chụp X-quang liên tục nhiều lần trong một thời gian ngắn, người bệnh có thể gặp những tổn thương như bỏng da, rụng tóc hay ảnh hưởng đến một số chức năng sinh lý.
  • Độ chính xác của chẩn đoán bị giới hạn trong nhiều tình huống. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác cho nhiều lợi thế hơn như nhìn rõ hơn, an toàn hơn hoặc nhanh hơn.
  • Việc sử dụng các chất cản quang đường uống như bari và gastrografin gây ra các nguy cơ như nó có thể thấm thấu ra ngoài đường tiêu hóa và đi vào phúc mạc, từ đó gây viêm phúc mạc nặng hoặc nó có thể tích lũy trong đường tiêu hóa, cô đặc lại và dễ gây tắc ruột.
  • Tia X tạo ra bức xạ ion hóa - một dạng bức xạ có khả năng gây hại cho mô sống. Đây là một rủi ro tăng lên khi số lần phơi nhiễm tăng lên. Tuy nhiên, nguy cơ phát triển ung thư do tiếp xúc với bức xạ nói chung là nhỏ.
  • Trẻ em nhạy cảm với bức xạ ion hóa hơn hơn người lớn, do đó nguy cơ phát triển ung thư cao hơn so với người lớn.

4. Quy trình chụp X-quang

Để tiến hành xét nghiệm bừng kỹ thuật chụp X-quang diễn ra thuận lợi nhất, người bệnh cần hiểu rõ về quy trình chụp X-quang như sau:

Trước khi chụp X-quang
Trước khi chụp X-quang 

4.1. Trước khi chụp

Quy trình chụp X-quang khá đơn giản nên người bệnh không cần chuẩn bị nhiều trước khi chụp.

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh mặc áo rộng, đồng thời loại bỏ các đồ trang sức hoặc các vật dụng kim loại trên cơ thể vì chúng có thể chặn tia X đi qua cơ thể và tạo ra hình ảnh trên phim X-quang không chính xác.

Nhiều người bệnh thường thắc mắc “Trước khi chụp X-quang có được ăn uống gì không?”. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể sử dụng thuốc cản quang trước khi chụp nên người bệnh được đề nghị không ăn hoặc uống trước khi chụp 6 giờ.

Đối với các chất cản quang, chúng có thể là các hợp chất i-ốt hoặc bari. Tuy theo mục đích chụp X-quang, thuốc cản quang được đưa vào cơ thể theo những con đường khác nhau như đường uống, đường tiêm và đường xổ.

4.2. Trong khi chụp

Khi tiến hành chụp X-quang, người bệnh được đưa đến phòng chụp. Sau đó, kỹ thuật viên sẽ yêu cầu và hướng dẫn người bệnh ngồi, nằm hoặc đứng theo vài tư thế để tiến hành chụp.

Với một số kỹ thuật chẩn đoán bệnh về phổi, để mang lại hiệu quả cao nhất, người bệnh thường được yêu cầu nín thở cho đến khi hoàn thành thao tác hoàn thành.

Buổi chụp kết thúc khi kỹ thuật viên cảm thấy hài lòng với phim chụp X-quang thu được.

4.3. Sau khi chụp

Sau khi chụp, người bệnh có thể thay quần áo trở lại. Lúc này, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên cho người bệnh.

Hoặc sau khi xem xét về kết quả chụp X-quang, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng khác để chẩn đoán và điều trị bệnh tốt nhất.

5. Các câu hỏi liên quan

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người bệnh thắc mắc về X-quang:

Câu hỏi liên quan đến X-quang
Câu hỏi liên quan đến X-quang

Chụp X-quang bao lâu thì có kết quả?

Phim X-quang thường có ngay sau khi chụp và sẽ được bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ phân tích kết quả và sau đó gửi đánh giá cho bác sĩ chỉ định giải thích kết quả cho bạn. Trong trường hợp cấp cứu, kết quả X-quang có thể được gửi đến bác sĩ trong vòng vài phút.

Chụp X-quang có làm giảm tuổi thọ không?

Một số người bệnh lo lắng khi biết tia X không an toàn, tuy nhiên cường độ tia X trong chụp X-quang an toàn đối với người bệnh. Khi tiếp xúc với cường độ mạnh mới có thể gây ra đột biến tế bào dẫn đến ung thư. 

Tuy nhiên, phần cơ thể đực khảo sát chỉ tiếp xúc trong một thời gian ngắn. Do đó, nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe là rất nhỏ.

Chụp X-quang có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Chống chỉ định của chụp X-quang là không thực hiện đối với phụ nữ có thai.

  • Tiếp xúc với bức xạ mạnh từ 2 - 8 tuần sau khi thụ thai có thể gây dị tật bẩm sinh.
  • Tiếp xúc bức xạ từ 8 - 16 tuần sẽ làm tăng nguy cơ bé sinh ra bị khuyết tật về thể chất hoặc trí não.

Do đó, trước khi chụp X-quang, người bệnh nên thông báo với bác sĩ về tình trạng thai kỳ của mình, tránh những hậu quả nguy hiểm.

Chụp X-quang có ảnh hưởng đến tinh trùng không?

Tiếp xúc nhiều với tia X có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất tinh trùng. Phải mất vài năm, việc sản xuất tinh trùng mới có thể trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu số lượng tia thấp và thời gian tiếp xúc không quá dài sẽ giảm đáng kể nguy cơ này. 

Trên đây là những thông tin về kỹ thuật chụp X-quang mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh xương khớp thường xuyên phải tiến hành chụp X-quang.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh Cơ Xương Khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn MIỄN PHÍ.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH