Góc nhìn tổng quan về phương pháp nhiệt trị liệu

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Nhiệt trị liệu là phương pháp áp dụng nhiệt nóng và nhiệt lạnh trong điều trị các bệnh lý của cơ thể bao gồm cả bệnh mạn tính. Vậy, phương pháp này như thế nào? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Nhiệt trị liệu là gì?
Nhiệt trị liệu là gì?

1. Nhiệt trị liệu là gì?

Nhiệt trị liệu (Thermotherapy) là một phương pháp điều trị vật lý trị liệu. Phương pháp này sử dụng các tác nhân gây nhiệt để mang lại hiệu quả điều trị các bệnh lý.

Phụ thuộc vào nhiệt tác động mà nhiệt trị liệu chia thành hai loại:

  • Nhiệt nóng: có nhiệt độ từ lớn hơn 37 độ C đến khoảng 40 - 45 độ C
  • Nhiệt lạnh: có nhiệt độ dưới 15 độ C

2. Nhiệt nóng trị liệu

Nhiệt nóng được ứng dụng trong điều trị bệnh lý như sau:

2.1. Tác dụng

Tác động của nhiệt nóng lên cơ thể gây ra những tác dụng dưới đây:

Nhiệt nóng trị liệu
Nhiệt nóng trị liệu

2.1.1. Phản ứng vận mạch

Nhiệt nóng gây giãn động mạch nhỏ và mao mạch tại chỗ, có thể lan rộng ra một bộ phận hay toàn thân.

Tác dụng này làm tăng cường tuần hoàn, giảm co thắt, giảm đau, tăng cường dinh dưỡng và chuyển hóa tại chỗ, từ đó nhiệt nóng giúp giảm đau đối với bệnh lý mạn tính.

2.1.2. Với hệ thần kinh cơ

Nhiệt nóng có tác dụng an thần, điều hòa thần kinh thực vật và thư giãn cơ co thắt. Do đó, điều trị bằng nhiệt nóng có tác dụng tốt đối với chứng đau mạn tính có xuất hiện co cơ.

2.1.3. Tác dụng giảm đau

Mức độ giảm đau của nhiệt phụ thuộc vào loại đau và nguyên nhân gây đau. Tác dụng giảm đau được giải thích do các cơ chế sau:

  • Do tăng cường lưu thông tuần hoàn tại chỗ làm nhanh chóng hấp thu các chất trung gian hóa học gây đau như bradykinin, prostaglandin,...
  • Kích thích nhiệt nóng dẫn truyền theo các sợi thần kinh to sẽ ức chế cảm giác đau được dẫn truyền theo các sợi thần kinh nhỏ.
  • Thư giãn cơ.

2.2. Chỉ định và chống chỉ định

Chườm nóng giúp giảm đau lưng
Chườm nóng giúp giảm đau lưng

Chỉ định nhiệt nóng trong các trường hợp sau:

  • Giảm đau, giảm co thắt cơ trong các bệnh lý mạn tính như đau lưng, đau mỏi vai gáy, đau dây thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn, đau khớp, đau cơ,...
  • Tăng cường hấp thu dinh dưỡng tại chỗ trong những trường hợp vết thương, vết loét lâu liền,...
  • Làm giãn cơ để phục vụ cho các kỹ thuật như xoa bóp, vận động,...
  • Tăng thải mồ hôi để loại bỏ các chất cặn bã của chuyển hóa
  • Giảm mệt mỏi, tăng sức khỏe sau vận động (tắm hơi nước nóng)
  • Trường hợp bị lạnh cóng, dị ứng do lạnh

Bên cạnh đó, nhiệt nóng cũng chống chỉ định trong những trường hợp có ổ viêm đã có mủ, viêm cấp, lao xương, lao khớp, chấn thương có xung huyết, mắc bệnh lý có khối u ác tính, vùng đang chảy máu và giãn tĩnh mạch da.

>>Tư vấn về bệnh Cơ Xương Khớp qua hotline 0961 666 383

2.3. Các phương pháp điều trị nhiệt nóng

Để điều trị bằng nhiệt nóng, người ta cần dùng các chất trung gian truyền nhiệt. Các chất này cần thỏa mãn những điều kiện như sau:

  • Không gây độc và dị ứng cho da
  • Giữ nhiệt độ lâu (nhiệt dung cao)
  • Truyền nhiệt độ từ từ
  • Dễ sử dụng

2.3.1. Nhiệt dẫn truyền

Các phương pháp sử dụng parafin

Phương pháp sử dụng parafin
Phương pháp sử dụng parafin

Đắp parafin

Đổ parafin nóng chảy vào khay men dày 3cm rồi để cho nguội tự nhiên đến khi miếng parafin đông mềm đều bên trong không còn lỏng (nhiệt độ lúc này khoảng 43 - 45 độ C). Sau đó đem miếng parafin ủ trong chăn hoặc tủ nhiệt để điều trị.

Khi dùng chỉ cần tách miếng parafin đó ra đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị, lót một lớp nilong rồi phủ chăn bên ngoài giữ nhiệt. Thời gian điều trị là 20 phút.

Nhúng parafin

Phương pháp này thường dùng cho những khu vực khó đắp miếng parafin như ngón tay, bàn tay, ngón chân và bàn chân.

Đốt parafin nóng chảy vào cốc hoặc chậu, nhũng nhanh phần điều trị vào rồi rút ra ngay, đợi cho lớp parafin mỏng đông lại rồi tiếp tục nhũng thêm 3 - 4 lần nữa để lớp này dày lên như một khối. Cuối cùng dùng khăn ủ 20 - 30 phút.

Các phương pháp nhiệt dẫn truyền khác

Các loại túi nhiệt

Đây là các túi cao su hoặc polyme bên trong đựng các chất tạo nhiệt dùng để chườm vào vị trí đau như:

  • Túi parafin: Cho parafin vào túi, đuổi hết không khí rồi dán kín lại. Khi dùng, đem ngâm với nước nóng 80 độ C cho đến khi parafin chảy hết thì đợi nguội bớt thì dùng.
  • Túi nước: Cho nước ấm từ 40 - 45 độ C vào túi, bịt kín miệng túi rồi chườm lên vị trí đau.
  • Túi silicat: Dùng silicat khô cho vào túi vải, sau đó ngâm vào nước cho các hạt silicat hút nước làm túi phồng lên. Khi dùng, đem túi đun trong nước đến nhiệt độ 50 - 60 độ C. Sau khi điều trị treo túi ở nơi thoáng cho khô.
  • Túi gel đặc biệt: Túi này chứa một chất gel đặc biệt, bình thường ở dạng lỏng, bên trong có nút bấm tạo phản ứng dây chuyển. Khi dùng dem nút bấm tạo phản ứng sinh nhiệt làm túi nóng lên đồng thời các chất gel kết tủa thành chất bột mềm. Khi túi nguội đem đun trong nước sôi để kết tủa trở lại trạng thái ban đầu.

Nước nóng 

Dùng nước nóng nhân tạo hoặc nước nóng tự nhiên từ các suối nước nóng để ngâm tắm toàn thân.

Khay nhiệt điện

Đây là một khay bằng hình chữ nhật hoặc hình vuông được làm bằng nhôm, bên trong là một lớp cách điện và ở giữa là tấm nhiệt độ điện. Khi có nhiệt độ sẽ làm tấm nhiệt nóng lên và có thể duy trì ở một nhiệt độ nhất định.

Khi điều trị chỉ cần đặt vùng điều trị lên bề mặt khay, có thể lót giữa khay điện và da các loại thuốc đông y. Thời gian điều trị khoảng 20 - 30 phút/lần.

Các phương pháp cổ truyền

Sử dụng ngải cứu để chườm nóng
Sử dụng ngải cứu để chườm nóng

Người ta thường sử dụng muối rang nóng, cát nóng hoặc các loại lá sao nóng như lá ngải cứu, lá cúc tần. Mặc dù những nguyên liệu này dễ kiếm nhưng khả năng giữ nhiệt của chúng kém nên phải làm nóng lại nhiều lần trong khi điều trị và dễ bị bỏng.

2.3.2. Nhiệt bức xạ - hồng ngoại

Phương pháp này sử dụng bức xạ hồng ngoại có bước sóng từ 700 nm đến 1 mm và khi sử dụng nguồn phát có nhiệt độ càng cao thì bức xạ tia hồng ngoại có bước sóng càng nhỏ.

Dưới tác dụng của bức xạ hồng ngoại, vùng da chịu tác động sẽ giãn mạch và đỏ lên giống những các phương pháp nhiệt khác. Độ xuyên sâu của bức xạ vào cơ thể rất kém, chỉ khoảng 1 - 3 nm.

2.3.3. Nội nhiệt - sóng ngắn và vi sóng

Sóng ngắn hay còn gọi là sóng radio hay sóng điện trường cao tần. Sóng ngắn dùng trong điều trị thường có bước sóng 11m (tần số 27,12 Hz) và 22m (tần số 13,65 Hz).

Điều trị bằng sóng ngắn
Điều trị bằng sóng ngắn

Khác với các phương pháp trên chỉ tác động nhiệt ở nông, thì nhiệt do sóng nhắn tạo ra là nhiệt sâu hay nhiệt khối, còn gọi là nội nhiệt. Nhiệt này khiến cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn.

Tuy nhiên, khả năng sinh nhiệt của vùng điều trị dưới tác dụng của sóng ngắn phụ thuộc vào hằng số điện môi và dung kháng của vùng đó. Nếu vùng đó có nhiều nước và điện giải thì khả năng sinh nhiệt cao và ngược lại.

Ví dụ: Khi dùng dòng điện với dòng cao tần 2450 MHz thì nhiệt độ tại các vùng như sau: mô cơ là 50 - 52 độ C, mô da là 40 - 43 độ C.

2.3.4. Nhiệt cơ học - siêu âm

Siêu âm là những âm có tần số trên 20.000 Hz, đây là vùng mà tai người không thể nghe được.

Sự sinh nhiệt trong tổ chức dưới tác dụng của sóng siêu âm là do hiện tượng cọ xát chuyển từ năng lượng cơ học sang năng lượng nhiệt. Nhiệt do siêu âm tác động tới độ sâu từ 3 - 5 cm.

So với các tác nhân khác, siêu âm có thể làm tăng nhiệt độ tại các mô sâu và phạm vi chống chỉ định hẹp hơn.

3. Nhiệt lạnh trị liệu

Nhiệt lạnh được ứng dụng điều trị như sau:

3.1. Tác dụng

Nhiệt lạnh giúp giảm phù nề
Nhiệt lạnh giúp giảm phù nề
  • Tác dụng nhiệt lạnh kéo dài: Làm co mạch máu nhỏ dẫn đến tốc độ dòng máu chậm lại và giảm tuần hoàn tại chỗ, giảm chuyển hóa, giảm tiêu thụ oxy, giảm tính thấm thành mạch, giảm phù nề, giảm phản ứng viêm, giảm trương lực cơ và đau cấp.
  • Tác dụng nhiệt lạnh không liên tục: Làm co mạch sau đó làm giãn mạch xung huyết, tăng lưu lượng tuần hoàn, tăng tầm vận động khớp ở người bệnh co cứng khớp, giảm co giật cơ.

3.2. Chỉ định

Nhiệt lạnh được chỉ định trong những trường hợp như sau:

  • Các trường hợp đau cấp như đau ngay sau chấn thương, đau răng và đau đầu.
  • Hạn chế xuất huyết, phù nề ở phần nông.
  • Hạn chế viêm cấp.
  • Hạ thân nhiệt trong trường hợp sốt cao.
  • Giảm đau khi tổn thương thần kinh ngoại vi và đau co cứng cơ.

3.3. Các phương pháp điều trị nhiệt lạnh

  • Túi nước đá: Dùng khăn ngâm vào nước lạnh, vắt để khăn ẩm rồi đắp lên vùng da cần điều trị. Sau đó dùng bao nhựa hoặc lọ cao su mềm đổ đầy nước đá và đặt lên.
  • Ngâm lạnh: Phương pháp này chỉ áp dụng với tay và chân. Người bệnh nhúng toàn bộ vùng điều trị vào nước lạnh và  hạ nhiệt độ nước xuống dần dần bằng cách cho thêm đá vào.
  • Xoa bóp với nước đá: Xoa bóp vùng điều trị với một túi nước đá.
  • Bình xịt thuốc tê lạnh: Thường dùng trong chấn thương thể thao.
Xem thêm: Những điều bạn nên biết về điện xung trị liệu

4. Điều trị bằng nhiệt nóng – lạnh kết hợp

Bên cạnh việc điều trị riêng lẻ thì điều trị kết hợp giữa nhiệt nóng và lạnh giúp cơ và giãn mạch máu, mạch bạch huyết, làm tăng lưu thông máu ở vùng cơ thể , gây phản xạ toàn thân, giảm đau và mềm cơ khi cứng cơ, tăng chuyển hóa và giảm bớt phù nề.

Chỉ định: Lưu thông máu chậm, co cứng cơ, cứng khớp, sưng do bong gân, chấn thương,...

Chống chỉ định: Trường hợp có xuất huyết, bệnh mạch máu ngoại biên.

Phương pháp điều trị:

Dùng hai thùng, một thùng nước nóng 37,7 - 43,3 độ C và một thùng nước đá để hạ nhiệt độ xuống 18 - 10 độ C.

Người bệnh nhúng vùng điều trị vào thùng nước nóng 5 phút, sau đó chuyển sang vùng nước lạnh 2 phút rồi lặp lại như trên 5 lần và tổng số 19 phút. 

Lưu ý đo nhiệt độ nước sau mỗi lần những, cần thêm nước nóng hoặc đá để điều chỉnh nhiệt độ.

Trên đây là những thông tin về phương pháp nhiệt trị liệu mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn, đặc biệt người bệnh xương khớp đang gặp các vấn đề về đau nhức, co cứng cơ khớp.

Nếu bạn có thắc mắc về bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH