Những điều bạn nên biết về điện xung trị liệu

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Điện xung trị liệu là một trong những phương pháp trị liệu mà nhiều người bệnh có thể chưa biết đến. Phương pháp này giúp người bệnh giảm đau hiệu quả. Vậy phương pháp này như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Điện sung trị liệu là gì?
Điện sung trị liệu là gì?

1. Điện xung trị liệu là gì?

Điện xung trị liệu (Electrotherapy) là một phương pháp điều trị trong vật lý trị liệu bằng các xung điện có tần số thấp hoặc trung bình.

Dòng điện xung là dòng điện do nhiều tín hiệu xung điện liên tiếp hình thành. Tín hiệu xung điện là tín hiệu điện áp hay dòng điện chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn, xen kẽ giữa các tín hiệu là khoảng nghỉ hoàn toàn không có dòng điện.

Các dòng điện xung có thể là dòng điện xung một chiều hoặc xoay chiều. Dòng điện xung một chiều là dòng điện không đổi hướng, dòng điện xung xoay chiều là dòng xung luôn đổi hướng.

Xem thêm: Cẩm nang thông tin về siêu âm trị liệu

2. Tác dụng của điện xung trị liệu

Trong điều trị, điện xung trị liệu mang đến những tác dụng như sau:

2.1. Tác dụng ức chế

Dùng các dòng điện xung có cường độ tăng từ từ và tần số cao như Diadynamic, Trobert, Burst - TENS,... có tác dụng giảm đau, giảm trương lực cơ và thư giãn cơ. Tác dụng này được giải thích như sau:

Tác dụng của điện sung trị liệu
Tác dụng của điện sung trị liệu

Theo thuyết “cổng kiểm soát” của Melzack và Wall 

Kích thích đau được truyền hướng tâm theo sợi Aσ và C vào sừng sau tủy sống, tiếp xúc với tế bào vận chuyển T và không gây hưng phấn nơron liên hợp, do đó không gây ra ức chế dẫn truyền trước synap của hai sợi trên (cổng mở) nên xung động được dẫn truyền lên đồi thị cho cảm giác đau.

Các xung động theo các sợi to cho (Aα và Bβ) cho một nhánh tiếp xúc với noron liên hợp gây hưng phấn noron liên hợp do đó không gây ra ức chế dẫn truyền trước sinap của cả Aσ và C (cổng đóng).

Khi đó xung động đau từ sợi nhỏ bị chặn lại trước khi tiếp xúc với tế bào T nên không bị dẫn truyền lên trên gây cảm giác đau.

Các kích thích điện xung (đặc biệt xung điện có tần số cao 80 - 200Hz, cường độ thấp, thời gian xung ngắn) được dẫn truyền theo các sợi nhỏ làm đóng cổng kiểm soát không cho xung động đau được dẫn truyền lên giúp giảm đau.

Thuyết về sự giải phóng endorphin của Sjolund và Ericsson

Khi kích thích dòng điện có tần số thấp, cường độ cao, thời gian kéo dài (Burst - TENS) hay xung ngắt quãng trong điện châm, hệ thần kinh sẽ giải phóng ra endorphin (chất giảm đau nội sinh) giúp giảm đau mạnh và kéo dài.

Thuyết về sự ngưng trệ sau kích thích của hệ thần kinh giao cảm của Sato và Schmidt

Kích thích các sợi thần kinh nhóm II và nhóm III, từ đó hạn chế hoạt động quá mức của thần kinh giao cảm.

2.2. Tác dụng kích thích thần kinh cơ

Các dòng điện xung có tần số thấp, cường độ tăng nhanh có tác dụng kích thích thần kinh cơ, làm tăng dẫn truyền thần kinh, tăng trương lực cơ và tăng khối lượng cơ.

2.3. Tác dụng điện phân

Tác dụng này thường thấy trên dòng điện một chiều. Khi hai dòng điện một chiều chạy qua thì hai cực của máy xảy ra hiện tượng điện phân các chất, dòng điện sẽ hút các thuốc có ion trái dấu lại gần và đẩy các thuốc có ion cùng dấu ra.

Tác dụng này được sử dụng trong điện di thuốc, giúp thuốc đi sâu vào mô cơ thể và nhanh hơn so với phương pháp bôi ngoài da. Các thuốc thường dẫn là các chất gây tê tại chỗ để giảm đau hoặc các chất kháng viêm để giảm viêm.

3. Chỉ định và chống chỉ định

Điện xung trị đau lưng
Điện xung trị đau lưng

Một số chỉ định có thể được áp dụng với điện xung trị liệu như:

  • Đối với tác dụng giảm đau: đau lưng, đau mỏi vai gáy,...
  • Đối với tác dụng kích thích thần kinh cơ, được sử dụng để kích thích các cơ bị yêu liệu trong các bệnh lý tổn thương thần kinh như đột qụy, tai biến mạch máu não, tổn thương dây thần kinh, chấn thương tủy sống, bệnh yếu cơ tứ chi, cơ vùng chi phối tiêu biểu.
  • Đối với tác dụng điện phân dòng điện: Giảm đau tại chỗ như viêm gân, đau cơ.

Chống chỉ định sử dụng điện xung trị liệu trong những trường hợp sau:

  • Người mang máy tạo nhịp, mất cảm giác vùng điều trị, bệnh lý liên quan đến chảy máu, khối u, sốt cao, bệnh lao.
  • Không để dòng điện đi qua tim, thai nhi, vùng có kim loại. Thận trọng khi sử dụng cho vùng não.
  • Người không chịu được dòng điện xung.

4. Các loại điện xung trị liệu

Để hiểu rõ về phương pháp điện xung trị liệu, mời bạn đọc cùng tìm hiểu về những dòng điện xung thường được sử dụng trong điều trị như sau:

4.1. Dòng Faradic

Đây là dòng điện xung được sử dụng sớm nhất. Xung điện này dưới dạng gai nhọn một chiều, tần số 100Hz, thời gian tác dụng 1 - 1,5ms. Sau này cùng xuất hiện một dòng xung hình chữ nhật có các thông số và tác dụng tương tự nên vẫn gọi là dòng Faradic.

Chỉ định:

  • Người bệnh mất khả năng co cơ chủ động sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
  • Giai đoạn sớm trong phục hồi thần kinh
  • Teo cơ do thời gian bất động kéo dài
  • Yếu liệt cơ

4.2. Dòng điện xung hình sin (dòng Diadynamic và Bernard)

Điện xung trị liệu trị đau cơ
Điện xung trị liệu trị đau cơ

Dòng này gồm 5 dòng cơ bản như sau:

  • Dòng một pha cố định (MF): tần số 50Hz không đổi, gây cảm giác rung động mạnh và co rút cơ.
  • Dòng hai pha cố định (DF): tần số 100Hz, gây cảm giác kiến bò trên da và gây co cơ khi cường độ dòng khá cao. Đây là dòng dễ chịu nhất trong các dòng hình sin.
  • Dòng biến điện chu kỳ dài (LP): Dòng này biến đổi chậm, luân phiên giữa dòng MF và DF theo nhịp 6 giây. Dòng gây kích thích mạnh hơn dòng DF và gây co rút nhẹ trong dòng MF.
  • Dòng biến điện chu kỳ ngắn (CP): Dòng này biến đổi nhanh, luân phiên giữa dòng MF và DF theo nhịp 1 giây. Dòng gây kích thích nhẹ hơn dòng MF nhưng mạnh hơn dòng LP và DF. Gây co rút nhẹ trong pha MF.
  • Dòng CPid: Dòng này tương cụ CP nhưng cường độ cao hơn DF cao hơn MF 10%.

Do đó, đối với trường hợp cấp tính thường sử dụng dòng êm dịu như DF, LP; các bệnh mạn tính sử dụng các dòng kích thích mạnh Cp, Cpid và dòng MF kích thích rất mạnh nên hầu như không sử dụng.

Chỉ định:

  • Giảm đau: đau gân, cơ, khớp, dây thần kinh,...
  • Rối loạn thần kinh thực vật
  • Co thắt cơ
  • Phù nề do chèn ép, chấn thương,...

4.3. Dòng điện xung 2 - 5 (dòng Trabert, dòng Ultra - reiz)

Đây là dòng điện xung hình vuông một chiều, thời gian xung 2ms, thời gian nghỉ 5ms và tần số 143Hz.

Dòng xung này thích hợp cho việc kích thích chọn lọc các sợi dây thần kinh với tác dụng giảm đau nhanh chóng và kéo dài trong vài giờ sau điều trị. Nó cũng tác động theo tiết đoạn tủy, gây ảnh hưởng lên vùng rộng. 

Bốn vị trí đặt điện cực điện hình là:

  • EL I: điều trị vùng chẩm, cổ và vai
  • EL II: điều trị vùng ngực và cánh tay
  • EL III: điều trị cho vùng ngực và lưng
  • EL IV: điều trị vùng thắt lưng và chân

4.4. Dòng điện xung giao thoa (dòng Nemec) 

Điện xung trị liệu trị đau cơ xương khớp
Điện xung trị liệu trị đau cơ xương khớp

Đây là dòng điện có tác dụng của tần số thấp một chiều, ít kích thích da so tác dụng của dòng điện xoay chiều tần số trung bình hoặc cao hơn.

Chỉ định:

  • Kích thích cơ
  • Giảm đau cơ xương khớp, thần kinh,... đặc biệt các tổn thương bệnh lý sâu.

4.5. Dòng TENS

Đây là một dòng điện xung hình chữ nhật xoay chiều, tần số thấp. Dòng điện xung này có nhiều ưu điểm như không gây biến chứng, cảm giác khó chịu, nhiều thông số có thể thay đổi được.

Dòng điện xung này có thể áp dụng hiệu quả cho những trường hợp không đáp ứng với các phương pháp trị liệu khác.

Dòng TENS có ba dạng xung cơ bản, có thể lựa chọn theo mục đích điểu trị như sau:

  • Xung hai pha đối xứng: kích thích cơ
  • Xung hai pha không đối xứng: giảm đau 
  • Xung xoay chiều: làm lành vết thương

Các dòng này có độ xung nhanh, kết hợp hiện tượng đảo cực (hai pha) nên rất khó quen khi điều trị dài.

Hiện nay có 3 dòng TENS hay được sử dụng trong điều trị là:

  • TENS thông thường: Tần số cao (80 - 100Hz) và cường độ thấp. Hiệu quả nhanh trong điều trị chứng tăng cảm, bỏng buốt do tổn thương thần kinh ngoại biên, đau ảo, đau do sẹo, phẫu thuật nhưng thường không hiệu quả với những vùng đau nằm ở sâu hoặc đau mạn tính (xuất hiện muộn sau 20 - 30 phút).
  • TENS châm cứu: Tần số thấp (dưới 10Hz) và cường độ cao. Tác động lên các huyệt vị và điều trị các chứng đau mạn tính.
  • Burst - TENS: Đây là một dạng biến đổi tần số đặc biệt của dòng TENS châm cứu với tần số chuỗi từ 1Hz đến 5Hz.

Trên đây là những thông tin về phương pháp điện xung trị liệu mà người bệnh có thể tham khảo, bao gồm người bệnh cơ xương khớp. Nếu bạn đang mắc bệnh cơ xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH