Phương pháp châm cứu chữa đau dây thần kinh liên sườn

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng châm cứu là một trong những phương pháp được nhiều người ưa chuộng để hạn chế việc sử dụng thuốc tây y. Cùng Khỏe Xương Khớp tìm hiểu về phương pháp này nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng châm cứu
Chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng châm cứu

1. Tác dụng của châm cứu trị đau dây thần kinh liên sườn

Chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm tác động vào các huyệt vị chi phối hoạt động của dây thần kinh liên sườn. 

Theo Y học cổ truyền, phương pháp châm cứu chữa đau dây thần kinh liên sườn thường có hai tác dụng chính là:

  • Giảm đau: Châm cứu giúp giải phóng rễ thần kinh và các cơ đang bị chèn ép, kích thích tuần hoàn khí huyết, bổ chính, khu tà, kích thích hormone giảm đau, tăng cơ chế tự chữa lành cơ thể và hạn chế căng thẳng lo âu.
  • Hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của những phương pháp khác. Chính vì vậy, hầu hết người bệnh thường được khuyến khích điều trị bằng thuốc kết hợp với châm cứu để tăng hiệu quả điều trị.
Đau dây thần kinh liên sườn
Đau dây thần kinh liên sườn

Ngoài ra, phương pháp này giúp người bệnh hạn chế tình trạng lệ thuộc vào thuốc giảm đau, sứm kiểm soát triệu chứng và giảm nguy cơ tái phát.

Tuy nhiên, chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng châm cứu cần được thực hiện đúng cách và đúng quy trình để đảm bảo an toàn cho người bệnh, đồng thời phương pháp này cũng yêu cầu người thực hiện là các thầy thuốc có chuyên môn cao.

Do đó, để tiến hành thực hiện phương pháp này, bác sĩ cần xác định được nguyên nhân gây bệnh và các huyệt chi phối cảm giác đau dây thần kinh liên sườn.

2. Các huyệt vị và cách xác định huyệt châm cứu

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ châm cứu vào các huyệt khác nhau. Đối với tình trạng bệnh dây thần kinh liên sườn được chi phối bởi các huyệt sau:

Huyệt Dương lăng tuyền
Huyệt Dương lăng tuyền
  • A thị: Không có vị trí cố định. Khi xác định có thể ấn vào điểm đau nhất của vùng liên sườn. Tác dụng giảm đau, lưu thông khí huyết, hoạt lạc, thông kinh.
  • Nội quan: Huyệt nằm giữa gân cơ tay lớn và bé, tính từ lằn côt tay lên hai thốn (4 cm). Tác dụng trị đau dây thần kinh, dạ dày và mất ngủ. 
  • Phong long: Huyệt là điểm giao giữa mắt cá chân ngoài và nếp kheo chân đo lên 8 thốn. Tác dụng trị tê chi dưới, cước khí và ngực trướng.
  • Dương lăng tuyền: Huyệt nằm ở phần lõm phía trước, khe giữa cơ duỗi ngón chân và cơ mắc, dưới đầu nhỏ của xương mác. Tác dụng trị đau dây thần kinh liên sườn, khu phong tà.
  • Tam âm giao: Huyệt nằm ở ngay bờ xương chày khoảng một khoát tay, cách điểm lồi cao nhất của xương chày 3 thốn. Tác dụng giảm đau.
  • Túc tam lý: Huyệt cách chỗ lõm bờ dưới xương bánh chè 3 thốn. Trị đau dây thần kinh liên sườn và đau dây thần kinh tọa.
  • Can du: Từ giữa đốt sống 9 - 10 đo ngang ra 1,5 thốn. Tác dụng trị đau bụng và đau đầu.
  • Kỳ môn: Tại khoảng gian sườn từ 6 - 7, nằm trên đường ngang qua cầu ngực. Tác dụng trị đau thần kinh liên sườn và ngực đau.
  • Thần môn: Huyệt nằm trên vết lằn cổ tay, nơi giao giữa phần lõm sát bờ ngoài gân cơ của trụ trước và góc bờ ngoài trên xương trụ. Tác dụng trị đau liên bả vai - cột sống, đau khớp cổ tay và khuỷu tay.
  • Hành gian: Huyệt nằm trên kẻ của hai đầu ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Tác dụng trị đau vùng gian liên sườn, mất ngủ,...
  • Trung quản: Huyệt nằm trên đường trắng giữa đo lên bốn thốn từ rốn. Tác dụng trị đau thượng vị, táo bón, đau dạ dày,...
Có thể bạn quan tâm: Phương pháp châm cứu chữa đau lưng là gì?

3. Phác đồ châm cứu đau dây thần kinh liên sườn

Tùy thuộc vào căn nguyên gây bệnh đau dây thần kinh liên sườn mà bác sĩ sẽ xác định các huyệt cần châm cứu. Theo đó, phác đồ điều trị châm cứu thường được áp dụng như sau:

3.1. Do phong hàn (nhiễm lạnh)

Châm cứu khi nguyên nhân do phong lạnh
Châm cứu khi nguyên nhân do phong lạnh

Triệu chứng: Đau dọc theo dây thần kinh liên sườn, đau nhiều và nhức ở vùng rễ thần kinh; mạch phù và sợ lạnh.

Vị trí huyệt châm cứu: A thị, Nội quan và Dương lăng tuyền.

Kỹ thuật châm: ôn điện châm, ôn châm, điện châm và điện mãng châm.

Liệu trình: 15 - 20 ngày.

3.2. Can khí bất nghịch

Triệu chứng: Có cảm giác trướng ở một hoặc hai bên sườn, tức bụng, đau khi di chuyển, ngực trướng khó chịu, ăn ít, người dễ cáu gắt, rêu lưỡi mỏng, mạch huyền.

Vị trí các huyệt châm cứu: 

  • Châm tả: A thị, Dương lăng tuyền và Hành gian.
  • Châm bình: Nội quan.

Kỹ thuật châm: Điện châm và điện mãng châm.

Liệu trình: Châm cứu 25 - 30 phút/lần/ngày.

3.3. Đàm ẩm lưu trú

Triệu chứng: Đau cạnh sườn, ngực trướng đau, đau tăng khi di chuyển, ho hoặc thở mạnh, thở gấp, mạch trầm huyền hoặc trầm hoạt.

Vị trí huyệt châm cứu:

  • Châm tả, cứu: A thị và Kỳ môn.
  • Châm bình: Nội quan, Trung quản và Phong long.

Liệu trình: 25 - 30 phút/lần/ngày.

3.4. Huyết ứ

Châm cứu khi huyết ứ
Châm cứu khi huyết ứ

Triệu chứng: Đau cố định tại sườn như bị dùi đâm, ấn vào đau chói, đau tăng vào ban đêm, chất lưới tím hoặc có nốt ứ huyết, mạch sáp.

Vị trí huyệt châm cứu:

  • Châm tả: A thị huyệt.
  • Châm bình: Huyết hải, Nội quan, Cách du và Dương lăng tuyền.

Liệu trình: 25 - 30 phút/lần/ngày.

3.5. Can đởm thấp nhiệt

Triệu chứng: Đau vùng cạnh sườn, miệng đắng, tâm phiền, ngực tức khó chịu, ăn kém, buồn nôn, tiểu tiện vàng hoặc đỏ, rêu lưỡi vàng nhợt, mạch huyền hoạt.

Vị trí huyệt châm cứu:

  • Châm tả: A thị huyệt.
  • Châm bình: Phong long, Túc tam lý và Dương lăng tuyền.

Liệu trình: 25 - 30 phút/ngày/lần.

3.6. Can âm bất túc

Triệu chứng: Sườn đau âm ỉ, đau dai dẳng không dứt, miệng khô, đầu mắt choáng váng, mắt không nhìn rõ, chất lưỡi đỏ, mạch huyền tế sác.

Vị trí huyệt châm cứu: 

  • Châm tả: A thị huyệt.
  • Châm bổ: Can du, Nội quan, Thần môn và Tam âm giao.

Liệu trình: 25 - 30 phút/lần/ngày.

4. Quy trình châm cứu

Quy trình châm cứu
Quy trình châm cứu

Khi thực hiện phương pháp châm cứu cho người bệnh đau dây thần kinh liên sườn, các bước được thực hiện như sau:

  • Người bệnh được thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
  • Trước khi tiến hành, người bệnh được tư vấn và giải thích trong quá trình thực hiện.
  • Bệnh nhân được hướng dẫn nằm hoặc ngồi sao cho phù hợp.
  • Xác định huyệt và sát khuẩn vùng da cần châm cứu.
  • Châm kim vào huyệt trong khoảng 20 - 30 phút/lần.
  • Rút kim và sát khuẩn da vùng huyệt vừa châm.
  • Theo dõi phản ứng tại vị trí trước, trong và sau khi châm.
  • Hẹn lịch tái khám và điều trị tiếp theo

5. Châm cứu trị đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm không?

Mặc dù được mọi người truyền nhau về tác dụng tuyệt vời đối với người bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc phương pháp này có nguy hiểm không?

Đau nhức sau khi châm cứu có thể xảy ra ở một số người
Đau nhức sau khi châm cứu có thể xảy ra ở một số người

Theo các tài liệu chuyên khoa cho biết, trong trường hợp bác sĩ chuyên môn giỏi, trang thiết bị đầy đủ và rủi ro sau châm cứu là thấp nhất nhưng người bệnh vẫn có thể gặp phải các tình trạng như sau:

  • Đau nhức, chảy máu nhẹ tại vị trí châm cứu
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Đổ mồ hôi
  • Mạch nhanh
  • Sắc mặt nhợt nhạt

Khi xuất hiện những dấu hiệu trên, bác sĩ cấn dừng châm cứu, ủ ấm và cho người bệnh nghỉ ngơi. Trong một số trường hợp có thể bấm huyệt để người bệnh trở về trạng thái bình thường.

6. Lưu ý khi chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng châm cứu

Khi thực hiện phương pháp châm cứu chữa đau dây thần kinh liên sườn, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Kết hợp điều trị các phương pháp chữa bệnh khác trong quá trình châm cứu như sử dụng các loại thảo dược, bài thuốc đông y như Trị Cốt Tán,...
  • Lựa chọn cơ sở uy tín để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
  • Tập luyện thể dục thể thao khoa học và chế độ ăn hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Trên đây là những thông tin về cách chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng châm cứu mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn đang gặp tình trạng về bệnh đau dây thần kinh liên sườn, hãy liên hệ theo Hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Xếp hạng: 4.5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH