Nha đam là thực vật được nhiều người sử dụng trong các món ăn và các bài thuốc. Điều này là do nó có nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.
Hình ảnh cây nha đam
1. Tổng quan về cây nha đam
Cây nha đam được nhiều người biết đến với các tính năng tuyệt vời, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về nó nhé.
1.1. Tên gọi và danh pháp
Nha đam là thực vật thuộc họ Lan nhật quang (Asphodelaceae) có tên khoa học là Aloe Vera. Nó còn được gọi với tên khác như lô hội, long tu, lưu hội, long thủ,...
1.2. Đặc điểm của nha đam
Cây nha đam là cây thân thảo, sống lâu năm. Lá cây có màu xanh, mọc từ gốc và không có cuống. Lá hình mũi mác dày, mọng nước và mép có răng cưa nhỏ.
Hoa có màu vàng lục hoặc hồng thường mọc giữa cụm lá. Hoa thường mọc vào mùa hè hoặc mùa thu. Quả có màu xanh, khi chín chuyển sang màu vàng.
1.3. Phân bố
Cây nha đam có nguồn gốc từ châu Phi và chúng phân bố tại những khu vực nhiệt đới Châu Phi, Ả Rập, Nam Phi, Ethiopia, Nam Á và Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, nó được trồng ở hầu hết các tỉnh trên cả nước. Đặc biệt nó được tìm thấy nhiều tại các khu vực như Phan Thiết, Phan Rang,... thuộc tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận.
1.4. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản
Sử dụng lá cây nha đam làm vị thuốc
- Bộ phận dùng: Lá cây
- Thu hái: Khi cây lớn và các lá phát triển ở mức trưởng thành, người ta cắt lấy những phần lá lớn và để lại phần lá còn non.
- Chế biến: Sau khi thu hái, lá cây được cắt bỏ vỏ và lấy phần dịch bên trong.
- Bảo quản: Bảo quản dịch trong lọ kín, đặt ở nơi khô ráo và thoáng mát.
1.5. Thành phần hóa học
Nha đam có nhiều tác dụng đối với cơ thể là do thành phần hóa học phong phú của nó. Các nhà khoa học đã nghiên cứu chất nhầy lấy từ lá và tìm thấy các thành phần hóa học như sau:
- Các vitamin: vitamin B1, B2, B5, B6, B12, C, A, E và acid folic.
- Các khoáng chất vi lượng: natri, kali, canxi, phospho, đồng, sắt, kẽm, magie,...
- Các loại enzym: oxydaza, lipaza, amilaza, catalaza và amilaza.
- Các chất chống oxy hóa: Aloe emodin, barbaloin, aloin, acid cinnamic, acid hysophanic,...
- Các chất khác: cellulose, glucose, rhamnose, aldopentose, galactose, mannose, arabinose,...
- Acid amin có khoảng 20 loại, trong đó có khoảng 7 - 8 loại cần thiết cho cơ thể để phòng chống bệnh tật.
2. Nha đam có tác dụng gì?
Với những thành phần hoạt chất như trên, nha đam mang lại nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.
2.1. Công dụng của nha đam
Lợi ích của nha đam được chứng minh từ thời xa xưa. Trong y học cổ truyền, loại thực vật này có vị đắng, tính mát và quy và kinh can, vị. Nó có tác dụng thanh can nhiệt, thông tiện. Chủ trị can thực nhiệt, đại tiện bí, can nhiệt và làm giảm độc ba đậu.
Đồng thời, theo y học hiện đại cũng chứng minh các tác dụng tuyệt vời như sau:
Cây nha đam chữa bệnh khớp
Nha đam chữa bệnh khớp
Tác dụng này là do nó có chứa thành phần như bradykinin, steroid và salicylate tự nhiên giúp làm giảm tình trạng viêm nhiễm ở người bệnh. Các vitamin giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh.
Đặc biệt, các chất chống oxy hóa có thể làm ức chế hoạt động của các chất giúp giảm tình trạng viêm và thúc đẩy thời gian phục hồi tại vùng khớp bị tổn thương.
Cải thiện tình trạng mất nước
Nha đam chứa nhiều nước nên nó có thể cải thiện tốt tình trạng mất nước của cơ thể. Nói một cách khác, loại cây này giúp thanh lọc cơ thể và loại bỏ các chất độc hại đã tích tụ lâu ngày.
Ngoài ra, nó làm tăng hiệu suất của một số cơ quan trong cơ thể như thận và gan, hai cơ quan qua trọng có chức năng phụ trách nhiệm vụ lọc máu và bài tiết của cơ thể.
Hỗ trợ điều trị táo bón
Nha đam chứa một lượng nước lớn nên có thể hỗ trợ điều trị táo bón. Cụ thể, nó sẽ giúp tăng tính khác khuẩn cho đường ruột cũng như cân bằng lượng vi khuẩn có lợi trong ruột.
Ngoài ra, sử dụng loại thảo dược này nhằm kích thích nhu động ruột hoạt động tốt nhất và tăng cường chức năng hệ bài tiết.
Nha đam rất tốt cho làn da
Loại thực vật này có chứa nhiều vitamin và các hoạt chất chống oxy hóa nên bạn có thể sử dụng nước ép của nó để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da, bao gồm mụn trứng cá, viêm da và vảy nến.
Nhan đam chữa bỏng
Gel nha đam được biết đến với công dụng tuyệt vời đó là chữa lành các vết bỏng độ một, độ hai hoặc vết loét.
Trong một nghiên cứu cho thấy, dạng gel có thể thúc đẩy nhanh quá trình chữa lành vết thương và có thể tốt hơn so với các thuốc thông thường.
2.2. Tác dụng phụ của nha đam
Tác dụng phụ của nha đam
Mặc dù, đây là thực vật có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng sai cách có thể dẫn đến hậu quả khó lường. Một số tác dụng của nha đam như sau:
- Dị ứng da: Xuất hiện các triệu chứng như viêm, mày đay và đỏ mi mắt. Nếu sử dụng nha đam và đi ra nắng có thể gây kích ứng, phát ban hoặc đỏ và bỏng da.
- Hạ đường huyết: Mặc dù tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể gây hạ đường huyết quá mức.
- Mất cân bằng điện giải: Hấp thụ quá nhiều nước từ loại thực vật này gây thừa nước và gây ra yếu vận động, tiêu chảy và đau bụng.
- Khó chịu dạ dày: Gây co thắt quá mức, đầy bụng và đau bụng.
- Độc với gan: Do nó có chứa các hoạt chất như C-glycosides, anthraquinon, anthone, lectins có thể ảnh hưởng đến chức năng gan.
- Suy thận: Thực vật này có thể tương tác với một số thuốc như Digoxin, thuốc trị đái tháo đường, sevoflurane, thuốc lợi tiểu. Do đó, nó có thể dẫn đến các tình trạng như suy thận nếu sử dụng trong thời gian dài.
3. Cách dùng và liều dùng nha đam
Nha đam được sử dụng với liều 1 - 2 gam dưới dạng sắc hoặc hoàn.
4. Bài thuốc chữa bệnh từ nha đam
Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng nha đam để chữa bệnh như sau:
4.1. Nha đam chữa bệnh khớp
Dùng 1 - 2 lá cây nha đam, loại bỏ phần vỏ và giữ lại phần thịt trắng còn lại ở bên trong. Sau đó xay nhuyễn để tạo thành gel.
Người bệnh sử dụng gel thoa lên vùng xương khớp bị tổn thương 3 lần mỗi ngày, kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả của bài thuốc.
4.2. Trị ho khạc ra máu
Đem hoa nha đam phơi khô và mỗi lần sử dụng 12 - 20 gam để sắc uống trong ngày.
4.3. Chữa chóng mặt, đau đầu
Gel nha đam chữa đau đầu
Sử dụng 20 gam lá lô hội, 20 gam lá dâu và 12 gam hoa đại sắc với nước và chia làm 2 - 3 lần uống trong ngày.
4.4. Chữa tiêu hóa kém
Dùng 20 gam nha đam, 12 gam bạch truật, 4 gam cam thảo và đem sắc lấy nức uống. Chia nước sắc thành 2 - 3 lần trong ngày.
4.5. Chữa bỏng
Đem lá nha đam gọt bỏ vỏ, cắt thành từng lát mỏng. Sau đó đem cắt lát và đắp lên vùng da bị bỏng.
4.6. Nha đam trị mụn nhọt
Rửa sạch lá nha đam rồi đem đắp lên vị trí bị mụn nhọt.
Hoặc đối với vùng da bị nám, bạn sử dụng gel thoa lên vùng da bị nám, sau 15 - 20 phút thì rửa sạch lại với nước vo gạo.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây nha đam
Lưu ý khi sử dụng nha đam
Sau khi tìm hiểu về cây nha đam cũng như tác dụng của nó, khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Tránh sử dụng nhựa nha đam khi nó chuyển sang màu vàng vì nó có thể gây độc cho cơ thể.
- Thận trọng khi sử dụng cho người bệnh đang sử dụng thuốc nhuận tràng bởi nó có thể làm cho thận và gan dễ bị tổn thương.
- Thực vật này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể điều trị tận gốc, do đó, bạn không nên lạm dụng nó quá mức.
- Kết hợp sử dụng loại thực vật này với chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, các bài tập khoa học
- Những người tỳ vị yếu, tiêu chảy và phụ nữ có thai không nên sử dụng.
Trên đây là những thông tin về cây nha đam mà bạn có thể tham khảo. Nếu sử dụng các bài thuốc về nha đam, bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng, đặc biệt người bệnh xương khớp.
Nếu bạn đang gặp tình trạng về bệnh xương khớp hoặc có thắc mắc nào, hãy liên hệ theo hotline để được tư vấn miễn phí.