Tất tật về cây mật nhân mà bạn nên biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Cây mật nhân từ lâu đã được dân gian sử dụng để điều trị các bệnh như bệnh gout, tiểu đường, tăng cường sinh lý,... Vậy cây mật nhân là cây gì? Tác dụng của cây mật nhân là gì? Cách sử dụng cây mật nhân như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Cây mật nhân là cây gì?
Cây mật nhân là cây gì?

1. Cây mật nhân là cây gì?

Mật nhân có tên khoa học là Eurycoma longifolia., Simaroubaceae (họ Thanh thất). Cây mật nhân tiếng anh là Long Jack và được dân gian gọi với nhiều tên khác như cây bách bệnh, cây bá bệnh và cây mật nhơn.

1.1. Đặc điểm của cây mật nhân

Cây mật nhân là loại cây thân gỗ quý, cao từ 15 - 12m. Nó thường mọc dưới tán của những cây khác. Trên thân có nhiều lông mọc xung quanh thân cây. cành phân thành nhiều nhánh nhỏ.

Lá mật nhân thuộc dạng lá kép, mọc đối xứng và không có cuống. Bề mặt lá nhẵn, dày, mặt trên màu xanh lục và mặt dưới có màu trắng xanh.

Hình ảnh cây mật nhân
Hình ảnh cây mật nhân

Hoa mọc thành cụm, thường có màu đỏ nâu hoặc đỏ tươi và có các lông tơ bao phủ. Quả hình trứng, hơi dẹt và có rãnh ở giữa quả. Quả có màu xanh và chuyển sang màu đỏ khi chín, mỗi quả có chứa một hạt nhỏ.

Củ mật nhân hay chính là rễ mật nhân có hình trụ, màu vàng hoặc vàng hơi nhạt, mùi thơm nhẹ. Bên ngoài có màu vàng nâu, bề mặt trơn láng và phần lõi bên trong có màu vàng nhạt.

1.2. Phân bố

Cây mật nhân có nguồn gốc tại Malaysia và Indonesia. Sau này, nó cũng được phát hiện tại một số khu vực thuộc các quốc gia như nam Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Lào và Việt Nam.

Tại Việt Nam, mật nhân được tìm thấy chủ yếu ở các vùng núi thấp (dưới 100m) và trung du các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung. Do đặc điểm sinh thái của chúng thường sống dưới tán cây lớn khác nên nó thường mọc tại các tầng rừng nguyên sinh và tầng thứ sinh.

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Hình ảnh rễ mật nhân
Hình ảnh rễ mật nhân
  • Bộ phận dùng: Hầu hết các bộ phận của cây đều có thể sử dụng để chữa bệnh trừ phần hoa, bao gồm: vỏ thân, lá, quả và thân rễ. Trong đó, phần rễ có nhiều dưỡng chất và cũng được sử dụng nhiều nhất.
  • Thu hái: Cây có thể thu hái tại tất cả các thời điểm trong năm.
  • Sơ chế: Các bộ phận sau khi được thu hái có thể được chế biến thành dạng bột, dạng viên, chất lỏng hoặc dạng cao. Phần quả được rửa sạch và đem phơi khô ngay. Rễ, thân cây và vỏ được chặt thành những đoạn nhỏ rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô.
  • Bảo quản: Sau khi phơi khô, đem dược liệu vào hũ thủy tinh hoặc túi kín và bảo quản tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

1.4. Thành phần hóa học

 Vỏ thân chứa hàm lượng eurycomalacton cao, chất này có gây cảm giác đắng khi sử dụng. Nó cũng chứa các thành phần khác như quasinoide, campesterol, 2,6-dimetoxybenzoquinon, bsitorol,...

Ngoài những thành phần trên, các bộ phận khác của cây cũng chứa hợp chất alcaloid, quassinoid, triterpen, eurycomanol, β – sitosterol, glucopyranoside, campesterol, 6 – dion,...

2. Tác dụng của cây mật nhân

Cây mật nhân chữa đau nhức do bệnh gout
Cây mật nhân chữa đau nhức do bệnh gout

Cây mật nhân có vị đắng, không độc, có tính mát và được quy vào kinh Can và Thận. Nó được nhiều người tin tưởng và sử dụng nhờ tác dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe, bao gồm:

  • Mật nhân chữa bệnh gout
  • Trị đau nhức xương khớp, nhức mỏi tứ chi
  • Mật nhân chữa bệnh tiểu đường
  • Tăng cường sinh lý nam giới
  • Trị chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
  • Chữa tiêu chảy, kiết lỵ lâu ngày
  • Kích thích đường tiêu hóa
  • Trị bệnh chàm, ghẻ, mẩn ngứa
  • Giải độc rượu

3. Cách dùng và liều dùng cây mật nhân

Mỗi cây thuốc đều được chế biến theo nhiều cách sử dụng khác nhau, phù hợp với nhu cầu của mỗi người bệnh. Cây mật nhân cũng được sử dụng theo nhiều cách và liều lượng khác nhau như dạng thuốc sắc, ngâm sáp mật ong, cao, bột mịn, ngâm rượu.

Rễ mật nhân dùng để ngâm rượu
Rễ mật nhân dùng để ngâm rượu
  • Sắc lấy nước dùng: Dùng mật nhân đã cắt nhỏ và hãm với nước sôi, dùng thay cho nước trà hoặc dùng sắc lấy nước uống. Liều lượng 15 gam/ngày.
  • Tán thành bột mịn: Đem mật nhân phơi khô tán thành bột mịn và thêm mật ong hoặc nước ấm để hoàn thành viên. Dùng 6 - 10 gam/ngày.
  • Cao mật nhân: Làm tương tự các bước như trên để tạo thành bột mịn. Thêm một lượng mật ong lớn để tạo thành dạng sệt và đem nấu ở 55 độ. Khi hỗn hợp nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần sử dụng 1 thìa cà phê.
  • Mật nhân ngâm rượu: Sử dụng phần rễ thái mỏng, đem phơi hoặc sấy cho héo hoàn toàn. Sau đó đem ngâm với rượu trong một tháng là có thể sử dụng. Để giảm bớt vị đắng, bạn có thể ngâm cùng với một ít táo mèo phơi khô và chuối hột phơi khô.
  • Ngâm với sáp mật ong: Đem một lượng mật nhân thái mỏng ngâm với sáp mật ong cùng với rượu trong 30 - 45 ngày là có thể sử dụng.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ cây mật nhân

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng cây mật nhân trong điều trị mà người bệnh có thể tham khảo:

4.1. Mật nhân chữa đau nhức do bệnh gout

Bài thuốc 1: Mật nhân sắc nước uống

  • Dược liệu: 20 gam mật nhân và 1,2 lít nước.
  • Thực hiện: Sắc mật nhân cùng với nước trên lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 600mL thì tắt bếp và chia nhỏ dùng trong ngày.

Bài thuốc 2: Mật nhân ngâm rượu

  • Dược liệu: 40 gam rễ mật nhân, 50 gam chuối hột phơi khô, 200 mL rượu trắng.
  • Thực hiện: Ngâm các dược liệu trên với rượu trong 5 ngày là có thể dùng được. Khi đau nhức, bạn chỉ cần dùng rượu mật nhân xoa bóp nhẹ nhàng hoặc có thể uống 20 - 30mL/lần.

Bài thuốc 3: Bột mật nhân

  • Dược liệu: vỏ thân và rễ mật nhân phơi khô.
  • Thực hiện: sao vàng vỏ thân và rễ mật nhân rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 10 gam để pha với nước uống. Nên sử dụng sau ăn và dùng đến khi cơn đau nhức thuyên giảm.

4.2. Bài thuốc cải thiện chức năng gan

Cây mật nhân giúp cải thiện chức năng gan
Cây mật nhân giúp cải thiện chức năng gan

Bài thuốc 1: Sử dụng 30 gam mật nhân sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn một nửa và dùng trong ngày.

Bài thuốc 2: Sắc 10 gam mật nhân, 70 gam cà gai leo, 30 gam diệp hạ châu với 1 lít nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp. Gạn lấy phần nước thuốc và chia 3 - 4 lần dùng trong ngày.

4.3. Chữa kiết lỵ, đau bụng đi ngoài

Dược liệu: mật nhân, củ sả, củ gấu và tiêu lốt mỗi vị 50 gam; vỏ quýt, hoắc hương, củ bồ bồ, dây mơ, dây rơm, cam thảo nam, hậu phác mỗi vị 100 gam.

Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, phơi khô và tán thành bột mịn. Dùng 12 gam/lần và pha với nước nóng.

4.4. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cây mật nhân hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Cây mật nhân hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Cách thực hiện như sau: Sử dụng 20 gam mật nhân rửa sạch, thái mỏng, sao vàng rồi sắc với nước, uống thay nước hàng ngày.

4.5. Kích thích hệ tiêu hóa

Cách thực hiện như sau: Dùng 20 gam rễ mật nhân và 10 gam quả chuối sứ khô nướng vàng rồi đem ngâm cùng một lít rượu trong 7 ngày là có thể sử dụng được. 

Người bệnh nên sử dụng mỗi lần 30mL vào các thời điểm sáng, trưa và tối.

4.6. Cải thiện sinh lý nam giới

Dược liệu: 40 gam mật nhân, 50 gam nhân sâm và 50 gam linh chi đen.

Thực hiện: Tán mịn tất cả các dược liệu trên và hoàn thành viên nang. Chú ý sử dụng theo chỉ định của thầy thuốc.

4.7. Chữa chàm, ghẻ và mẩn ngứa ở trẻ

Dùng một nắm lá cây mật nhân, rửa sạch rồi đun với nước để rửa sạch vùng da bị tổn thương. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng phần bã chà xát nhẹ nhàng để tăng tác dụng của bài thuốc.

5. Một số lưu ý khi sử dụng cây cây mật nhân để đạt tác dụng tốt nhất

Không nên sử dụng mật nhân cho phụ nữ mang thai
Không nên sử dụng mật nhân cho phụ nữ mang thai

Mặc dù cây mật nhân có nhiều tác dụng đối với sức khỏe những khi sử dụng người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không sử dụng dược liệu cho các đối tượng như người dị ứng, quá mẫn với thành phần của dược liệu, phụ nữ mang thai hoặc có dấu hiệu mang thai, trẻ dưới 9 tuổi, người mắc bệnh tim, dạ dày, bệnh ga, các vấn đề về nội tạng,...
  • Nên ngừng sử dụng dược liệu nếu xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, kích ứng da, hạ đường huyết, ngộ độc dẫn đến nôn mửa.
  • Mật nhân có thể gây tương tác đối với một số thuốc mà người bệnh đang điều trị. Do đó, để đảm bảo an toàn bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng kết hợp các loại thuốc này với nhau.

Trên đây là những thông tin về cây mật nhân mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài chia sẻ này có ích đối với mọi người, bao gồm người bệnh xương khớp. Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn và đưa ra lời khuyên đối với từng tình trạng bệnh.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH