Dây gắm là loại cây mọc hoang ở rừng nhưng được nhiều người biết đến bởi tác dụng chữa các bệnh xương khớp như gout, phong thấp, sốt rét, điều hòa kinh nguyệt,... Vậy những tác dụng chính này do đâu, cách điều trị như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Cây dây gắm là cây gì?
Cây gắm còn được gọi với tên khác như gắm núi, dây sót, dây mấu, dây gắm lót, vương tôn.
Tên khoa học: Gnetum montanum Markgr. (G. scandens Roxb.)
Họ Dây gắm - Gnetaceae.
1.1. Hình ảnh cây gắm
Dây gắm là một loại cây bụi leo thường xanh, sống lâu năm, có chiều dài khoảng 10 - 12m. Thân cây có nhiều mấu lồi, vỏ nâu đen, đôi khi tróc ra từng mảnh.
Lá nguyên, mọc đối, lá hơi tròn hoặc thuôn dài, đầu lá nhọn, dài 10 - 25cm, rộng 5 - 10cm. Mặt dưới lá nhẵn bóng màu nhạt, mặt trên sẫm bóng.
Hoa gồm hoa đực và hoa cái, khác gốc; cụm hoa đực (nón đực) dài 8cm, mọc ở các mấu của cành; cụm hoa cái (nón cái) mọc thành chùm, phân nhánh 2 - 3 lần, mỗi hoa có 5 - 7 lá noãn.
Quả hạch hình bầu dục, có cuống ngắn, dài 12 - 26mm, rộng 11 - 13mm, khi chín màu vàng đỏ, vỏ nhẵn bóng, ở đầu hơi có mũi; hạt to. Cây ra hoa tháng 6 - 8, có quả tháng 10 - 12.
1.2. Cây dây gắm mọc ở đâu?
Dây gắm thường mọc tại các vùng rừng núi khắp nước ta, lạnh như rừng Sapa hay nóng như rừng Hà Giang, Tuyên Quang, Hà Tây.
1.3. Bộ phận dùng
Thân và rễ cây được dùng để làm thuốc. Ngoài ra, hạt dùng để ăn hoặc chế thành thuốc xoa bóp trị đau nhức.
1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản
Cây thu hái quanh năm. Sau khi thu hái, đem dược liệu về rửa sạch, thái lát và phơi khô. Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.
1.5. Thành phần hóa học
Theo một số nghiên cứu cho thấy, trong dây gắm có chứa các thành phần hóa học như:
Thân gắm có chứa 6 chất là I, II, III, IV, 2,3 – diphenyl – pyrol và N, N’ – dimethylethanolamine.
Trong cây có chứa dl-dimethyl coclaurin, resveratrol - hoạt chất chính điều trị bệnh xương khớp.
Ngoài ra, dây gắm còn chứa các hoạt chất như daucosterol, axit ursolic và acid tetracosanoic, 4,5,7-trihydroxy-3’-methoxyflavone, beta –sitosterol, esveratrol, gnetol.
2. Tác dụng của dây gắm
Dây gắm có tác dụng gì? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi tác dụng của dây gắm nhé!
2.1. Công dụng của dây gắm theo Đông y
Tính vị: Theo Đông y, dây gắm có vị đắng, tính bình do đó nó có tác dụng trừ thấp, tiêu viêm, giải độc, sát trùng, thư cân, khu phong.
Chủ trị: Đau nhức xương khớp và bệnh gout, ngộ độc, sốt rét.
- Cành dùng để chỉ thống (giảm đau), liền gân xương, trị bong gân, gãy xương, đòn ngã tổn thương.
- Rễ được dùng để trị chứng hạc tất phong (đầu gối sưng đau), kinh nguyệt không đều.
- Lá gắm giã đắp chữa rắn cắn.
Tại Ấn Độ, thân và lá dây gắm được dùng để hạ thân nhiệt còn hạt được dùng để chữa đau nhức do tê thấp.
2.2. Theo nghiên cứu y học hiện đại
Hoạt chất dl-methyl coclaurin hydroclorid trong dây gắm có tác dụng làm mạnh tim khi nghiên cứu thực nghiệm cô lập của chuột.
Tác dụng chống co thắt phế quản khi tiêm dịch chiết dây gắm cho chuột thực nghiệm.
Tác dụng ức chế liên cầu khuẩn nhóm A, tụ cầu vàng, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn gây viêm phổi Catarrhal, trực khuẩn thương hàn.
Tác dụng giảm ho nhẹ và bình suyễn.
Theo nghiên cứu “Đánh giá tính an toàn và tác dụng điều trị bệnh Gút của Cao Dây Gắm” đã thu được kết quả như sau:
Giảm các triệu chứng sưng nhức, nóng ran và sưng tại các khớp tay và khớp chân.
Giảm chỉ số acid uric máu.
Tăng cường chức năng gan thận.
Tăng đào thải acid uric.
Phá vỡ các tinh thể muối urat - nguyên nhân gây đau của bệnh gout.
2.3. Liều dùng và cách sử dụng cây dây gắm
Dây gắm thường được dùng 15 - 30g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
3. Dây gắm chữa bệnh gì?
Một số bài thuốc sử dụng dây gắm chữa bệnh, cụ thể như sau:
3.1. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp do bệnh phong thấp
Dược liệu: Rễ gắm, ngũ gia bì, thạch lựu, cốt toái bổ và ngưu tất mỗi vị 4g; quán chúng và lá ké mỗi vị 2g; tỳ giải 5g; cẩu tích 8g.
Thực hiện: Đem các vị thuốc trên sấy khô và tán thành bột, vo viên. Dùng uống với nước gừng/rượu hoặc có thể đem ngâm rượu.
3.2. Bài thuốc hỗ trợ điều trị triệu chứng đau nhức gân xương
Dược liệu: Rễ gắm, rễ rung rúc, vỏ cây hoa giẻ, ngũ gia bì mỗi loại 80g; rễ bướm bạc, rễ tầm xuân, rễ bưởi bung, rễ cỏ xước, rễ ô dược, tầm gửi dâu, rễ bạch đồng nữ, rễ xích đồng nam mỗi loại 40g; rễ chỉ thiên, cỏ roi ngựa mỗi loại 20g.
Thực hiện: Đem các nguyên liệu trên ngâm với 2 lít rượu trắng, đậy kín. Ngâm trong khoảng 15 ngày là có thể sử dụng được.
Người bệnh nên dùng mỗi ngày một chén nhỏ trước khi đi ngủ. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh có thể gia giảm thêm các dược liệu kể trên để có thể phù hợp với thể trạng của từng người.
3.3. Bài thuốc chữa phong thấp
Bài thuốc chữa bệnh phong thấp từ dây gắm như sau:
Dược liệu: Rễ gắm, rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, rễ tầm xuân mỗi vị 20g.
Thực hiện: Đem các vị thuốc trên sắc với 500ml đến khi cạn còn 1 nửa là được. Nước thuốc nên chia uống 2 lần trong ngày và dùng liên tục trong 15 ngày.
3.4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị Gout (gút)
Bài thuốc chữa bệnh gout từ dây găm được thực hiện đơn giản như sau:
Dược liệu: Dây gắm khô 10g.
Thực hiện: Đem hãm dây gắm với nước và uống thay nước hàng ngày.
3.5. Bài thuốc hỗ trợ điều trị đau nhức do phong thấp
Dược liệu: Rễ gắm 120g; vỏ chân chim 100g; rễ rung rúc 80g; cốt toái bổ, rễ bưởi bung, tiền hồ, ô dược, cây cỏ xước và bạch đồng nữ mỗi vị 40g; bạch hoa xà và rễ chiên chiến mỗi vị 10g.
Thực hiện: Đun các dược liệu trên thành cao đặc. Sau đó ngâm với 2 lít rượu trắng trong khoảng 3 - 4 ngày. Gạn lấy dịch lọc để uống. Mỗi lần dùng khoảng 30mg, ngày dùng 2 lần.
3.6. Bài thuốc chữa lở sơn
Dược liệu: Rễ gắm 20g.
Thực hiện: Sắc rễ gắm với 300ml nước, đun trên lửa nhỏ còn khoảng một nửa thì tắt bếp. Ngày uống 2 lần.
3.7. Bài thuốc chữa sốt rét
Dược liệu: Dây gắm, dây hà thủ ô, thường sơn, lá mãng cầu ta tươi, thảo quả mỗi vị 10g; cây chó đẻ 8g; binh lang, dây cóc và ô mai mỗi vị 4g.
Thực hiện: Sắc các nguyên liệu trên với 500ml nước đến khi còn khoảng 1 nửa là được.
Nên dùng trước khi lên sốt rét khoảng 2 giờ, ngày dùng 2 lần. Nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm nên gia thêm 10g sài hồ.
3.8. Bài thuốc điều hòa kinh nguyệt
Dược liệu: Rễ gắm 8g; nghệ đen 6g; bạch đồng nữa và lá đuôi lươn mỗi vị 10g. ích mẫu và nhân trần mỗi vị 12g.
Thực hiện: Đem sắc các nguyên liệu trên với nước và dùng trong ngày.
3.9. Bài thuốc trị rắn cắn
Dược liệu: Lá gắm.
Thực hiện: Nhai lá gắm, nuốt phần nước còn phần bã đắp lên vết rắn cắn. Sau đó, phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện để kịp thời xử lý.
4. Một số lưu ý khi sử dụng cây dây gắm để đạt tác dụng tốt nhất
Bất kỳ dược liệu nào có dược tính để có thế gây tác dụng không mong muốn cho người sử dụng như buồn nôn, nôn, mẩn ngứa mất ngủ, nổi mẩn ngứa trên da...
Do vậy, cần phải chú ý một số điều sau đây:
Sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của thầy thuốc.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, chế độ tập luyện khoa học.
Những người dị ứng với dây gắm không nên sử dụng.
Mặc dù, Dây gắm là thảo dược quý nhưng nếu chỉ dùng đơn độc sẽ không mang lại hiệu quả cao mà cần kết hợp với các thảo dược khác để nâng cao hiệu quả điều trị, bao gồm cả bệnh xương khớp.
Nếu bạn đang còn băn khoăn về tình trạng bệnh xương khớp của bản thân, hãy gọi ngay theo hotline dưới đây để được tư vấn và chăm sóc tình trạng bệnh của mình nhé!
Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, đừng ngần ngại like và chia sẻ kiến thức hay đến những người xung quanh. Cảm ơn bạn nhiều!