Cảnh báo nguy hiểm từ bệnh đau khớp gối ở người già

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Đau khớp gối ở người già là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên tình trạng này ảnh hưởng đến cơ thể và cách điều trị, phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Đau khớp gối ở người già là gì?
Đau khớp gối ở người già là gì?

1. Cơ chế tác động khiến người già bị đau khớp gối

Khớp gối là một trong những bộ phận có tần suất hoạt động và chịu áp lực lớn nhất do nó có nhiệm vụ chính là nâng đỡ trọng lượng của cơ thể. Khi về già, các chức năng của khớp gối bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến các triệu chứng đau nhức.

Trong những năm gần đây, tình trạng đau khớp gối xảy ra thường xuyên ở người cao tuổi. Theo một nghiên cứu trên những đối tượng từ 45 tuổi trở lên cho thấy, cứ ba người sẽ có một người mắc bệnh đau khớp gối.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng cứ 10% dân số khi bước vào độ tuổi trung niên sẽ xuất hiện triệu chứng đau khớp gối. 

2. Triệu chứng đau khớp gối ở người già

Triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột hoặc phát triển theo thời gian. Nó còn được coi là dấu hiệu cảnh báo về tuổi tác mặc dù người bệnh vẫn cảm thấy khỏe mạnh. Tuy nhiên, bất kể bệnh xương khớp nào cũng nên điều trị sớm để tránh gây các biến chứng nguy hiểm.

Đau khớp gối khi leo cầu thang
Đau khớp gối khi leo cầu thang
  • Đau nhức: cơn đau cấp tính hoặc mạn tính. Con đau có thể xảy ra tại một hoặc cả hai gối và lan sang các vùng lân cận. Nó biểu hiện rõ nhất khi người bệnh vận động mạnh, leo cầu thang và giảm dần khi nghỉ ngơi.
  • Sưng, nóng và đỏ: Người bệnh khi sờ vào khớp gối có cảm thấy hơi ấm và sưng khó có thể cảm nhận bằng mắt thường.
  • Cứng khớp: Khớp đầu gối trở nên khó co duỗi
  • Khớp kêu lục cục: Khớp của người già bị tổn thương, dịch nhờn cũng tiết ít hơn dẫn đến các đầu khớp khi va chạm sẽ tạo ra tiếng kêu trong khớp gối.
  • Tê chân: Các dây thần kinh đi qua khớp gối có thể bị chèn ép và gây tê bì chân.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như da xanh xao, cảm giác lạnh, các đường gân hiện rõ, mệt mỏi, suy nhược và kèm theo sốt.

3. Nguyên nhân gây đau khớp gối ở người già

Ở người cao tuổi, đau khớp gối là tình trạng không thể tránh khỏi. Tuổi tác cao cũng là một trong những yếu tố khiến những đối tượng này dễ mắc bệnh đau khớp gối hơn so với người trẻ tuổi. Dưới đây là một số nguyên nhân tác động đến khớp gối gây đau khớp:

3.1. Nguyên nhân cơ học

Nguyên nhân cơ học gây đau khớp gối ở người già bao gồm:

  • Chấn thương: do tai nạn hoặc vận động quá mạnh khiến các khớp bị tổn thương.
  • Chế độ thiếu dinh dưỡng: Khi về già, các bộ phận thường không còn hoạt động tuyệt đối các chức năng của nó do đó thức ăn chuyển hóa trong cơ thể khó được hấp thụ hoàn toàn dẫn đến các khớp không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất.
  • Ít vận động: Người cao tuổi thường có hạn chế vận động để giảm cơn đau nhức của cơ thể. Tuy nhiên, hậu quả của việc này khiến các khớp không được vận động linh hoạt và các cơ bị lỏng lẻo.
  • Tác dụng phụ của thuốc corticoid: KHi sử dụng các thuốc corticoid không đúng với chỉ định sẽ làm gia tăng nguy cơ mà thuốc này gây ra cho cơ thể.
  • Thừa cân: Do cân nặng quá mức khiến khớp gối phải chịu áp lực lớn nên khi về già thường dẫn đến đau khớp gối nhanh chóng.
  • Sử dụng các chất kích thích: Nhiều người già có thói quen sử dụng rượu, bia, hút thuốc,... Chính những tác nhân này khiến khớp gối trở nên đau hơn.
  • Thay đổi thời tiết: Có thể nói, người già có thể nhận biết được sự thay đổi của thời tiết nhờ vào triệu chứng đau khớp gối xảy ra.
Chấn thương khớp gối ở người già
Chấn thương khớp gối ở người già

3.2. Nguyên nhân bệnh lý

Bên cạnh những nguyên nhân cơ học tác động đến khớp gối, các bệnh lý cũng có thể khiến khớp gối trở nên đau nhức trầm trọng:

  • Thoái hóa khớp
  • Bệnh gout
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Viêm khớp cấp và mạn tính
  • Khô khớp gối
  • Viêm khớp dạng thấp

Hầu như những bệnh này khiến khớp gối không được cung cấp đầy đủ các chất nhờn, viêm và các chất lắng đọng tại khớp khiến khớp gối bị tổn thương, dẫn đến đau nhức.

4. Chẩn đoán bệnh đau khớp gối ở người già

Để chẩn đoán bệnh đau khớp gối ở người già, người bệnh được thăm khám lâm sàng và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán cận lâm sàng. 

Dựa các kết quả này, bệnh sẽ được chẩn đoán chính xác nhất, đánh giá được tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho từng người bệnh.

Khám đau khớp gối ở người già
Khám đau khớp gối ở người già

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Xác định người bệnh cao tuổi bị đau khớp gối khi:

  • Ở rìa khớp xương có gai
  • Dịch khớp bị thoái hóa
  • Khớp có tiếng lạo xạo
  • Tràn dịch khớp gối
  • Đầu gối bị biến dạng

4.2. Chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán khớp gối ở người già bằng các phương pháp sau:

  • Chụp X-quang
  • Siêu âm khớp
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Nội soi khớp
Tìm hiểu thêm: Cảnh báo nguy hiểm từ triệu chứng đau khớp gối!

5. Đau khớp gối ở người già có nguy hiểm không?

Biến chứng đau khớp gối ở người già
Biến chứng đau khớp gối ở người già

Trong nhiều trường hợp, đau khớp gối không phải là tình trạng nghiêm trọng. Đây có thể là dấu hiệu của các bệnh xương khớp ở người già.

Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, âm ỉ, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng. Ở giai đoạn nặng, đau khớp gối ở người già có thể gây biến dạng khớp, thậm chí hoại tử các bộ phận tại khớp gối và dẫn tới bại liệt. 

6. Điều trị đau khớp gối ở người già

Cách chữa đau khớp gối ở người già là giúp giảm nhẹ các triệu chứng, tốc độ tiến triển của bệnh, phục hồi chức năng khớp gối và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Các phương pháp được sử dụng như sau:

6.1. Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu khớp gối ở người già
Vật lý trị liệu khớp gối ở người già

Phương pháp này sử dụng các yếu tố vật lý như cơ học, điện, sóng, từ trường,... tác động vào các khớp bị tổn thương giúp người bệnh giảm được các triệu chứng đau nhức và phục hồi chức năng cho khớp gối.

Một số phương pháp thường được sử dụng như:

  • Siêu âm
  • Sóng laser
  • Sóng cao tần

6.2. Thuốc chữa đau khớp gối ở người già

Để giảm triệu chứng đau nhức nhanh chóng, người bệnh được chỉ định sử dụng các thuốc Tây y như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc giãn cơ
  • Tiêm thuốc vào nội khớp: corticosteroid, acid hyaluronic và huyết tương tiểu cầu.
  • Bổ sung các chất cần thiết cho khớp như glucosamine, chondroitin,...

6.3. Phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật can thiệp tời khớp gối có thể là:

  • Nội soi giải quyết các tổn thương bên trong khớp gối
  • Phẫu thuật chỉnh hình
  • Thay một khoang hoặc thay toàn bộ khớp gối

Phương pháp phẫu thuật không phải là lựa chọn cho các tình trạng đau cấp tình mà nó được tiến hành với người bệnh mạn tính với các cơn đau nhức kéo dài.

6.4. Bài thuốc dân gian chữa đau khớp gối ở người già

Sử dụng đậu đen chữa đau khớp gối ở người già
Sử dụng đậu đen chữa đau khớp gối ở người già

Người bệnh có thể áp dụng một trong những bài thuốc dưới đây đề giảm đau tại khớp:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Lá đu đủ và muối hạt
  • Thực hiện: Lá đu đủ rửa sạch, để ráo nước và cắt thành miếng nhỏ. Sau đó cho lá đu đủ vào rang cùng với muối đến khi nóng thì cho ra khăn để chườm lên đầu gối. Chú ý đặt một lá đu đủ tươi lên khớp gối để tranhs bị bỏng.

Bài thuốc số 2

  • Chuẩn bị: Đậu đen và thài lài
  • Thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu trên, cho vào 600mL nước sắc đến khi còn ⅓ lượng nước thì gạn lấy nước sắc uống. Dùng bài thuốc trong 7 đến 10 ngày.

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị: Mù tạt, mật ong và muối hạt
  • Thực hiện: Trộn mù tạt, mật ong và muối hạt với tỷ lệ bằng nhau. Trước khi ngủ thoa đều hỗn hợp lên vùng đầu gối và để qua đêm.

7. Phòng ngừa và chăm sóc người bệnh

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B
Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin B

Tình trạng đau khớp gối ở người già thường do tuổi tác, do đó, để phòng ngừa cũng như cải thiện tình trạng này, người cao tuổi cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Tập thể dục đều đặn và vừa sức: Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đều đặn mỗi ngày 30 - 60 phút.
  • Tránh lao động nặng: Khi đã có tuổi người bệnh trạn mang vác hoặc bê đồ vật nặng bởi hệ xương khớp đang dần trở nên yếu hơn, khiến tình trạng đau khớp trở nên trầm trọng hơn.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng thích hợp: Ở người cao tuổi, việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều rất cần thiết, đặc biệt tại khớp gối. Người bệnh nên kết hợp các thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, vitamin D và vitamin B.
  • Tư thế sinh hoạt và làm việc đúng: Điều này khiến gối giảm được áp lực tối đa và tạo được sự cân bằng giữa cơ và dây chằng.
  • Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đầu gối: Đối với những người cao tuổi bị tổn thương khớp gối nặng nề có thể sử dụng các dụng cụ như nẹp chuyên dụng, băng thun quấn quanh đầu gối để giảm áp lực lên khớp gối.
  • Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là bài chia sẻ về tình trạng đau khớp gối ở người già mà bạn có thể tham khảo. Đới với người cao tuổi, nhiều tình trạng bệnh lý có thể xuất hiện, bao gồm đau khớp gối. Khi đó người bệnh nên thăm khám để chẩn đoán bệnh sớm nhất và ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Nếu bạn đang gặp tình trạng đau khớp gối hoặc có câu hỏi liên quan đến tính trạng bệnh, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 4 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH