Cứng khớp và những thông tin bạn cần nằm lòng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Cứng khớp là cảm giác có thể xảy ra ở nhiều người, tuy nhiên người bệnh có thể chưa biết rõ hậu quả mà tính trạng này đem lại. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu về triệu chứng này nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Cứng khớp là gì?
Cứng khớp là gì?

1. Cứng khớp là gì?

Cứng khớp là cảm giác khó cử động khớp hoặc mất phạm vi cử động rõ ràng của khớp. Cứng khớp thường đi kèm với cảm giác đau và/hoặc sưng khớp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra cứng khớp, khớp có thể bị đỏ, đau, nóng, ngứa ra hoặc tê ở vùng bị ảnh hưởng của cơ thể.

Cứng khớp gối là vị trí thường xảy ra trên cơ thể
Cứng khớp gối là vị trí thường xảy ra trên cơ thể

Cứng khớp có thể do chấn thương hoặc bệnh lý của khớp và đây là một trong những dấu hiệu phổ biến trong các tình trạng bệnh viêm khớp. Nó thường xảy ra vào buổi sáng và tại các khớp như cứng khớp gối, cứng khớp ngón tay, cứng khớp cổ chân,...

2. Nguyên nhân cứng khớp

Hầu hết mọi người thường gặp tình trạng cứng khớp vào một thời điểm nào đó. Trong đó, tuổi tác chính là nguyên nhân phổ biến gây ra cứng khớp. Khi tuổi tác là nguyên nhân gây ra triệu chứng này, bất kỳ khớp nào cũng có thể bị ảnh hưởng.

Các nguyên nhân phổ biến bao gồm:

  • Viêm bao hoạt dịch: Bệnh này xảy ra ở hầu hết mọi khớp nhưng nó phổ biến nhất ở các khớp lớn như khớp vai, hông, đầu gối, mắt cá chân và khuỷu tay.
  • Viêm xương khớp:  Bệnh thường xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Bệnh thường ảnh hưởng đến ngón tay, hông, đầu gối.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh này xảy ra ở những người từ 30 đến 60 tuổi và gây cứng tại tất cả các khớp.
  • Bệnh gout: Cứng khớp đôi khi xuất hiện trong một đêm và thường xảy ra ở ngón chân cái.
Cứng khớp tay có thể xảy ra trong bệnh viêm khớp
Cứng khớp tay có thể xảy ra trong bệnh viêm khớp

Một số nguyên nhân phổ biến khác gây ra triệu chứng này. Những tổn thương này bao gồm:

  • Chảy máu trong khớp
  • Xương gãy
  • Trật khớp xương
  • Rối loạn chuyển động lặp đi lặp lại
  • Bong gân và biến dạng
  • Cứng khớp sau phẫu thuật

Ngoài ra, trong một số bệnh truyền nhiễm cũng có thể gây ra cứng khớp, bao gồm:

  • Áp xe
  • Viêm gan
  • Cúm
  • Bệnh lyme
  • Bệnh sởi
  • Tăng bạch cầu đơn nhân
  • Quai bị

Cuối cùng, nó có thể là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng cần điều trị sớm như ung thư xương hoặc mô mềm, viêm tủy xương và viêm khớp nhiễm trùng.

3. Triệu chứng của cứng khớp

Cứng khớp có thể đi kèm với các triệu chứng khác tùy thuộc vào bệnh lý, rối loạn hoặc tình trạng cơ bản. Các triệu chứng thường xuyên ảnh hưởng đến khớp cũng có thể liên quan đến các hệ thống cơ thể khác.

Cứng khớp thường kèm theo triệu chứng đau khớp
Cứng khớp thường kèm theo triệu chứng đau khớp

Nó có thể đi kèm với các triệu chứng ảnh hưởng đến khớp bao gồm:

  • Chảy máu hoặc bầm tím
  • Cảm giác bỏng rát
  • Cảm giác ngứa
  • Tê 
  • Đau
  • Đỏ, nóng hoặc sưng (phù nề) các khớp

Nó cũng có thể liên quan đến các hệ thống cơ thể khác, bao gồm đau bụng, nhức mỏi cơ thể, ho, mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, đau đầu, co giật, buồn nôn, nôn, da nổi mẩn và đau họng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp nó có kèm các triệu chứng như xương nhô ra khỏi da, chảy máu nhiều, sốt không liên quan đến bệnh cúm, tê liệt hoặc không có khả năng cử động một phần cơ thể thì người bệnh cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

4. Biến chứng của cứng khớp

Cứng khớp dẫn đến biến dạng khớp
Cứng khớp dẫn đến biến dạng khớp

Vì cứng khớp có thể do các bệnh nghiêm trọng, nếu không tìm cách điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tổn thương khớp vĩnh viễn, chẳng hạn như:

  • Cắt cụt chi
  • Khuyết tật
  • Không thực hiện được các hoạt động hàng ngày
  • Biến dạng và phá hủy khớp
  • Tê liệt
  • Bất động khớp vĩnh viễn 
  • Khó chịu hoặc đau dữ dội
  • Tăng nhanh sự nhiễm trùng

5. Chẩn đoán cứng khớp

Để chẩn đoán tình trạng cứng khớp, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng bằng một số câu hỏi như:

  • Bạn bị triệu chứng này trong bao lâu?
  • Bạn có thể cử động khớp của mình hay không hoặc cử động hạn chế như thế nào?
  • Khớp hoặc những khớp nào bị ảnh hưởng?
  • Bạn có gặp các triệu chứng khác không?
  • Khi nào triệu chứng này xảy ra?
  • Các triệu chứng này có trở nên tồi tệ hoặc thuyên giảm khi vận động hoặc các hoạt động cụ thể không?
  • ...

6. Điều trị cứng khớp

Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bằng cách điều trị không kê đơn (OTC) và tại nhà giúp giảm triệu chứng cứng khớp. Cách điều trị tốt nhất phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Dưới đây là một số phương pháp người bệnh có thể thực hiện để giảm bớt độ cứng cho khớp.

6.1. Vật lý trị liệu cứng khớp

Chườm lạnh lên khớp
Chườm lạnh lên khớp

Đối với tình trạng cứng khớp, người bệnh sử dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh đều được. Cả hai cách này đều có lợi cho các khớp cứng.

  • Chườm lạnh bằng cách sử dụng túi đá chườm lên vùng tổn thương trong 15 đến 20 phút nhiều lần mỗi ngày. Điều này có thể giúp giảm viêm hoặc sưng và dễ vận động khớp. Nó cũng có thể làm tê liệt các thụ thể và giảm đau.
  • Chườm nóng bằng cách sử dụng miếng đệm nóng, chai nước nóng hoặc nước ấm từ vòi hoa sen để thư giãn và tăng cường tuần hoàn.

6.2. Thuốc điều trị cứng khớp

Nhiều triệu chứng cứng khớp nhẹ có thể thuyên giảm bằng thuốc không kê đơn. Thuốc chống viêm không steroid là thuốc được sử dụng nhất bao gồm ibuprofen, naproxen,...

Nếu tình trạng viêm và sưng khớp gây ra cứng khớp, steroid là một lựa chọn điều trị, Nó giúp giảm tình trạng viêm thuyên giảm, đau và cứng khớp cũng giả theo. 

Steroid có thể không có hiệu quả cho những người bị viêm khớp tiến triển. Trong một số trường hợp, sự giảm đau có thể chỉ trong một thời gian ngắn và việc tiêm steroid không có hiệu quả.

6.3. Bài tập giúp cải thiện tình trạng cứng khớp

Tập thể dục giúp tăng khả năng vận động của khớp và giảm độ cứng khớp. Đây cũng là một cách tuyệt vời để giảm cân hoặc duy trì cân nặng hợp lý. Cân nặng quá mức có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh lý gây đau và cứng khớp.

Tập thể dục để cải thiện tình trạng cứng khớp
Tập thể dục để cải thiện tình trạng cứng khớp

Mặc dù tập thể dục có thể giảm đau và cứng khớp nhưng nó cũng có thể làm trầm trọng thêm một số tình trạng nếu không có biện pháp phòng ngừa trước khi tập luyện.

Dưới đây là một số bài tập mà người bệnh có thể tham khảo:

  • Bài tập duỗi cơ tứ đầu: Đứng hai chân rộng ngang vai. Đưa chân phải ra phía sau sao cho gót chân chạm mông. Giữ nguyên tư thế trong 30 giây. Sau đó, đổi chân và lặp lại 2 lần cho mỗi chân.
  • Bài tập giãn gân kheo: Người bệnh nằm trên thảm. Dùng tay kéo đầu gối về phía ngực và giữ trong 30 giây. Hạ và đổi chân. Thực hiện 2 lần cho mỗi chân.

6.4. Sử dụng thực phẩm bổ sung

Cung cấp năng lượng cho cơ thể với các khoáng chất và vitamin phù hợp là một cách khác giúp giảm cứng khớp. 

  • Các acid béo omega-3 có trong dầu cá có tác dụng giảm đau và cứng khớp vào buổi sáng.
  • Hạt lanh chứa acid béo omega-3 và acid linolenic cũng giúp giảm cứng khớp.
  • Glucosamine sulfate là một chất hóa học xuất hiện tự nhiên trong chất lỏng xung quanh khớp. Dùng glucosamine sulfate như một chất bổ sung có thể làm giảm đau và cứng khớp.

7. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh mắc cứng khớp

Tránh mang vác nặng để giảm tình trạng cứng khớp
Tránh mang vác nặng để giảm tình trạng cứng khớp

Bên cạnh những phương pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất:

  • Quản lý cân nặng: Trọng lượng cơ thể dư thừa làm căng các khớp, đặc biệt là khớp gối. 
  • Tránh mang vác quá nặng để bảo vệ các khớp nhỏ, ví dụ năng đồ vật bằng các cơ ở cánh tay và bàn tay thay vì ngón tay hoặc khi đứng sử dụng cơ đùi thay vì dùng tay để đẩy ghế.
  • Điều chỉnh tốc độ tập luyện: Nếu cơn đau hoặc sự khó chịu vẫn chưa biến mất trong vòng 30 phút sau khi tập luyện thể dục, sau đó giảm bớt thời lượng tập luyện.
  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi tập luyện thể dục như sử dụng giày chống sốc, miếng đệm, nẹp tay,...
  • Nghỉ ngơi đủ thời gian để các cơ quan tái tạo và xử lý các độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Sau khi ngủ dậy, người bệnh nên thực hiện một số động tác để làm nóng và sự linh hoạt của khớp.
  • Chế độ ăn uống hợp lý và uống đủ nước mỗi ngày.

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn có thể hiểu về tình trạng cứng khớp thường gặp. Hy vọng những thông tin này hữu ích đối với bạn và người thân. Nếu bạn câu hỏi nào liên quan đến tình trạng cứng khớp cũng như bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH