Sưng khớp là bệnh gì? Những thông tin bạn cần quan tâm

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Sưng khớp là dấu hiệu của nhiều bệnh lý xương khớp khác nhau. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy hiểu được tình trạng này để điều trị và phòng tránh là điều hết sức cần thiết.

Mục lục [ Ẩn ]
Sưng khớp là gì?
Sưng khớp là gì?

1. Sưng khớp là gì?

Khớp là cấu trúc kết nối hai hoặc nhiều xương trong cơ thể. Các khớp được bao quanh và đệm bởi các mô mềm. Sưng khớp có kèm theo đau và cứng khớp xảy ra khi có chất lỏng trong các mô xung quanh khớp. 

Nó có thể rất khó chịu và gây khó khăn cho việc cử động các khớp bị ảnh hưởng. Trong một số trường hợp, sưng có thể khiến các khớp bị ảnh hưởng làm tăng kích thước hoặc có hình dạng bất thường.

Có hai loại sưng khớp: cấp tính và mạn tính. Tình trạng cấp tính đến nhanh chóng và kéo dài trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như chấn thương. Sưng khớp mạn tính đến từ từ và gây ra các vấn đề lâu dài. Điều này có thể là do nó được gây bởi một tình trạng tiềm ẩn như các bệnh viêm khớp.

2. Nguyên nhân và cách phòng ngừa sưng khớp

Sưng khớp có thể xảy ra trong trình trạng cấp tính hoặc mãn tính. Nó thường gặp trong các bệnh viêm khớp, nhiễm trùng và chấn thương. Khớp sưng là một triệu chứng của tình trạng sức khỏe sau:

  • Viêm xương khớp: Đây là bệnh viêm khớp phổ biến nhất thường xảy ra khi lão hóa hoặc sau chấn thương. Viêm khớp có thể xảy ra ở những khớp chịu lực lớn như đầu gối, hông, bàn chân và cột sống.
  • Viêm khớp dạng thấp: Bệnh này ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân và đùa gối nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến hầu hết các bộ phận khác của cơ thể.
  • Bệnh gout: Sưng khớp thường xảy ra ở ngón chân cái (khoảng 50% trường hợp), đôi khi nó cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp.
  • Viêm khớp vảy nến: Tình trạng bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch bị suy giảm và ảnh hưởng tới các mô khỏe trong khớp và da.
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Viêm khớp nhiễm trùng
Sưng khớp thường là dấu hiệu của bệnh viêm khớp
Sưng khớp thường là dấu hiệu của bệnh viêm khớp

Bên cạnh những nguyên nhân trên, triệu chứng này còn xuất hiện trong một số trường hợp như:

  • Chấn thương, chẳng hạn như gãy xương, trật khớp, rách dây chằng và rách gân.
  • Lupus ban đỏ hệ thống
  • Suy giáp
  • Sốt thấp khớp
  • Tuổi tác
  • Thừa cân, béo phì
  • Vận động thiếu khoa học
  • Yếu tố công việc như công việc văn phòng, mang vác nặng,...

Do đó để hạn chế tình trạng sưng khớp có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Duy trì cân nặng hợp lý 
  • Kéo căng cơ trước và sau khi tập thể dục, đồng thời đảm bảo kỹ thuật của bạn trong khi chơi thể thao là đúng.
  • Cải thiện và phòng ngừa các tình trạng bệnh gây ra sưng khớp
Hình ảnh sưng khớp đầu gối
Hình ảnh sưng khớp đầu gối

3. Triệu chứng của sưng khớp

Các triệu chứng sưng khớp có thể khác nhau ở mỗi người và tùy thuộc vào khớp bị ảnh hưởng. Đau và sưng khớp có thể thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Chẳng hạn như người bệnh có thể thấy tình trạng bệnh tồi tệ nhất vào buổi sáng và dẫn đến mệt mỏi.

Trong một số trường hợp, nó có thể ảnh hưởng đến các vấn đề di chuyển trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Sưng khớp thường đi kèm với các triệu chứng như đau nhức khớp, có tiếng kêu từ trong khớp, xơ cứng khớp, yếu cơ và hạn chế phạm vi vận động.

4. Những vị trí khớp bị sưng thường gặp

Sưng khớp ngón tay là vị trí thường gặp
Sưng khớp ngón tay là vị trí thường gặp 

Một số vị trí khớp thường xuất hiện tình trạng sưng khớp như:

  • Sưng khớp vai
  • Sưng khớp tay: bàn tay, cổ tay, ngón tay, khuỷu tay
  • Sưng khớp đầu gối
  • Sưng khớp chân: cổ chân, gót chân và ngón chân

5. Các biến chứng tiềm ẩn của sưng khớp là gì?

Bởi sưng khớp có thể do chấn thương hoặc bệnh nghiêm trọng, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và tổn thương vĩnh viễn.

Sưng khớp có thể gây ra đau khớp vĩnh viễn
Sưng khớp có thể gây ra đau khớp vĩnh viễn

Sau khi nguyên nhân cơ bản được chẩn đoán, điều quan trọng là bạn phải tuân theo phác đồ điều trị để giảm nguy cơ biến chứng tiềm ẩn bao gồm:

  • Khuyết tật
  • Biến dạng và phá hủy khớp
  • Mất sức
  • Đau vĩnh viễn (đau mạn tính)
  • Giảm khả năng vận động (phạm vi chuyển động của khớp)
  • Nhiễm trùng huyết
  • Sự lây lan của nhiễm trùng

6. Chẩn đoán sưng khớp

Để chẩn đoán tình trạng của bạn, bác sĩ có thể bắt đầu bằng cách thăm hỏi lâm sàng bằng những câu hỏi về bệnh sử và các triệu chứng của bạn:

  • Khớp sưng từ khi nào?
  • Vết thương nghiêm trọng như thế nào?
  • Điều gì khiến cho triệu chứng bệnh trở nên tồi tệ hay tốt hơn?
  • Triệu chứng nào khác kèm theo sưng khớp?

Bác sĩ cũng có thể chỉ định kiểm tra các khớp bị ảnh hưởng bằng một hoặc nhiều xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân gây sưng:

  • Xét nghiệm máu
  • Kiểm tra hình ảnh như chụp X-quang
  • Chọc hút dịch khớp 

7. Điều trị sưng khớp

Đối với tình trạng sưng khớp cấp tính, chẳng hạn như căng cơ và bong gân, thường được điều trị bằng cách: 

  • Bảo vệ vừng khớp khỏi bị tổn thương 
  • Nghỉ ngơi khớp để tránh các hoạt động gây đau
  • Chườm đá vùng khớp trong khoảng 20 phút sau mỗi 2 - 3 giờ
  • Nén khớp bằng băng chắc nhưng không buộc chặt
  • Nâng cao khớp khi đang nghỉ ngơi, tốt nhất là đến một điểm cao hơn tim.

Đối với triệu chứng sưng khớp do bệnh lý, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Thuốc thường được dùng trong những tình trạng như paracetamol hoặc ibuprofen. Đôi khi bác sĩ có thể sử dụng steroid tiêm vào khớp và loại bỏ một số chất lỏng.

Điều trị sưng khớp bằng mẹo dân gian
Điều trị sưng khớp bằng mẹo dân gian

Người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian sau đây:

  • Ngải cứu rang muối chườm nóng: Ngải cứu rửa sạch và rang cùng muối hạt. Cho hỗn hợp ra khăn và chườm vào vết thương ngay khi còn nóng. Chườm liên tục đến khi hết nóng thì rang lại và chườm thêm 2 - 3 lần nữa để giảm sưng.
  • Muối và gừng: Thái gừng thành lát mỏng và rang cùng với muối và chườm lên vùng khớp bị sưng.
  • Đu đủ và mễ nhân: Cho hai nguyên liệu trên vào nồi nhỏ cùng hai chén nước, đun trên lửa nhỏ đến khi chín mềm thì cho một chút đường và dùng ăn hàng ngày.

8. Lưu ý khi chăm sóc người bệnh mắc sưng khớp

Bổ sung thực phẩm nhiều omega-3
Bổ sung thực phẩm nhiều omega-3

Để tình trạng khớp sưng được cải thiện tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: Người bệnh sưng khớp nên ăn các thực phẩm có chứa acid béo omega-3, acid béo omega-6 GLA, thực phẩm chứa các vitamin,...
  • Chế độ tập luyện hợp lý: tránh lặp đi lặp lại các bài tập ảnh hưởng đến khớp.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng sưng khớp mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích đối với bạn và gia đình. Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH