Khô khớp gối: Triệu chứng, nguyên nhân, biến chứng và điều trị

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Khô khớp là tình trạng bệnh thường gặp ở nhiều người, chủ yếu ở người cao tuổi. Tuy nhiên tình trạng này đang bị trẻ hóa và nhiều người trẻ có thể cũng đang mắc triệu chứng này. Vậy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu về triệu chứng này nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Khô khớp gối là gì?
Khô khớp gối là gì?

1. Khô khớp gối là gì?

Khớp gối là bộ phận nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể bao gồm xương, sụn đầu gối và các cấu trúc mềm. Đây là khớp tham gia nhiều vào quá trình sinh hoạt của chúng ta, do đó nó thường xuyên phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài.

Khô khớp gối là một trong những tình trạng thường gặp của khớp gối. Nó xảy ra khi khớp không tiết hoặc tiết ít chất nhờn để bôi tạo ra một lực ma sát giữa hai mặt khớp và phát ra tiếng lục cục mỗi khi vận động.

Triệu chứng này xảy ra khiến người bệnh luôn cảm thấy đau nhức và khó khăn di chuyển. Không những thế nó còn gây ra các bệnh lý xương khớp nguy hiểm và khó hồi phục.

2. Đối tượng dễ mắc khô khớp gối

Người cao tuổi dễ mắc tình trạng khô khớp gối
Người cao tuổi dễ mắc tình trạng khô khớp gối

Bệnh khô khớp gối thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên, hiện nay cùng với sự phát triển bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Dưới đây là một số đối tượng thường xuyên gặp tình trạng khô khớp, bao gồm:

  • Người trung niên và cao tuổi: Hầu hết người cao tuổi đều mắc các bệnh lý về xương khớp nên tình trạng khô khớp là điều không tránh khỏi ở những đối tượng này.
  • Dân văn phòng: Do tính chất công việc ngồi lâu và nhiều, ít vận động dẫn đến khả năng đàn hồi, kém linh hoạt của khớp gối.
  • Người lao động nặng: Do tính chất công việc, người bệnh thường xuyên phải mang vác nặng gây áp lực lên khớp gối và ảnh hưởng đến cơ, bao sụn khớp và mòn sụn khớp.
  • Người lạm dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá hoặc ăn uống thiếu chất có thể làm giảm dịch khớp gối và gây tổn thương khớp gối.
  • Người bệnh béo phì: Trọng lượng cơ thể nặng gâp áp lực lên khớp gối và đối tượng này cũng là những người thường xuyên gặp tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng nên có thể gây không đủ dịch ở đầu sụn khớp.
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để chứng bệnh khô khớp không làm phiền?

3. Triệu chứng khô khớp gối 

Khô khớp gối kèm triệu chứng đau nhức
Khô khớp gối kèm triệu chứng đau nhức

Khô khớp có thể được biển hiện một cách độc lập nhưng nó cũng có thể kèm theo các triệu chứng khác của bệnh khớp như:

  • Đau nhức: Tình trạng này thường gặp trước khi xuất hiện tình trạng khô khớp. Người bệnh thường chủ quan đối với triệu chứng này nhưng lâu dần đau nhức sẽ xuất hiện nhiều hơn, tần suất nhiều hơn và kéo dài hơn.
  • Cứng khớp: Khi dấu hiệu khô khớp kéo dài sẽ xảy ra tình trạng cứng khớp. Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng và gây khó chịu.
  • Có tiếng kêu trong khớp: Khi dịch khớp không đủ, các mật khớp ma sát với nhau và tạo ra tiếng kêu. Đây là triệu chứng dễ nhận biết của khô khớp nên người bệnh cần chú ý.
  • Vận động bị hạn chế: Tình trạng khô khớp kéo dài dẫn đến đau nhức khiến người bệnh không muốn vận động, lâu dần người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển.

4. Nguyên nhân gây khô khớp gối  

Khô khớp gối xảy ra do những nguyên nhân chính như sau:

  • Giảm dịch khớp gối
  • Tổn thương xương dưới sụn
  • Tổn thương sụn khớp
Tổn thương sụn khớp là một trong những nguyên nhân gây khô khớp gối
Tổn thương sụn khớp là một trong những nguyên nhân gây khô khớp gối

Những tổn thương này xảy ra do những tình trạng dưới đây:

  • Do lão hóa: Nguyên nhân này thường gặp ở những người trung niên hoặc cao tuổi. Các sụn khớp bị bào mòn gây ra hiện tượng rách bao sụn và biến dạng tổ chức sụn, từ đó dẫn đến khô khớp. Tuy nhiên, nó cũng có thể gặp ở lứa tuổi thanh niên do sự phát triển không đồng đều của các bộ phận tại khớp. 
  • Do thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi và dễ dàng gây ra triệu chứng khô khớp.

Ngoài ra, khô khớp gối cũng có thể gặp trong các trường hợp như viêm khớp, vôi hóa ổ khớp, căng giãn quá mức tại khớp gối, béo phì, chế độ ăn uống không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, tư thế vận động, tác dụng phụ của thuốc,...

5. Khám và chẩn đoán bệnh khô khớp gối

Khô khớp gối không phải là một triệu chứng nhẹ mà nó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp, do đó, khi gặp tình trạng này người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.

Một số kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán bệnh khô khớp gối là sử dụng chẩn đoán hình ảnh như:

  • Chụp X-quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Siêu âm khớp gối

6. Điều trị bệnh khô khớp gối

Chữa khô khớp gối để cải thiện tình trạng bệnh
Chữa khô khớp gối để cải thiện tình trạng bệnh

Để tránh tình trạng khô khớp trở nên nghiêm trọng, bạn cần điều trị triệu chứng này sớm để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

  • Vật lý trị liệu khô khớp gối: Đây là lựa chọn an toàn và hiệu quả bậc nhất cho bệnh nhân, làm các bài tập vật lý trị liệu sẽ giúp tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho sức mạnh.
  • Dùng thuốc giảm đau kháng viêm hoặc các chất tăng dịch khớp như hyaluronic acid, glucosamine.
  • Mẹo dân gian: Sử dụng cây nho dại và cây huyết đằng để điều trị phong thấp, đau nhức mỏi khớp, khô dịch khớp, bổ huyết, chỉ thống thông kinh lạc.
  • Phẫu thuật: Đối với tình trạng nặng như thoái hóa khớp, hao hụt sụn và xương không thể phục hồi có thể được chỉ định phẫu thuật nắn chỉnh hoặc cắt ghép sụn.

7. Một số câu hỏi thường gặp về khô khớp gối

Dưới đây là một số câu hỏi mà nhiều người thắc mắc về triệu chứng khô khớp gối:

7.1. Bệnh khô khớp gối có nguy hiểm không?

Khô khớp gối ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt khiến người bệnh trở nên khó khăn, đau nhức xương khi vận động. Nếu không được điều trị sớm, khô khớp gối có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Teo cơ, biến dạng khớp
  • Bại liệt
  • Gây đau nhức kéo dài
  • Hạn chế vận động khớp

7.2. Khô khớp gối có nên đi bộ không?

Khô khớp gối có nên đi bộ không?
Khô khớp gối có nên đi bộ không?

Theo các chuyên gia xương khớp, đi bộ dành cho người bệnh khô khớp là điều rất cần thiết. Điều này là do trong quá trình vận động, dịch khớp được tạo ra giúp bôi trơn, nuôi dưỡng sụn, giảm tình trạng khô khớp gối, ngăn ngừa cứng khớp.

Ngoài ra, nếu đi bộ đúng cách có thể giúp giảm đau rõ rệt, tốt cho người bệnh. Đối với người bệnh khô khớp gối, khi đi bộ người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Trước khi tập, người bệnh cần làm nóng cơ và khớp bằng các bài khởi động khoảng 10 - 15 phút.
  • Không sải thuốc quá dài, di chuyển với tốc độ nhanh sẽ tạo nên áp lực cho khớp gối.
  • Nên đi bộ mỗi lần khoảng 10 - 15 phút, tổng thời gian đi bộ trong ngày có thể kéo dài từ 45 - 60 phút.
  • Nếu xuất hiện triệu chứng đau nhức, người bệnh nên dừng ngày việc đi bộ và dành thời gian nghỉ ngơi. 

8. Hướng dẫn chăm sóc người bệnh khô khớp gối

Khô khớp gối nên ăn gì?
Khô khớp gối nên ăn gì?

Bên cạnh sử dụng các phương pháp điều trị khô khớp gối, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt hợp lý:

  • Chế độ ăn uống: Uống nhiều nước, bổ sung nhiều canxi, vitamin D và omega-3 từ các thực phẩm như sữa, sữa chua, hạnh nhân,... đồng thời hạn chế các sản phẩm chứa đường, chất béo bão hòa, đồ uống có cồn,...
  • Chế độ tập luyện khoa học để giúp các khớp được vận động linh hoạt và dẻo dai như đi bộ, đạp xe, yoga,...
  • Thay đổi các thói quen xấu làm tăng khả năng chịu lực đối với khớp như ngồi xổm, mang vác nặng, lên xuống cầu thang gây khô khớp gối.
  • Tránh sử dụng thuốc lá vì chất gây nghiện có khiến tình trạng khô khớp nghiêm trọng hơn.
  • Thường xuyên bổ sung các thực phẩm giúp xương linh hoạt như collagen, glucosamine,...

Trên đây là những những thông tin về khô khớp gối mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này hữu ích đối với bạn và gia đình. Nếu bạn đang gặp tình trạng khô khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp để đưa ra lời khuyên cho từng tình trạng bệnh.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH