Cây Thổ Phục Linh là thảo dược được mọi người sử dụng phổ biến không chỉ trong điều trị các bệnh về xương khớp mà còn điều trị các bệnh lý khác như mụn nhọt, đau bụng kinh,... Theo dõi ngày bài viết dưới đây.
1. Đôi nét về thổ phục linh
Theo dân gian cây thổ phục linh còn gọi là cây khúc khắc, cây kỳ lương,... Trong khoa học thì thổ phục linh có tên là Smilax glabra Roxb. (Smilax hookeri Kunth), thuộc họ Hành (Liliaceae). Để hiểu thêm về thảo dược này, mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.
1.1. Hình ảnh cây thổ phục linh
Cây thổ phục linh thuộc loại cây sống lâu năm, thân mềm, có dây leo dài 4 - 5m, toàn thân không có gai. Cành nhỏ, gầy, thường có tua cuốn dài
Lá cây mọc so le, có hình xoan thuôn, đầu lá nhọn, phía dưới trong. Mỗi lá có chiều dài trung bình cỡ 5 - 13cm, rộng khoảng 3 - 7 cm, chắc cứng, hơi mỏng, có 3 gân nhỏ từ gốc và nhiều gân con.
Hoa thổ phục linh có màu hồng và đỏ, mọc thành tán, chừng 20 - 30 hoa, nở vào tháng 5 - 6 hàng năm. Cuống chung chỉ dài chừng 2mm, cuống riêng dài hơn, chứng 10mm hoặc dài hơn.
Quả mọng, hình cầu, quả ra vào tháng 7 - 10, mọc thành chùm, đường kính từ 8 - 10 mm, hơi 3 cạnh, có 3 cạnh.
1.2. Phân bố
Cây Thổ phục linh ưa sống ở các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới trong khu vực Châu Á hoặc các nước Đông Nam Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Thái Lan, Lào, Campuchia,...
Tại Việt Nam, cây Thổ phục linh sống tập trung chủ yếu ở các núi cao, thung lũng hoặc trung du ở mọi miền đất nước. Thổ phục linh tập trung tại một số tỉnh như Lạng Sơn, Nghệ An, Khánh Hòa, Kon Tum, Lâm Đồng,...
1.3. Bộ phận dùng và đặc điểm dược liệu
Cây thổ phục linh được dân gian sử dụng bộ phận thân rễ (hay còn gọi là củ) làm thuốc.
Củ thổ phục linh có thể chất cứng, có hình trụ dẹt hoặc là một khối kích thước dài ngắn không đều nhau, dày khoảng 1 - 5mm. Mặt cắt màu trắng đến màu nâu đỏ, có tính chất bột. Khó bẻ gẫy do có thể chất hơi dai. Khi bẻ có bụi bột bay lên nhưng khi tẩm nước thì có cảm giác trơn, dính.
1.4. Thu hái, sơ chế và bảo quản
Thu hái
Cây thổ phục linh là loại thảo dược thân leo. Thân rễ có thể thu hái quanh năm nhưng để dược liệu có dược tính tốt nhất nên thu hái vào mùa hạ.
Sơ chế
Đào lấy thân rễ đem về sẽ được rửa sạch, cắt bỏ hết các rễ con mọc xung quanh. Sau đó, chế biến dược liệu tươi bằng 3 cách như sau:
Phơi hoặc sấy khô.
Ngâm nước nóng vài phút cho mềm rồi thái lát, phơi khô.
Ủ 1 - 2 ngày cho mềm rồi thái mỏng. Sau đó mới đem phơi ngoài nắng hoặc sấy cho thật to.
Bảo quản
Dược liệu sau khi được sơ chế được bảo quản trong các bình kín hoặc cho vào túi zip. Để dược liệu tại nơi thoáng mát và khô ráo, tránh khu vực có độ ẩm cao.
1.5. Thành phần
Từng bộ phận của cây thổ phục linh có những thành phần khác nhau, cụ thể như sau:
Lá và ngọn non: Nước 83,3%, Protein 2,4%, Glucid 8,9%, Xơ 2,2%, Tro 1,2%, Caroten 1,6% và Vitamin C 18%
Thân rễ: Tinh bột, Sitosterol, Stigmasterol, Smilax Saponin, Tigogenin, Beta-sitosterol, Tanin, Chất nhựa, Tinh dầu.
2. Cây thổ phục linh có tác dụng gì?
Cây thổ phục linh là loại thảo dược được chứng về tác dụng cả trong dân gian và y học hiện đại.
2.1. Tính vị, quy kinh
Tính vị: Thổ phục linh có vị hơi ngọt, hơi chát, tính bình.
Quy vào kinh Can, Vị.
2.2. Tác dụng dược lý
Theo Đông y
Dược liệu có tác dụng trừ phong thấp, giải độc, lợi tiểu, thông lợi các khớp.
Công dụng: Tê thấp, đau xương khớp, nhọt độc, đau bụng kinh, lở ngứa và nhiều bệnh khác.
Theo Y học hiện đại
Astilbin trong dịch chiết dược liệu có tác dụng ức chế hoạt động của acid uric, giảm viêm, từ đó, giảm quá trình ăn mòn sụn.
Catalase có tác dụng trong điều trị bệnh Gout và hội chứng tăng acid uric.
Tác dụng kháng viêm.
2.3. Cách dùng và liều lượng
Liều lượng
Người bệnh chỉ nên sử dụng khoảng 12 - 30g thổ phục linh mỗi ngày hoặc cao hơn nếu được thầy thuốc chỉ định.
Cách dùng
Thổ phục linh được dùng dưới dạng thuốc sắc, dạng cao hoặc tán bột làm hoàn. Có thể dùng độc vị và phối hợp cùng các dược liệu khác để gia tăng hiệu quả.
3. Bài thuốc từ dược liệu phổ thục linh
Cây thổ phục linh chữa bệnh gì? Thổ phục linh được biết đến là một dược liệu có tác dụng tuyệt vời trong điều trị bệnh xương khớp. Cùng theo dõi các bài thuốc sau đây:
3.1. Điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp, sang lở
Bài thuốc được sử dụng để điều trị phong thấp, đau nhức xưng khớp, sang lở như sau:
Dược liệu: Hà thủ ô đỏ, Sâm chính bố, Thổ phục linh, Tang ký sinh, Vòi voi mỗi loại 8g; Ðỗ trọng, Cỏ xước, Cây lá lốt, Mắc cỡ gai, Dây đau xương mỗi loại 6g.
Thực hiện: Sắc uống hoặc tán bột, luyện viên.
3.2. Điều trị bệnh thấp khớp
Dược liệu: Thổ phục linh, thạch cao, hy thiêm, ké đầu ngựa, ngạch mễ mỗi loại 20g; Ý dĩ, chi mẫu, liên kiều, đan sâm, tang chi, phòng phong, bạch thược mỗi loại 12g; xương truật, quế chi mỗi loại 8g; Kê huyết đằng, tỳ giải, ngân hoa mỗi loại 16g; cam thảo 6g.
Thực hiện: Sắc uống trong ngày, chia 2 - 3 lần/ngày.
Kiên trì thực hiện bệnh thấp khớp sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
3.3. Chữa bệnh đau dây thần kinh tọa
Người bệnh đau dây thần kinh tọa có thể áp dụng hai bài thuốc sau đây:
Bài thuốc 1:
Thổ phục linh 30g, Dây đau xương 20g, Ngưu tất nam 20g, Tầm gửi dâu 20g, Cốt toái bổ 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
Bài thuốc 2:
Dùng 30g thổ phục linh, 20g dây dâu xương, 20g cỏ xước, 20g tăng ký sinh, 10g cốt toái bổ, sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.
3.4. Điều trị bệnh tê thấp, đau nhức gân xương
Thổ phục linh 20g, củ ráy rừng và đương quy mỗi loại 8g, ráng bay 10g, bạch chỉ 6g. Sắc uống trong ngày, chia 2 - 3 lần.
3.5. Chữa phong thấp, bổ can thận, kích thích thông khí huyết
Bài thuốc 1:
Thổ phục linh 20g, Cây tổ rồng 10g, Đương quy 8g, Bạch chỉ 6g. Sắc các vị thuốc trên với 1 lít nước. Dùng trong ngày, chia 3 lần uống.
Bài thuốc 2:
Chuẩn bị 20g thổ phục linh, 10g tắc kè đá, 8g thiên niên kiện, 8g đương quy, 6g bạch chỉ . Đem sắc với nước, chia 2 - 3 lần trong ngày hoặc lấy các vị thuốc trên ngâm rượu uống.
3.6. Thổ phục linh chữa bệnh Gout
Chữa bệnh gout bằng thổ phục linh với 3 bài thuốc sau:
Bài thuốc 1
Dược liệu: thổ phục linh, cốt khí củ, tỳ giải, ngưu tất, hạt mã tiền chế.
Thực hiện:
Đem tất cả các nguyên liệu sắc cùng 4 bát nước. Đun lửa nhỏ đến khi cạn còn khoảng 1 bát nước thì tắt bếp. Sắc mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần uống.
Bài thuốc 2
Dược liệu: thổ phục linh, xích thược, mộc thông, quế chi, ý dĩ nhân, uy linh tiên, đương quy, ô đầu chế, tế tân.
Thực hiện:
Sắc trước các vị tế tân và ô đầu chế, đến khi sôi thì cho các vị còn lại vào nồi sắc cùng. Đun sôi đến khi cạn còn khoảng 1 bát nước thuốc thì chắt ra uống.
Sau đó, thêm nước vào nồi và tiến hành như trên. Lặp lại các bước 2 lần nữa.
Bài thuốc 3:
Dược liệu: Thổ phục linh, Kim tiền thảo, Liễu thụ hoa, Bồ công anh, Sinh đại hoàng, Tử hoa địa đinh. Mỗi loại 30g.
Thực hiện: Cho các nguyên liệu trên đun với 1 lít nước trong 30 phút. Sau đó bạn để nguội bớt rồi lấy nước này rửa chỗ khớp bị sưng đau.
3.7. Chữa viêm khớp dạng thấp
Bài thuốc chứa bệnh viêm khớp dạng thấp: Lấy 20g thổ phục linh, 12g ý dĩ, 20g thạch cao, 8g xương truật, 12g tri mẫu, 12g liên kiều, 12g hoàng bá, 16g kê huyết đằng, 6g cam thảo, 12g đan sâm, 12g phòng phong, 16g tỳ giải, 16g ngân hoa, 12g bạch thược và 20g ngạch mễ. Sắc uống trong ngày.
3.8. Một số bài thuốc chữa bệnh khác
Trị dị ứng, giảm viêm: Thổ phục linh 15 – 30g. Sắc nước hoặc ngâm rượu uống
Chữa đau bụng trong thời kỳ kinh nguyệt: Thổ phục linh 30g; mã kế và dã thiên ma mỗi loại 15g; xuyên quy, tiểu hồi hương, hương thảo, mạt dược, hàn phần mỗi loại 10g. Sắc uống trước khi hành kinh 3 ngày.
Trị mụn nhọt: Lấy bột thổ phục linh trộn chung với giấm tạo thành hỗn hợp hơi sền sệt. Thoa xung quanh phần mụn, mỗi ngày 2 - 3 lần.
Điều trị bệnh phụ khoa, băng huyết: Thổ phục linh, liều dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc. Có thể thêm đường đỏ hoặc đường trắng phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Kích thích tiểu tiện: Sử dụng 10 - 20g thổ phục linh nấu nước uống hàng ngày thay cho trà.
4. Một số món ăn bổ dưỡng từ thổ phục linh
Ngoài các bài thuốc, thổ phục linh còn được dùng chế biến các món ăn bổ dưỡng. Cùng theo dõi ngay nhé.
4.1. Thịt lợn hầm thổ phục linh
Chuẩn bị: 50g quả thổ phục linh, 100g thịt lạc, trần bì, sinh địa mỗi thứ 20g
Cách làm:
Rửa sạch tất cả các nguyên liệu trên và để ráo. Thổ phục linh gọt bỏ vỏ, thái mỏng. Thịt lợn thái miếng vừa ăn. Hầm các nguyên liệu trên với 700ml trong khoảng 2 giờ, nêm gia vị. Sau đó, để nguội và chia 2 - 3 lần/ngày.
4.2. Chè hạt sen, long nhãn, thổ phục linh
Chuẩn bị: Hạt sen khô, Thổ phục linh, Long nhãn mỗi loại 50g.
Cách thực hiện:
Hạt sen khô đem ngâm cho mềm, vớt ra để ráo nước còn hạt sen tươi chỉ cần đem rửa sạch là được. Hầm 3 nguyên liệu trên khoảng 2 tiếng là bạn đã có thể thưởng thức một món ăn ngon và bổ dưỡng.
5. Độc tính của thổ phục linh
Trong một số trường hợp, người bệnh có thể dị ứng với loại thảo dược này. Hoặc khi dùng với liều cao, thổ phục linh gây kích ứng dạ dày.
Thông báo cho thầy thuốc ngay nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng thổ phục linh để điều trị bệnh.
6. Một số lưu ý khi sử dụng thổ phục linh để có hiệu quả điều trị tốt nhất
Khi sử dụng thổ phục linh cần lusu ý những điều dưới đây:
Người bệnh dị ứng với thổ phục linh hoặc bất kỳ thành phần nào có trong dược liệu này.
Không nên sử dụng các bài thuốc của thổ phục linh cho người có thể can thận âm hư, tỳ vị hư hàn.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu này.
Do thổ phục linh có tác dụng lợi tiểu, do đó, không nên dùng chung với các thuốc khác, bao gồm cả thuốc tây, đông y và thực phẩm chức năng.
Không dùng cho người mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh về thận.
Không nên uống chè khi sử dụng thổ phục linh vì có thể dẫn đến rụng tóc.
Dược liệu này có thể tương tác với một số loại tân dược như Digoxin, Lithium.
Trên đây là những thông tin về cây thổ phục linh hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp và nhiều bệnh lý khác. Hy vọng những kiến thức trên hữu ích cho người bệnh và tất cả mọi người.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ bài thuốc nào, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để hiệu quả điều trị đạt được tốt nhất.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống hoặc các bệnh lý xương khớp, hãy gọi ngay theo hotline để được tư vấn.
Đừng ngần ngại like và chia sẻ bài viết này đến những người xung quanh. Chúng tôi cảm ơn bạn.