Góc nhìn tổng quan về tình trạng lún xẹp đốt sống

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Xẹp đốt sống là tình trạng xảy ra ở nhiều người bệnh, đặc biệt là người bệnh loãng xương. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về tình trạng xẹp đốt sống này chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh xẹp đốt sống là gì?
Bệnh xẹp đốt sống là gì?

1. Bệnh xẹp đốt sống là gì?

Xẹp đốt sống là tình trạng xảy ra khi đĩa cột sống bị mất nước và mất đi độ dẻo dai dẫn đến xẹp lún do chấn thương, làm giảm chiều cao thân đốt sống.

Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động của con người. Tình trạng này thường gặp ở người bệnh lớn tuổi hoặc bệnh nhân ung thư do xương giòn, dễ gãy vỡ.

Xẹp đốt sống thường xảy ở tại những vị trí như sau:

  • Xẹp đốt sống thắt lưng: Bệnh xẹp đốt sống lưng xảy ra tại ba vị trí, xẹp đốt sống L1, xẹp đốt sống L2 và xẹp đốt sống L5.
  • Xẹp đốt sống cổ
  • Xẹp đốt sống ngực: Người bệnh có thể bị xẹp đốt sống tại vị trí D12, vị trí tiếp giáp với L1 của đốt sống lưng.

2. Nguyên nhân và cách phòng ngừa xẹp đốt sống

Có nhiều nguyên nhân gây xẹp đốt sống như chấn thương cột sống, loãng xương, u thân đốt sống, ung thư xương,... trong đó, loãng xương là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến xẹp đốt sống. Cụ thể, các nguyên nhân gây xẹp đốt sống như sau:

Loãng xương là nguyên nhân chính gây xẹp đốt sống
Loãng xương là nguyên nhân chính gây xẹp đốt sống
  • Loãng xương: Nguyên nhân là do mật độ loãng xương giảm dần và dẫn đến xẹp đốt sống. Người bị xẹp đốt sống do loãng xương có thể bị gãy xương lần hai cao gấp 5 lần.
  • Chấn thương: Các hoạt động hàng ngày như hắt hơi mạnh, bê đồ vật,... cũng có thể gây xẹp đốt sống khi bị loãng xương nặng hay té ngã, bê đồ vật nặng đối với người loãng xương giai đoạn trung bình.
  • Đối với người bình thường, khỏe mạnh, chấn thương trầm trọng do tai nạn tác động vào cột sống như tai nạn giao thông, ngã từ trên cao có thể gây xẹp đốt sống.
  • Bệnh lý: thường gặp ở người bệnh ung thư xương hay ung thư di căn, dưới 55 tuổi, không bị chấn thương. Khi đó, các tế bào ung thư di căn đến cột sống làm phá hủy cấu trúc xương khiến xương bị yếu và gây xẹp đốt sống.

Do đó, để ngăn ngừa tình trạng xẹp đốt sống, chúng ta cần lưu ý những điều sau để phòng ngừa xẹp đốt sống tốt nhất:

  • Đối với người cao tuổi, đặc biệt phụ nữ giai đoạn mãn kinh cần thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện khoa học. Nêm bổ sung các khoáng chất và vitamin cùng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
  • Chú ý thực hiện đúng động tác, tránh tư thế xấu, tránh các hoạt động quá mạnh.
  • Thực hiện các bài tập giúp cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện xẹp đốt sống và điều trị kịp thời.
  • Thay đổi lối sống, sinh hoạt như hạn chế uống rượu bia, hút thuốc và sử dụng các chất kích thích.
  • Nếu đang sử dụng các thuốc có chứa steroid hàng ngày, bạn nên thảo luận với các bác sĩ về việc giảm liều để giảm nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

3. Đối tượng dễ mắc xẹp đốt sống

Tình trạng này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên, nguy cơ cao của bệnh xẹp đốt sống thường gặp ở các đối tượng như:

Phụ nữ mãn kinh dế mắc xẹp đốt sống
Phụ nữ mãn kinh dế mắc xẹp đốt sống
  • Phụ nữ mãn kinh thường rất dễ bị loãng xương nên nguy cơ xẹp đốt sống dễ xảy ra hơn.
  • Người bệnh có tiền sử mắc bệnh loãng xương thứ phát kèm với phát triển thể chất kém, còi xương và suy dinh dưỡng.
  • Người thân trong gia đình bị loãng xương cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Người bệnh ít vận động và hoạt động ngoài trời.
  • Người bệnh thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu chè, cà phê, thuốc lá,...
  • Người bệnh có tiền sử mắc các bệnh lý như tuyến sinh dục ở nam, suy buồng trứng ở nữ, mãn kinh sớm, thiểu năng tinh hoàn hay phụ nữ từng cắt buồng trứng,...
  • Người bệnh mắc bệnh nội tiết như cường tuyến giáp, cường tuyến cận giáp, suy thận mãn hoặc chạy thận lâu ngày,...
  • Bệnh lý cơ xương khớp như viêm khớp dạng khớp, thoái hóa khớp,...

4. Triệu chứng của xẹp đốt sống

Các biểu hiện xẹp đốt sống điển hình đều liên quan đến khả năng vận động và đi lại của người bệnh:

  • Các cơn đau có thể diễn ra đột ngột hoặc âm ỉ, đau tăng dần khi đứng lên và đi lại, đau giảm khi người bệnh nằm xuống.
  • Khả năng chuyển động của các cột sống bị giảm sút.
  • Tê bì và ngừa vùng cột sống.
  • Mất kiểm soát đại tiểu tiện hoặc không có khả năng đi tiểu.
  • Chiều cao giảm do cột sống bị xẹp.
  • Gù hoặc cong vẹo cột sống.

5. Biến chứng của xẹp đốt sống

Xẹp đốt sống có nguy hiểm không? Căn bệnh lún xẹp cột sống có nguy hiểm hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, tình trạng này không hề nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, người bệnh có thể gặp một số biến chứng như sau:

Biến chứng lún xẹp đốt sống
Biến chứng lún xẹp đốt sống

5.1. Mất cân bằng từng đoạn cột sống

Khi lúc xẹp khoảng hơn 50% thân đốt sống thì người bệnh có nguy cơ mất vừng từng đoạn cột sống. 

Lúc này các đốt sống không được gắn kết để giúp cơ thể chịu đựng sức nặng, di chuyển dẫn đến tình trạng đau nhức, hạn chế vận động và gây thoái hóa nhanh ở các vùng đốt sống bị tổn thương.

5.2. Gù cột sống

Biến chứng này thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi bởi phụ nữ sau sinh thường có nguy cơ bị loãng xương và dẫn đến lún xẹp đốt sống cao. Nếu gù nhẹ thì không ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt nhưng nếu gù nặng có thể gây chèn ép tim, phooit, ruột và gây nên tình trạng mệt mỏi, khó thở, chán ăn.

5.3. Biến chứng thần kinh

Các vị trí lún xẹp đốt sống chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh thì có thể làm tổn thương tủy sống, sau đó dẫn đến bệnh hẹp ống sống, thiếu máu và oxy tời tủy sống.

Tình trạng này có thể gây tê và đau tương ứng với các dây thần kinh bị tổn thương.

>> Tư vấn về Bệnh Loãng Xương 0961 666 383 <<

6. Chẩn đoán xẹp đốt sống

Để chẩn đoán xẹp đốt sống, bác sĩ tiến hành nhiều biện pháp để đưa ra kết quả chính xác.

Trước tiên, bác sĩ thường dựa vào bệnh sử và những lần khám lâm sàng trước. Sau đó, bác sĩ có thể tiến hành các chẩn đoán cận lâm sàng để giúp chẩn đoán xẹp đốt sống.

Chẩn đoán xẹp đốt sống
Chẩn đoán xẹp đốt sống
  • Chụp X-quang: Đây là xét nghiệm được sử dụng nhiều trong chẩn đoán về bệnh xương khớp. Phương pháp này có thể đánh giá mức độ thoái hóa cột sống, biến dạng cột sống, thân đốt sống giảm chiều cao,...
  • Chụp cắt lớp vi tinh (chụp CT): Xét nghiệm này có thể thấy rõ kích thước, hình dạng ống sống và cấu trúc xung quanh nó. Khi kết hợp với chụp tủy sống cản quang nhằm đánh giá hình ảnh đốt sống chi tiết như mức độ xẹp, lún, mảnh rời,...
  • Chụp cộng hưởng từ  (MRI): Phương pháp này được chỉ định khi cần phân biệt xẹp đốt sống do loãng xương hay do các nguyên nhân khác như lao, bệnh lý ác tính. Hoặc để đánh giá sự chèn ép thần kinh ở cột sống bị tổn thương và xác định được đốt sống xẹp do loãng xương mới hay cũ.
  • Đo độ hấp thụ tia X hay đo độ đậm của xương: Phương pháp này sử dụng để đo mật độ khoáng của xương cũng như giúp xác định tình trạng loãng xương.
  • Đo mật độ xương DEXA: Nếu mật độ khoáng xương T-Score ≤ -2,5, người bệnh gặp phải tình trạng loãng xương và có nguy cơ cao mắc xẹp đốt sống.

7. Điều trị xẹp đốt sống

Tùy thuộc vào mức độ bị xẹp, vị trí xẹp và liên quan đến các tổn thương thần kinh đi kèm để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

7.1. Điều trị nội khoa

Điều trị xẹp đốt sống bằng thuốc
Điều trị xẹp đốt sống bằng thuốc

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp xẹp đốt sống mới không có tổn thương thần kinh kèm theo.

Cách điều trị: Người bệnh được nằm nghỉ tại giường, dùng thuốc và áo nẹp cứng cố định cột sống. Nẹp dùng để nâng đỡ người bệnh và hạn chế cử động vị trí bị xẹp đốt sống.

Sử dụng các thuốc: 

  • Thuốc giảm đau, thuốc giảm đau chống viêm, giãn cơ
  • Thuốc chống loãng xương: các thuốc chứa canxi, vitamin; thuốc ức chế hủy cốt bào như bisphosphonate; calcitonin,...

7.2. Điều trị ngoại khoa

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp xẹp đốt sống có tổn thương thần kinh. Xẹp đốt sống do loãng xương gây đau cột sống ở mức độ trung bình cho đến nặng kéo dài hơn 2 tháng khi không đáp ứng với điều trị bảo tồn.

Các phương pháp điều trị:

  • Bơm xi măng sinh học để tạo hình đốt sống qua da dùng trong trường hợp đốt sống do loãng xương không kèm tổn thương thần kinh, mức độ xẹp đốt sống < 75% đã điều trị nội khoa không cải thiện.
  • Phẫu thuật cố định cột sống điều trị các trường hợp xẹp đốt sống nặng gây biến dạng cột sống lớn có thể kết hợp với giải chèn ép thần kinh khi có tổn thương thần kinh kèm theo.

7.3. Chữa xẹp đốt sống bằng Đông y

Các bài thuốc này thường được sử dụng khi người bệnh ở giai đoạn nhẹ. Một số bài thuốc điều trị xẹp đốt sống như sau:

Bài thuốc với ớt
Bài thuốc với ớt
  • Bài thuốc với ớt: giã nát 10 quả ớt sau đó sao nóng với một chút rượu và để hỗn hợp trong vải sạch và đắp vào chỗ đau. Mỗi ngày chườm một lần đến khi nguội.
  • Bài thuốc với vỏ bưởi, ngải cứu khô và chanh phơi khô: 100 gam vỏ bưởi khô, 200 gam ngải cứu khô, 1 kg chanh phơi khô, 2 lít rượu trắng và 5 viên đường phèn. Đem các nguyên liệu rửa sạch, ngâm với rượu trắng từ 1 - 2 tháng và uống một chén nhỏ, hai lần mỗi ngày.
  • Bài thuốc cây dây đau xương: cây nhàu, dây đau xương, thổ phục linh, rễ cây cỏ xước mỗi vị 20 gam và 6 gam cam thảo dây. Cho các nguyên liệu vào sắc trong 30 phút và mỗi ngày chia làm 2 - 3 lần uống.
  • Bài thuốc từ cây trinh nữ: Đem 20 gam rễ cây trinh nữ với rượu trắng sau đó đem sao vàng và sắc lấy nước uống. Nên chia 2 lần uống mỗi ngày.

7.4. Phương pháp giúp phục hồi chiều cao

Phương pháp này được chỉ định cho người bệnh gãy xẹp đốt sống do loãng xương trên hai tuần kèm đau, biến dạng nặng, không đáp ứng điều trị bảo tồn và củng cố thân xương sống bị yếu.

Phương pháp này được tiến hành như sau:

  • Rạch hai vệt nhỏ, đặt đầu dò vào khoang đốt sống bị gãy.
  • Khoan xương và chèn vào đệm xương (hai bên bong bóng)
  • Hai bong bóng được bơm với chất cản quang đến khi giãn ra tới độ cao mong muốn rồi lấy ra.
  • Khoảng trống tạo bởi bong bóng trên sẽ được xi măng lấp vào.

7.5. Chế độ ăn uống cho người bệnh xẹp đốt sống

Ngoài những biện pháp điều trị xẹp đốt sống trên, người bệnh cần kết hợp với các thực phẩm mà theo các chuyên gia chúng có thể giúp cải thiện bệnh hiệu quả như trái cây, bông atiso, trừng, các loại rau màu xanh đậm, sữa và các chế phẩm từ sữa, xương ống và các thực phẩm giàu canxi, vitamin D.

Trên đây là những thông tin về tình trạng xẹp đốt sống mà người bệnh có thể tham khảo. Nếu bạn đang gặp tình trạng xẹp đốt sống do loãng xương, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH