Ai cũng biết nấm Linh chi là dược liệu quý, vừa có khả năng trị bệnh, lại giúp cường thân kiện thể. Nhưng cụ thể nấm Linh chi là nấm gì, chúng chữa được những bệnh nào và cách sử dụng ra sao để có tác dụng tốt nhất? Cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé.
1. Nấm Linh chi là gì?
Nấm Linh chi còn được gọi là nấm trường thọ, thuốc thần tiên thảo, nấm lim. Chúng có tên khoa học là Ganoderma lucidum, thuộc họ Nấm lim (Ganodermataceae). Có đặc điểm như sau:
1.1. Đặc điểm sinh thái
Nấm Linh chi là loại nấm hóa gỗ. Chúng mọc cả trên thân cây nho, dừa, trúc, tre hay những loại cây lá rộng, lá kim,…
Nấm Linh chi mọc đơn lẻ hoặc thành cụm, phần thịt mềm xốp, màu nâu nhưng có xu hướng hóa gỗ dần theo thời gian. Mũ nấm có hai vách, bào tử nấm hình thành giữa hai vách này.
Khi trưởng thành, mũ nấm có hình thận, hình tròn hoặc hình quạt với độ dày từ 0.5 – 2cm, rộng 2 – 25cm và dài 3 – 30cm. Mũ nấm có các vân tán xạ, lượn sóng, màu nâu đỏ và sáng bóng, mặt dưới có màu nâu nhạt hơn.
Cuống nấm cắm lệch về một phía mũ chứ không cắm ở giữa mũ nấm. Cuống có hình trụ tròn, dài, màu nâu bóng.
Bào tử là cơ quan sinh sản của nấm Linh chi. Chúng có hình trứng, kích thước nhỏ, màu nâu và chứa nhiều hoạt chất quý trong điều trị bệnh.
1.2. Các loại nấm Linh chi
Linh chi có rất nhiều loại và được phân loại dựa theo các đặc điểm về màu sắc, xuất xứ hay hình dáng. Cụ thể:
Phân loại theo màu sắc
Theo Thần nông bản thảo ghi chép, có tất cả 6 loại nấm Linh chi khác nhau:
- Nấm Linh chi xanh: Còn gọi là Thanh chi hay Long chi
- Nấm Linh chi đỏ: Còn gọi là Hồng chi, Xích chi hay Đơn chi
- Nấm Linh chi vàng: Còn gọi là Hoàng chi hay Kim chi
- Nấm Linh chi trắng: Còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi
- Nấm Linh chi đen: Còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi
- Nấm Linh chi tím: Còn gọi là Tử chi hay Mộc chi
Trong các loại trên, nấm Linh chi đỏ và đen được coi là những loại có nhiều tác dụng và công năng nhất.
Phân loại theo xuất xứ
Theo nguồn gốc xuất xứ, nấm Linh chi có các loại sau:
Nấm Linh chi Việt Nam (Nấm Lim xanh): Nấm mọc trên cây gỗ lim đã chết và có giá trị rất cao về kinh tế cũng như chăm sóc sức khỏe.
Nấm Linh chi Hàn Quốc: Hiện nay, các sản phẩm mang thương hiệu Nấm Linh chi Hàn Quốc đều rất được người dân trên thế giới ưa chuộng và tin dùng.
Nấm Linh chi Trung Quốc: Linh chi Trung Quốc có trọng lượng nhẹ hơn nấm Hàn Quốc rất nhiều và không đảm bảo về chất lượng.
Nấm Linh chi Nhật Bản: Chủ yếu là nấm Linh chi đỏ.
1.3. Phân bố
Linh chi thường thấy mọc hoang dại ở các vùng núi cao lạnh. Gần đây, trên cơ sở những cây hoang dại, người ta đã tổ chức trồng Linh chi trên quy mô công nghiệp để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Chúng được trồng ở nhiều nước, phổ biến nhất ở Hàn Quốc, Ngoài Trung Quốc, Nhật Bản,... cũng tiến hành trồng nhưng khí hậu không thuận lợi bằng Trung Quốc. Ở nước ta, một số vùng như Sapa, Đà Lạt, Hòa Bình,... đã có cơ sở trồng nấm Linh chi.
1.4. Bộ phận dùng
Mũ nấm và cuống là hai bộ phận được thu hái và chế biến để làm thuốc.
1.5. Thu hái và sơ chế
Khi đạt điều kiện thu hái, cây nấm Linh chi sẽ được cắt sát tận gốc, rửa sạch. Nấm được dùng tươi hoặc sấy khô để giữ được nguyên hoạt chất có trong nấm.
1.6. Bảo quản
Sau khi sấy khô nên bảo quản nấm trong hũ sạch hoặc đóng gói cẩn thận. Để nơi khô ráo, tránh độ ẩm cao. Bởi nấm Linh chi rất dễ bị nấm mốc, mối mọt đục khoét - điều này sẽ làm giảm giá trị dược liệu của nấm.
2. Thành phần hóa học
Là một dược liệu có tác dụng với nhiều bệnh lý, nấm Linh chi được nghiên cứu rộng rãi và phát hiện ra những thành phần hóa học quý. Cụ thể, nấm Linh chi có thành phần hóa học như sau:
Xenluloza 54-56%, lignin 13-14%, nước 12-13%, chất khử 4-5%, hợp chất có N 1,6-2,1%, chất béo 1,9-2%, hợp chất steroid 0,14-0,16%, hợp chất phenol 0,08-0,1%, tro 0,022%.
Theo công trình nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Linh chi hoang dại của Trung Quốc, thì nấm Linh chi có hàm lượng Germanium cao hơn lượng nhân sâm từ 5 đến 8 lần.
3. Tác dụng của nấm Linh chi
Hàng ngàn năm trước, nấm Linh chi là dược liệu quý chỉ có vua chúa mới được ngự dụng. Bởi đây là vị thuốc có nhiều tác dụng quý.
3.1. Tác dụng của nấm Linh chi
Ngày nay, Linh chi được sử dụng nhiều trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền.
Theo y học cổ truyền
Mỗi loại nấm Linh chi sẽ có đặc điểm và công dụng riêng. Và được Thần nông bản thảo và Bản thảo cương mục ghi lại như sau:
- Thanh chi: Tính bình, không độc. Giúp sáng mắt, bổ can thận, an thần, tăng trí nhớ, cường khí; dùng trong các bệnh viêm gan cấp và mãn tính.
- Hồng chi: Vị đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng tăng trí nhớ; dùng để chữa các bệnh thuộc về huyết và thần kinh, tim.
- Hoàng chi: Vị ngọt, tính bình, không độc. Công dụng chính là tăng cường hệ thống miễn dịch.
- Hắc chi: Vị mặn, tính bình, không độc. Chủ trị bí tiểu tiện, sỏi thận, bệnh ở cơ quan bài tiết.
- Bạch chi: Vị cay, tính bình, không độc. Chủ trị hen, ích phế khí.
- Tử chi: Vị ngọt, tính ôn, không độc. Chủ trị đau nhức xương khớp, gân cốt.
Nói tóm lại, dùng 6 loại nấm Linh chi lâu ngày sẽ giúp cho nhẹ người, tăng tuổi thọ.
Theo y học hiện đại
Theo sự phát triển của nền y học, các y bác sĩ đã nghiên cứu và tìm ra nhiều tác dụng của nấm Linh chi. Đó là:
Tăng cường oxy cho não và tim
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Ức chế virus và vi khuẩn
Tăng cường miễn dịch
Hỗ trợ kiểm soát tế bào ung thư
Chống oxy hóa
Điều hòa kinh nguyệt
Thúc đẩy hoạt động tiêu hóa
Hỗ trợ thần kinh
3.2. Cách dùng
Nấm Linh chi có rất nhiều cách sử dụng để bồi bổ, hỗ trợ chữa bệnh và làm đẹp da.
Cách 1: Dùng nước của nấm Linh chi uống thay nước lọc
Cho 50g Linh chi dạng thái nát cùng 1 lít nước, nấu đến khi nước cạn còn khoảng 0,8 lít. Nước Linh chi cho vào bình và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh, dùng để uống thay nước.
Phần bã của nấm Linh chi bạn vớt ra, phơi khô và nấu nước tắm, rất tốt cho da và tóc.
Cách 2: Uống dạng trà
Nghiền nấm Linh chi thành bột. Cho bột nấm vào ấm hoặc tách, hãm bằng nước sôi, hãm khoảng 5 phút rồi uống (có thể uống cả bã).
Cách 3: Ngâm rượu
Cho 200g nấm Linh chi khô để nguyên tai hoặc thái lát, ngâm với 2 lít rượu (rượu khoảng 39 độ). Ngâm 30 ngày là có thể dùng được.
Bạn nên uống rượu Linh chi vào sau bữa ăn tối, mỗi lần khoảng 1 - 2 ly nhỏ.
Cách 4: Dùng bột nấm Linh chi để dưỡng da
Nấm Linh chi đem nghiền nhỏ, trộn với mật ong để làm mặt nạ dưỡng da.
Cách 5: Dùng nấm Linh chi để nấu canh hoặc nấu súp
Nấu Linh chi để lấy nước như cách 1, sau đó lấy nước đó đem nấu canh hoặc nấu súp để ăn. Cách làm này sẽ giúp bạn nấu được những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi người, nhất là người mới ốm dậy hoặc người già.
3.3. Tác dụng không mong muốn của nấm Linh chi
Nấm Linh chi là thần dược nhưng chúng vẫn có những tác dụng không mong muốn cần lưu ý như sau:
Dạng bột nấm có thể có tác động xấu đến gan
Gây đau bụng, chảy máu cam, chảy máu, khô miệng, cổ họng và vùng mũi bị ngứa
Ngâm rượu uống có thể gây phát ban da
Hít phải bào tử của nấm Linh chi có thể gây dị ứng
Nếu bạn gặp một trong các tác dụng không mong muốn như trên, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.
4. Bài thuốc chữa bệnh từ nấm Linh chi
Nấm Linh chi được sử dụng từ ngàn năm trước. Qua mỗi thế hệ, nền y học lại tích lũy thêm được nhiều bài thuốc chữa bệnh từ loại nấm này.
4.1. Chữa mất ngủ và suy nhược thần kinh
Nguyên liệu: Lá Vông nem, lá Sen, Linh chi, Lạc tiên và Cúc hoa mỗi thứ 6 – 8g.
Rửa sạch các dược liệu trên và cho vào tách và hãm với nước ấm uống như trà. Hoặc có thể sắc lấy nước, uống hết trong ngày.
4.2. Chữa viêm phế quản và viêm gan mãn tính
Nguyên liệu: Linh chi tán bột
Mỗi lần sử dụng 2 – 4g uống với nước ấm, 2 – 3 lần/ngày
4.3. Trị đau thắt ngực, tăng huyết áp, xơ cứng mạch máu và hỗ trợ phòng ngừa tai biến mạch máu não
Nguyên liệu: Đỗ trọng, Hoàng tinh, Cẩu tích và Mẫu đơn bì mỗi thứ 12g, Thỏ ty tử và Thạch xương bồ mỗi thứ 6g, Linh chi 9g.
Rửa sạch các dược liệu trên. Sắc mỗi ngày một thang, chia nước sắc thành 3 lần, uống trong ngày. Dùng trước khi ăn 1 giờ.
4.4. Bồi bổ sức khỏe, nâng cao thể lực và giải nhiệt
Nguyên liệu: Nấm Linh chi thái lát 30g
Linh chi rửa sạch, sắc lấy nước. Có thể thêm mật ong, đường phèn vào cho dễ uống. Dùng hết trong ngày và nên sử dụng lúc bụng đói.
4.5. Mát gan, dưỡng da mặt và điều trị rối loạn giấc ngủ
Nguyên liệu: Cam thảo 2g, Hồng táo 4g và Linh chi 6g
Rửa sạch, hãm với nước sôi uống như trà. Dùng đều đặn trong thời gian dài sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
4.6. Trị mất ngủ, hồi hộp do huyết hư
Nguyên liệu: Thục địa 25g và nấm Linh chi 10g.
Dược liệu đem rửa sạch, sắc lấy nước và dùng 2 lần/ngày. Dùng liên tục trong vòng 30 ngày
4.7. Rượu Linh chi giúp cải thiện trí nhớ, kích thích tiêu hóa và mất ngủ
Linh chi ngâm rượu
Nguyên liệu: Rượu trắng 500ml và Linh chi 100g
Rửa sạch nấm Linh chi, thái lát và ngâm với rượu. Sau 7 ngày là dùng được. Mỗi lần uống 15ml vào buổi sáng và buổi tối.
4.8. Chữa đau mỏi lưng gối, cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Đau lưng, mỏi gối gối, suy nhược cơ thể sử dụng nấm linh chi theo cách như sau:
Nguyên liệu: Hà thủ ô (chế) 20g và nấm Linh chi 10g
Rửa sạch dược liệu. Sắc hai lần, mỗi lần sắc trong 1 giờ kể từ lúc sôi. Sau đó, hòa 2 lần nước sắc với nhau và uống hết trong ngày. Dùng đều đặn trong vòng 1 tháng.
>> Có thể bạn quan tâm đến cây thuốc chữa bệnh xương khớp: Đỗ trọng - Hình ảnh, Đặc điểm, Tác dụng và Thận trọng
5. Lưu ý khi sử dụng nấm Linh chi
Để đạt hiệu quả cao nhất khi sử dụng nấm Linh chi, người dùng phải chú ý những điều sau.
5.1. Những ai nên dùng nấm Linh chi
Chứa nhiều hoạt chất có tác dụng quý trong điều trị bệnh, nấm Linh chi rất tốt với những người:
Có cơ thể suy nhược cần bồi bổ sức khỏe
Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, áp lực hay phải làm trong môi trường làm việc khắc nghiệt
Người đang mắc bệnh xương khớp, bệnh tim, gan nhiễm mỡ, xơ gan, tiểu đường, huyết áp cao,…
Người cần tăng cường chức năng sinh lý
Người thường xuyên mất ngủ, tiêu hóa kém, ăn không ngon
Người trí nhớ kém, muốn tăng cường trí nhớ
5.2. Những đối tượng không sử dụng nấm Linh chi
Nấm Linh chi rất tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng để tránh gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là với các đối tượng sau:
Người bị huyết áp thấp
Bệnh nhân phẫu thuật
Nam giới không nên lạm dụng nấm Linh chi
Trẻ em dưới 15 tuổi
Các bà mẹ đang cho con bú hoặc phụ nữ có thai
Người bị dị ứng với các thành phần trong nấm Linh chi
6. Tương tác của nấm Linh chi với các loại thuốc khác
Chứa rất nhiều hoạt chất với tác dụng chữa bệnh đa dạng, Linh chi có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng như:
- Thuốc điều trị cao huyết áp: Linh chi cũng có tác dụng hạ huyết áp, vì vậy khi sử dụng cùng thuốc cao huyết áp có thể làm hạ huyết áp quá mức.
- Các loại thuốc chống đông máu: Nấm Linh chi làm chậm quá trình đông máu. Dùng loại thảo dược này cùng với thuốc chống đông máu có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
7. Nấm Linh chi giá bao nhiêu tiền?
Đây là một câu hỏi có nhiều đáp án. Bởi giá cả của nấm Linh chi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như xuất xứ, dạng bào chế, nơi bán…
Nấm Linh chi Hàn Quốc
Giá thành: Từ 2.000.000đ - 7.000.000đ/1kg tùy từng loại.
Nấm Linh chi Nhật Bản
Giá thành: Tùy theo xuất xứ mà giá bán từ 4.000.000đ/1kg
Nấm Linh chi Việt Nam
Nấm Linh chi tự nhiên được nhiều người dùng ưa chuộng là nấm Lim xanh. Giá bán từ 2.000.000đ - 4.000.000đ/1kg.
Nấm Linh chi được ươm trồng tại Việt Nam có giá bán từ 800.000 đ/kg đến 2.000.000đ/kg.
Nấm Linh chi Trung Quốc
Giá thành: 300.000đ/1 kg - 800.000đ/1kg.
Lưu ý: Nấm Linh chi Trung Quốc thường hay bị hút hết tinh chất, do đó giá thành rẻ, không còn giá trị sử dụng. Người mua nên cân nhắc và thận trọng khi mua loại nấm này.
8. Cách trồng nấm Linh chi tại nhà
Có nhiều công dụng diệu kỳ như vậy, nhưng Linh chi không phải là dược liệu khó trồng. Bạn có thể tự trồng loại nấm này tại nhà với các hướng dẫn sau.
Trên đây là những thông tin đầy đủ nhất về nấm Linh chi. Hy vọng bài chia sẻ này có thể giúp ích cho bạn. Nếu thấy bài viết hay, bạn hãy nhấn like và chia sẻ với những người xung quanh nhé. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Nếu bạn có vấn đề băn khoăn về bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đay để được chuyên gia tư vấn.
0961.666.383