Tất tật thông tin về thuốc capsaicin mà bạn nên biết

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Capsaicin là một trong những thuốc được sử dụng cho bệnh viêm xương khớp với dạng thuốc bôi ngoài da. Nếu bạn đang hoặc có ý định sử dụng thuốc chứa hoạt chất capsaicin này thì đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!!

Mục lục [ Ẩn ]
Capsaicin có trong quả ớt
Capsaicin có trong quả ớt

1. Capsaicin là thuốc gì?

Capsaicin là một hợp chất hóa học dưới dạng tinh thể được phân lập từ quả ớt vào năm 1878. Hoạt chất nào có tác dụng gây bỏng rát ở màng nhầy, tăng tiết acid dịch vị và kích thích hệ thống thần kinh trên da.

Hiện nay, capsaicin hiện được sử dụng ở dạng bôi ngoài da cho chứng đau dây thần kinh sau phẫu thuật. Thuốc này cũng được sử dụng ngoài da trong các tình trạng như viêm khớp, bệnh vẩy nến hoặc bệnh thần kinh do tiểu đường.

Thuốc capsaicin được bào chế dưới dạng kem bôi ngoài da với hàm lượng 0,025% (45 gam và 60 gam); 0,075% (45 gam và 60 gam).

2. Cơ chế tác dụng

Cơ chế hoạt động chính xác của capsaicin tại chỗ vẫn chưa được làm sáng tỏ đầy đủ. 

Capsaicin là một hoạt chất thần kinh có tác dụng tổng hợp, lưu trữ, vận chuyển và giải phóng chất P, được cho là chất trung gian hóa học chính của các xung động đau từ hệ thần kinh ngoại vi đến hệ thần kinh trung ương.

Ngoài ra, chất P đã được chứng minh là được giải phóng vào các mô khớp, nơi nó kích hoạt các chất trung gian gây viêm có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Capsaicin làm cho da và khớp không nhạy cảm với cơn đau bằng cách làm cạn kiệt và ngăn chặn sự tái tích tụ của chất P trong các tế bào thần kinh cảm giác ngoại vi. Với sự suy giảm chất P trong các đầu dây thần kinh, các xung động đau cục bộ không thể truyền đến não.

Capsaicin liên kết có chọn lọc với một protein được gọi là TRPV1, nằm trên màng tế bào thần kinh cảm nhận cảm giác đau và nhiệt. TRPV1 là kênh canxi được kích hoạt bằng nhiệt, với ngưỡng mở từ 37°C đến 45°C (37°C là nhiệt độ cơ thể bình thường). 

Khi capsaicin liên kết với TRPV1, nó làm cho kênh giảm ngưỡng mở của nó, do đó mở ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của cơ thể, đó là lý do tại sao capsaicin có liên quan đến cảm giác nóng. 

Cơ chế này của capsaicin làm cạn kiệt chất tiền synap P của các sợi thần kinh cảm giác và mất tính nhạy cảm của các thụ thể vanilloid.

3. Chỉ định của thuốc capsaicin

Capsaicin giảm đau trong viêm khớp
Capsaicin giảm đau trong viêm khớp

Thuốc bôi capsaicin giúp ngăn chặn các cảm giác đau đến dây thần kinh. Thuốc capsaicin có thể giúp giảm đau do viêm khớp dạng thấp, viêm khớp, đau cơ xơ hóa, bong gân, căng cơ, chứng đau nửa đầu và các chứng đau đầu nghiêm trọng khác, phẫu thuật.

Ngoài ra, nó cũng giúp cải thiện tình trạng bong gân, viêm, đỏ và đau do bệnh vảy nến. Nó cũng giúp giảm đau tổn thương dây thần kinh do bệnh zona, đau dây thần kinh hậu môn, HIV và bệnh tiểu đường.

4. Liều dùng và cách sử dụng

Liều dùng cho người lớn và trẻ từ 2 tuổi trở lên để giảm đau: Bôi lên vùng bị ảnh hưởng không quá 3 - 4 lần/ngày. 

Công dụng: Giảm đau tạm thời các cơn đau nhức nhẹ của cơ và khớp liên quan đến đau lưng, căng cơ, bong gân, bầm tím và viêm khớp.

Trong khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số điều khi sử dụng thuốc như sau:

  • Không bôi trực tiếp thuốc lên vùng da có vết thương hở
  • Đảm bảo da sạch và khô trước khi bôi capsaicin.
  • Lấy một lượng thuốc rất nhỏ và dùng ngón tay thoa đều thuốc trên da để thuốc thấm nhanh hơn.
  • Rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sau khi sử dụng thuốc để tránh thuốc tiếp xúc với các bộ phận khác trên cơ thể. Hoặc bạn có thể sử dụng bao tay cao su, bông gòn hoặc khăn giấy sạch để bôi thuốc.
  • Đối với các vùng được bôi thuốc, không nên tiếp xúc với nước ít nhất 30 phút. Nếu sử dụng băng trên vùng điều trị thì không nên quấn quá chặt.
  • Bảo quản thuốc bôi capsaicin ở nhiệt độ phòng tránh ẩm và nhiệt.

5. Tác dụng phụ của capsaicin

Buồn nôn sau khi dùng capsaicin
Buồn nôn sau khi dùng capsaicin

Các tác dụng phụ thường gặp của Capsaicin bao gồm:

  • Đau tạm thời tại vị trí bôi
  • Đỏ
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Tăng huyết áp
  • Sưng tấy
  • Ngứa
  • Phù nề
  • Viêm xoang
  • Viêm phế quản

Các tác dụng phụ ít gặp hơn của capsaicin tại chỗ bao gồm:

  • Bào mòn da
  • Chóng mặt
  • Ho
  • Đau đầu
  • Thay đổi khẩu vị

Những tác dụng này của capsaicin đôi khi trở nên tồi tệ hơn khi thời tiết nóng và ẩm ướt hoặc khi người bệnh tắm nước nóng, đổ mồ hôi. Tình trạng này có thể kéo dài trong vài ngày nhưng có thể tiếp tục trong 2 đến 4 tuần.

6. Chống chỉ định

  • Quá mẫn với thành phần của thuốc
  • Trẻ em dưới 2 tuổi

7. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng capsaicin cho người bệnh cao huyết áp
Thận trọng khi sử dụng capsaicin cho người bệnh cao huyết áp
  • Chỉ sử dụng ngoài da
  • Không thoa lên vùng da bị rạn
  • Không sử dụng thuốc lên da mặt hoặc da đầu
  • Khu vực được điều trị có thể nhạy cảm với nhiệt trong vài ngày nên người bệnh hạn chế sử dụng nước nóng, vận động mạnh và hoạt động dưới ánh nắng trực tiếp
  • Sử dụng thận trọng ở những người bệnh tăng huyết áp không kiểm soát được và tiền sử bệnh về mạch máu não.

8. Tương tác thuốc

Hiện nay có tổng cộng 11 thuốc được biết là có tượng tác với capsaicin bao gồm benazepril, captopril, enalapril, enalaprilat, fosinopril, lisinopril, moexipril, perindopril, quinapril, ramipril và trandolapril.

Các thuốc này thuốc nhóm các chất ức chế ACE, do đó, khi chúng và các sản phẩm bôi ngoài da capsaicin được sử dụng đồng thời có thể làm tăng cơn ho cho người sử dụng.

9. Quá liều và xử trí

Chưa có báo cáo về tình trạng quá liều capsaicin. Tuy nhiên, nếu vô tình nuốt phải capsaicin có thể gây bỏng rát nghiêm trọng trong và xung quanh miệng, chảy nước mắt, nước mũi và khó nuốt hoặc khó thở.

Trên đây là những thông tin về thuốc capsaicin mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những kiến thức này có thể hữu ích cho bạn và những người xung quanh, đặc biệt người bệnh xương khớp.

Nếu bạn có câu hỏi nào liên quan đến bệnh xương khớp, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH