Cây mật gấu là thảo dược có vị đắng được sử dụng phổ biến ở các nước châu Á và châu Phi. Nó có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh như tiểu đường, bệnh lý xương khớp, sốt, ho,... Cùng tìm hiểu về loại thảo dược tuyệt vời này nhé.
Cây Mật gấu là tên gọi chung cho hai loại cây khác nhau, đó là cây mật gấu miền Nam (họ Cúc) và cây mật gấu miền Bắc (họ Hoàng liên ô rô).
Hai loại cây này không chỉ có tên khác nhau mà chúng còn khác nhau về đặc điểm và tác dụng nữa. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu kỹ từng cây để phù hợp với mục đích sử dụng nhé. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho người bệnh về cây Mật gấu miền Nam.
1. Mô tả cây mật gấu
Cây Mật gấu (bitter leaf) được biết đến là một thảo dược quý có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cây Mật gấu có tên khoa học là Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Ngoài ra, nó còn được gọi với những tên khác như cây mật gấu Nam, cây lá đắng, cây kim thất tai. Cây mật gấu có những đặc điểm như sau:
1.1. Đặc điểm của cây
- Cây Mật gấu thuộc loại cây thân thảo với thân cây mềm, mọc thành bụi. Cây thường cao từ 2 - 5 mét.
- Lá cây mọc đơn cách, có màu xanh lục, mặt trên sẫm hơn mặt dưới, hình bầu dục, dài khoảng 20cm, đầu lá nhọn và đuôi lá nhọn hoặc hình nêm. Lá cây có vị đắng.
- Cụm hoa dạng đầu, cuống đầu dài tới 1cm, có lông mu, bao phấn hình ống, dài 3 - 5 mm, lá bài dài 1 - 4,5 mm có khía.
- Hoa lưỡng tính, đều, 5 cánh. Mào lông bao gồm các vảy tuyến tính bên ngoài, dài 5mm. Tràng hoa hình ống dài 5 - 8mm, màu trắng, có tuyến với các thùy dựng đứng. Nhị có bao phấn hợp thành ống, có phần phụ ở đỉnh. Bầu noãn 1 ô, mọc đối và có tuyến.
- Quả có 10 gân, dài 1,5 - 3,5 mm; có lông, màu nâu đến màu đen; đỉnh có các lông dài nhiều hơn. Cây con nảy mầm màu be.
1.2. Cây Mật gấu trồng nhiều ở đâu?
Cây Mật gấu mọc nhiều ở khu vực nhiệt đới như châu Phi.
Hiện nay, cây cũng có phân bố tại Việt Nam. Cây được trồng hoặc mọc hoang tại các khu vực Nam Bộ. Do đó, cách gọi “cây mật gấu Nam” để chỉ vùng sinh sống của loại cây này và phân biệt với cây mật gấu Bắc (họ Hoàng liên ô rô).
1.3. Bộ phận dùng làm thuốc
Bộ phận thường dùng của cây là rễ, thân cây và lá cây.
1.4. Thu hái và sơ chế
Thu hái
Cây có thể thu hái quanh năm. Khi thu hoạch nên chọn các cây vừa trưởng thành, không nên chọn cây quá già hoặc còn non.
Sơ chế
Sau khi thu hoạch, thân và lá cây được đem đi rửa sạch và để ráo.
Sau đó, dùng tươi hoặc phơi khô làm thuốc. Khi phơi xong có thể sao vàng để bảo quản được lâu hơn.
- Lá cây thường có vị đắng, tuy nhiên vị đắng có thể giảm bớt bằng cách đun sôi hoặc ngâm lá trong nước nhiều lần.
1.5. Bảo quản
Các bộ phận sau khi sơ chế được bảo quản tại nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc những nơi ẩm thấp.
1.6. Thành phần hóa học của cây mật gấu
Cây có rất nhiều thành phần hóa học mang lại lợi ích cho cơ thể. Vị đắng là do sesquiterpene lactones (ví dụ như vernodalol, vernolepin và vernomygdin), alcaloid, saponin, tannin và các glycoside steroid (vernoniosides).
Trong lá và thân cây có chứa flavonoid như luteolin, luteolin 7-O-glycosides và luteolin 7-O-glucuronide; vernonioside A, B, A1, A2, A3, B2, B3 và A4; terpene; coumarin; acid phenolic; lignan; xanthone; anthraquinone; edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư).
Ngoài ra, trong lá còn chứa chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2; protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenylalanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.
2. Tác dụng của cây mật gấu
Thảo dược chứa các thành phần hóa học và dưỡng chất cần thiết nên tác dụng mà nó mang lại là vô cùng to lớn. Cùng tìm hiểu về tác dụng của dược liệu để hiểu rõ hơn về nó nhé.
2.1. Theo Y học cổ truyền
Trong Đông y, cây Mật gấu có vị đắng, tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, hạ sốt, kích thích sinh sản Estrogen, điều hòa đường huyết, tốt cho gan thận, chống lão hóa và tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Cây Mật gấu được để chủ trị các bệnh, cụ thể như:
Điều trị đau nhức xương khớp.
Điều trị ho, ho có đờm.
Chữa chứng tả lỵ.
Diệt trừ giun sán.
Chữa chứng đau họng.
Điều trị rối loạn tiêu hóa.
Chữa cảm sốt.
Chữa cảm lạnh.
Chữa táo bón.
Lợi sữa cho phụ nữ sau hậu sản.
2.2. Theo Y học hiện đại
Theo các nghiên cứu cho thấy lá mật gấu làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú.
Thành phần Polyphenol có tính kháng viêm và chống oxy hóa, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da.
Điều hòa đường huyết bằng cách hạ đường huyết, bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.
2.3. Cách dùng và liều dùng
Cách dùng cây mật gấu
Lá và thân của cây mật gấu có thể dùng để nấu món canh hầm (người châu Phi), ngâm rượu hoặc làm thuốc.
Trường hợp dùng làm thuốc, người bệnh có thể dùng dạng tươi hoặc phơi khô, sao vàng sau đó sắc uống với nhiều vị thuốc khác.
Liều dùng
- Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo chỉ nên sử dụng 10gr/ngày. Tuy nhiên, khi dùng kết hợp với các vị thuốc khác, liều lượng sử dụng của cây mật gấu sẽ được gia giảm cho phù hợp.
- Người bệnh chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn và sau đó tạm dừng lại từ 2 tuần đến 1 tháng rồi sử dụng trở lại. Không nên uống liên tục.
2.4. Độc tính của cây mật gấu
- Theo nghiên cứu trên động vật khi uống dịch chiết lá mật gấu với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa nhóm động vật được uống và không được uống.
- Nghiên cứu này đánh giá về mô học của tim, gan, thận, trọng lượng cơ thể, các chỉ số về máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,... Từ các kết quả thực nghiệm đã đưa ra được kết luận, độc tính của cây mật gấu chưa ghi nhận trên thực nghiệm.
3. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây mật gấu
Với nhiều thành phần hóa học có tác dụng có lợi cho cơ thể giúp cải thiện được tình trạng của nhiều bệnh lý. Chẳng hạn như:
3.1. Cây Mật gấu chữa xương khớp đau lưng
Bài thuốc rượu mật gấu
Theo kinh nghiệm dân gian, để cải thiện bệnh lý xương khớp thì sử dụng cây mật gấu ngâm rượu là phương pháp phổ biến nhất. Rượu cây mật gấu được dùng làm thuốc xoa bóp chữa, đau lưng, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa,... rất tốt.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 500gr cây mật gấu khô và 3 lít rượu trắng. Rửa sạch dược liệu, để ráo và cho vào bình thủy tinh. Đổ rượu vào bình và đậy nắp kín.
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ khoảng 25 - 30 độ C. Ngâm đến khi rượu ngả sang màu vàng nhạt là có thể đem ra sử dụng.
Có thể sử dụng bằng cách xoa bóp hoặc uống 2 - 3 ly nhỏ mỗi ngày.
Bài thuốc uống: Chuẩn bị 10gr lá cây mật gấu, rửa sạch và để ráo. Sắc lấy nước uống.
>> Bạn cũng có thể sử dụng dược liệu khác để hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống như Cây Hy thiêm: Hình ảnh, Đặc điểm, Tác dụng và Lưu ý
3.2. Bài thuốc dùng cây mật gấu giảm huyết áp
Cây mật gấu có trị bệnh tiểu đường không? Với tác dụng hạ huyết áp bởi thành phần kali có trong cây giúp loại bỏ nước và muối trong cơ thể từ đó giúp điều hòa huyết áp.
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 5 lá mật gấu tươi, rửa sạch và để ráo.
Đun sôi lá mật gấu với 3 chén nước cho đến khi lượng nước còn khoảng 2 chén thì tắt bếp, để nguội, gạn lấy phần nước để uống.
Nên chia lần uống làm 2 lần/ngày.
3.3. Bài thuốc từ cây mật gấu trị sốt
Các thành phần trong lá cây mật gấu như lacton andrographolide, glycosides, fiterpene và flavonoid có tác dụng làm giảm sự căng thẳng của cơ thể, có tác dụng giảm sốt với cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 8 lá mật gấu khô, 25gr củ nghệ. Rửa sạch và để ráo nước.
Sắc các nguyên liệu trên với 200mL nước cho đến khi cạn còn khoảng một nửa thì tắt bếp. Để còn hơi ấm, cho thêm mật ong vào tùy theo khẩu vị mỗi người.
Người bệnh nên chia uống 3 lần/ngày.
3.4. Điều trị sốt rét
Người bệnh có thể sử dụng cây mật gấu để điều trị sốt rét do ký sinh trùng plasmodium gây ra như sau:
Chuẩn bị 5 lá mật gấu khô.
Sắc lá mật gấu với 4 chén nước. Đun đến khi còn 2 chén thì tắt bếp. Để nguội. Chia uống 3 lần/ngày.
3.5. Bài thuốc chữa ho, đau họng và ho có đờm
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 5 - 6 lá mật gấu tươi, rửa sạch.
Nhai 1 - 2 lá mật gấu tươi trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Hiệu quả của bài thuốc này thấy rõ ngay vào sáng hôm sau. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vào bài thuốc này để tránh các tác dụng không mong muốn.
3.6. Bài thuốc chữa bệnh viêm ruột thừa
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 10gr lá mật gấu tươi.
Đem sắc với 200mL nước. Gạn lấy nước và chia uống 3 lần/ngày.
3.7. Bài thuốc hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường hô hấp
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị khoảng 10gr lá mật gấu, rửa sạch, sao vàng hoặc sấy khô.
Đun với 3 chén nước cho tới khi còn 1 chén thì tắt bếp.
Bỏ bã và gạn lấy phần nước. Chia uống 3 lần/ngày.
3.8. Chữa viêm gan cấp bằng dược liệu mật gấu
Cách thực hiện như sau:
Chuẩn bị 50gr cây mật gấu tươi hoặc 36 gr mật gấu khô; 12gr diệp hạ châu và 15gr cỏ gà. Đem rửa sạch và để ráo nước.
Đem đun tất cả các nguyên liệu với 1,5 lít nước. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đun cho tới khi còn khoảng một nửa thì tắt bếp.
Chia thuốc thành 3 lần/ngày. Nên sử dụng thuốc trong ngày.
3.9. Bài thuốc từ cây mật gấu trị mụn
Cây mật gấu không chỉ có tác dụng chữa bệnh mà nó còn được sử dụng để làm đẹp bằng phương pháp rượu thuốc giúp bạn có làn da mịn màng, cụ thể như sau:
Chuẩn bị 500gr rễ mật gấu khô và 30 lít rượu trắng 35 độ.
Sơ chế rễ mật gấu trước khi ngâm rượu bằng cách tráng rễ bằng một chút rượu.
Sau đó, cho rễ mật gấu vào bình và đổ thêm rượu đến khi ngập hết nguyên liệu.
Ngâm trong khoảng 2 - 3 tuần hoặc khi rượu chuyển sang màu vàng nhạt thì đem ra sử dụng.
Cách sử dụng:
Lấy rượu mật gấu thoa lên mặt, đặc biệt khu vực nhiều mụn, thoa đều nhẹ nhàng và rửa mặt sau 30 phút.
Do cây có tính kháng viêm do đó khi sử dụng, lớp da cũ sẽ bong ra và thay thế bằng lớp da mịn màng.
Để thấy được hiệu quả của bài thuốc này, bạn sử dụng trong khoảng 20 ngày đến 1 tháng.
3.10. Sử dụng dược liệu mật gấu để bảo vệ gan
Để bảo vệ chức năng gan và tăng khả năng thải độc, người bệnh có thể sử dụng theo cách sau:
Chuẩn bị vài lá mật gấu tươi, rửa sạch, phơi khô.
Sau đó hãm với nước đun sôi trong khoảng 15 phút.
Người bệnh sử dụng hàng ngày thay cho nước chè giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn.
4. Tác hại của cây mật gấu
Vì sao cây mật gấu chỉ nên sử dụng ở liều lượng 10gr/ngày? Bởi khi sử dụng bó trong một thời gian dài với liều lượng quá cao có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như:
Ngộ độc thực phẩm: biểu hiện buồn nôn, xây xẩm mặt mày, đau bụng, chân tay run và có thể ngất.
Ảnh hưởng đến đường ruột: Nó khiến thành ruột và dạ dày bị viêm, dẫn đến giảm chức năng tiêu hóa.
Ảnh hưởng đến tim mạch, huyết áp: Hạ huyết áp, tăng nguy cơ tê liệt tứ chi và có thể dẫn đến đột quỵ ở người dùng.
Táo bón.
Tình trạng bệnh có thể trở nên nặng hơn, do đó, sử dụng mật gấu với liều vừa đủ, có thể ít nhưng không thể dư thừa.
Suy giảm hệ miễn dịch: làm gia tăng mắc bệnh từ virus, vi khuẩn và nấm do mật gấu là loại thảo dược có chứa chất kháng sinh.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây mật gấu để có hiệu quả tốt nhất
Bên cạnh những tác dụng tuyệt vời của cây mật gấu, nó cũng tồn tại những tác dụng không mong muốn mà người bệnh có thể gặp phải. Do đó, trong quá trình sử dụng cây mật gấu, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng bài thuốc.
Tuân thủ theo đúng liều lượng của các chuyên gia đã hướng dẫn.
Không nên sử dụng các bài thuốc trong một thời gian dài với liều lượng quá cao.
Trường hợp quá liều, nếu xuất hiện các biểu hiện bất thường, người bệnh nên dừng thuốc và liên hệ ngay với các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Không nên bỏ thuốc tây khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi các bài thuốc chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể thay thế thuốc đặc trị.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng vì có thể gây sảy thai.
Ngoài ra, người bệnh phải kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ và thể dục thường xuyên để tình trạng bệnh mau chóng được cải thiện.
Trên đây là những thông tin về cây mật gấu mà nhiều người bệnh quan tâm. Hy vọng những thông tin trong bài chia sẻ là những thông tin hữu ích cho những người bệnh đã, đang và có ý định sử dụng cây mật gấu chữa bệnh.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây mật gấu, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để có những phương pháp điều trị bệnh hiệu quả nhất. Nếu bạn còn băn khoane về tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn trực tiếp.
Nếu thấy bài viết hay và có ích, hãy like và chia sẻ những thông tin hữu ích này đến những người xung quanh. Chúng tôi cảm ơn bạn!