Bật mí bài thuốc điều trị trượt đốt sống 10 người khỏi cả 10

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Theo thống kê có khoảng 2-3% dân số mắc bệnh trượt đốt sống, bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn. Bệnh nhân cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này và bài thuốc chữa trượt đốt sống nổi tiếng "10 người dùng khỏi cả 10".

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh trượt đốt sống lưng
Hình ảnh trượt đốt sống lưng

1. Trượt đốt sống là gì?

Trượt đốt sống là tình trạng thường xảy ra ở vùng thắt lưng, gai cột sống có thể khiến đốt sống trượt lùi hoặc về phía trước hay trượt lên xương phía trước.

Hình ảnh giải phẫu tình trạng trượt đốt sống
Hình ảnh giải phẫu tình trạng trượt đốt sống

2. Mức độ của trượt đốt sống

Để phân loại trượt đốt sống người ta đánh giá trên phim chụp cột sống và chia thành 5 mức, dựa theo phần trăm mức độ trượt ra trước của đốt sống trên so đốt sống dưới:

  • Độ I: Trượt dưới 25%
  • Độ II: Trượt từ 25 – 49%
  • Độ III: Trượt từ 50 – 74%
  • Độ IV: Trượt từ 75 – 99%
  • Độ V: Đốt sống bị rơi hoàn toàn ra phía trước so đốt sống bên dưới.

3. Vị trí trượt đốt sống thường gặp

Cổ và lưng là 2 vị trí thường bị trượt đốt sống nhất. Cụ thể như sau:

3.1. Trượt đốt sống cổ

Tình trạng này xảy ra khi xương cột sống ở vùng cổ trượt ra khỏi vị trí của nó. Khiến cho các đường cong đốt sống cổ trở nên bất thường và ống sống có thể bị hẹp.

Bệnh gây đau ở cổ, đầu, cánh tay, bàn tay, ngón tay. Đôi khi, cảm giác đau, tê và  yếu này có thể khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày.

3.2. Trượt đốt sống lưng l4 l5 s1

Trượt đốt sống lưng L4 L5 S1 là sự di chuyển bất thường ra phía trước của diện khớp, mỏm ngang và thân đốt sống. Theo các chuyên gia thì cột sống được chia làm mặt trước và mặt sau.

Khi chúng ta cúi xuống, cột trước sẽ chịu 80% lực trong khi đó cột sau chỉ là 20%. Đó là lý do tại sao các cột sống bị trượt ra ngoài. Thường thì nam giới ít khi bị trượt cột sống lưng, vì hệ xương khớp của họ khỏe mạnh hơn nữ giới.

4. Triệu chứng trượt đốt sống

Trượt đốt sống ở cổ và lưng có những biểu hiện đặc trưng khác nhau. Vậy cụ thể, triệu chứng của trượt đốt sống cổ là gì, trượt đốt sống lưng là gì?

4.1. Triệu chứng trượt đốt sống cổ

Trượt đốt sống cổ gồm các triệu chứng điển hình như:

  • Đau cổ, đầu và vai: Người bệnh cảm thấy đau ở cổ. Cơn đau có thể do thoái hóa đĩa đệm hoặc dây thần kinh bị chèn ép. Đau có thể lan đến vai, cánh tay, bàn tay và cả ngón tay.
  • Tê và yếu ở tay: Khi rễ thần kinh bị chèn ép, bạn có thể cảm thấy tê, yếu hoặc ngứa ran ở tay, bàn tay và ngón tay.
  • Đau có liên quan đến vận động: Cơn đau tăng khi bạn đứng hoặc đi bộ. Bạn sẽ cảm thấy tốt hơn khi ngồi.
Trượt sốt sống cổ gây đau ở cổ, đầu và vai
Trượt sốt sống cổ gây đau ở cổ, đầu và vai

4.2. Triệu chứng trượt đốt sống lưng

Trượt đốt sống lưng gồm các triệu chứng điển hình như:

  • Đau âm ỉ và liên tục ở đốt sống vùng L4 L5.
  • Cơn đau tăng khi xoay, vặn, cúi người, đi bộ lâu, chạy và giảm đi khi nằm nghỉ ngơi.
  • Muốn đứng dậy phải chống tay vào đầu gối lấy lực.
  • Trượt đốt sống lưng L4 L5 càng nặng thì khả năng di chuyển càng kém, người bệnh khi đi phải gù gù lưng cho đỡ đau.
  • Có vết lõm ở vùng đốt sống L4 L5.

5. Nguyên nhân trượt đốt sống

Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, phải kể đến các nguyên nhân chính dưới đây.

  • Khe hở eo: Eo là bộ phận giúp tạo liên kết chặt chẽ cho các thân đốt sống. Nếu phần eo bị nứt gãy hay gặp chấn thương có thể làm mất cân bằng cột sống, gây trượt đốt sống.
  • Quá trình thoái hóa: Khi về già, thoái hóa cột sống sẽ khiến đĩa đệm mất độ đàn hồi, cấu tạo mỏng và dễ khiến thân đốt sống trượt về phía trước.
  • Bẩm sinh: Nếu lúc nhỏ bị rối loạn phát triển, làm mấu khớp phát triển không bình thường thì khi lớn lên nguy cơ bị trượt đốt sống khá cao.
  • Di chứng phẫu thuật cột sống: Sau khi thực hiện một số ca phẫu thuật cột sống, có thể vô tình làm các đốt sống tại đó thiếu vững chắc nên gây trượt đốt sống sau này.
  • Do bệnh lý: Một số bệnh lý xảy ra ở vùng cột sống như viêm khớp nhiễm khuẩn, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, ung thư vùng cột sống,... đều có nguy cơ gây trượt đốt sống tùy mức độ.

6. Trượt đốt sống có nguy hiểm không?

Câu trả lời là trượt đốt sống có nguy hiểm, mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Cụ thể:

  • Nếu người bệnh bị trượt đốt sống ở dưới 50% thân đốt sống do khuyết eo đốt sống thì sẽ làm cho người bệnh đau từ thắt lưng rồi xuống chân.
  • Nếu trượt đốt sống ở mức độ nặng do khuyết eo thì bề mặt thân đốt sống sẽ bị di lệch hơn 50% và dẫn đến vùng thắt lưng bị gù.
>> Có thể bạn quan tâm: Làm thế nào để thoát khỏi chứng bệnh vôi hóa cột sống?

7. Chẩn đoán trượt đốt sống

Việc đầu tiên trong chẩn đoán là bác hỏi thăm triệu chứng bạn gặp phải và tình trạng sức khỏe. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm:

  • Chụp X-quang thắt lưng dưới, giúp xác định xem đốt sống có bị trượt ra khỏi vị trí không và có xuất hiện tình trạng gãy xương không.
  • Chụp CT scan nếu nghi ngờ đốt sống di lệch đè lên dây thần kinh.
Chụp CT scan để chẩn đoán bệnh trượt đốt sống
Chụp CT scan để chẩn đoán bệnh trượt đốt sống

8. Cách điều trị trượt đốt sống

Các cách điều trị trượt đốt sống phổ biến bao gồm:

8.1. Điều trị nội khoa

Phần lớn bệnh nhân trượt đốt sống được điều trị nội khoa. Đối với bệnh nhân tuổi thiếu niên, nằm nghỉ mặc áo cố định ngoài và hạn chế các hoạt động gây đau có thể cải thiện được các triệu chứng của bệnh. Bệnh nhân là người trưởng thành, điều trị bảo tồn như sau:

  • Cố định ngoài và hướng dẫn các hoạt động của người bệnh.
  • Trong các đợt đau cấp phải được chỉ định nằm nghỉ.
  • Dùng các thuốc chống viêm, giảm đau.
  • Điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.
  • Tập thể dục tăng cường sức cơ lưng, đùi, bụng.
  • Giảm cân đối với người béo phì.

8.2. Phẫu thuật

Chỉ mổ trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh đã được điều trị bảo tồn ít nhất 6 tuần và thường sau 6-12 tháng điều trị bảo tồn mà không giảm.
  • Bệnh nhân đau nhiều, không đáp ứng với các biện pháp nghỉ ngơi và dùng thuốc.
  • Xuất hiện các biến chứng: liệt vận động một hoặc hai chân, teo cơ, rối loạn cơ vòng bàng quang.
  • Trượt đốt sống nặng, tiến triển do khuyết eo đốt sống ở trẻ nhỏ.

8.3. Bài tập chữa trượt đốt sống lưng và cổ

Người bệnh nên thực hiện một số bài tập bổ trợ sau:

  • Bài tập đạp xe: Nằm ngửa trên sàn, tay đặt sau gáy và nâng đầu lên khỏi sàn. Một bên chân duỗi thẳng cao khỏi sàn, một bên chân co cao gần ngực. Co chân trái tới gần vai phải và chân phải nâng lên cao. Đổi bên chân và tập cho đến khi đạp khoảng 30 vòng xe.
  • Tư thế cây cầu: Đặt lưng và hai chân nằm xuống đất sao cho khoảng cách từ mông tới chân bằng 1 gang tay. Giữ 2 chân bằng chiều rộng của hông và đặt một chiếc gối giữa hai đầu gối. Ép chặt đầu gối giống như bạn đang ép chặt hai lòng bàn chân xuống mặt đất, nâng hông lên. Giữ cho cổ dài ra.

8.4. Chế độ sinh hoạt - thói quen

Việc thay đổi chế độ sinh hoạt - thói quen cho khoa học sẽ giúp quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn. Cụ thể, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên:

  • Nằm trên giường một hoặc hai ngày.
  • Giảm thiểu thời gian đứng và đi.
  • Tránh các hoạt động yêu cầu bạn phải uốn cong lưng.
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập vừa sức.

9. Phòng ngừa trượt đốt sống

Phòng ngừa bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Tránh các cử động nặng vùng thắt lưng, để tránh tình trạng gãy xương và liền xương xảy ra liên tục ở vùng eo.
  • Phòng tránh các chấn thương làm gãy eo gây trượt đốt sống như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong luyện tập thể thao.
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi để phòng tránh bệnh loãng xương, hạn chế sự thoái hoá cột sống.
  • Điều trị triệt để các bệnh nhiễm khuẩn để phòng biến chứng trượt đốt sống.
  • Đối với bệnh nhân đã mổ điều trị trượt đốt sống, sau khi ra viện, cần kiểm tra định kỳ để đánh giá kết quả mổ.

Hy vọng, những thông tin về bệnh trượt đốt sống trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh trượt đốt sống, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH