Trượt đốt sống lưng cũng như các bệnh về xương khớp khác, nó diễn biến âm thầm, mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh và gây ra những biến chứng khiến nhiều người phải lo lắng. Chính vì vậy, muốn phòng và điều trị hiệu quả căn bệnh này bạn cần trang bị kỹ những kiến thức cần thiết sau:
1. Trượt đốt sống lưng là gì?
Bệnh xương khớp ngày càng là căn bệnh phổ biến ở nước ta, đặc biệt là trượt đốt sống lưng. Những đau đớn mà trượt đốt sống mang lại không chỉ trong ngày một ngày hai mà nó “theo đuổi” bệnh nhân trong thời gian dài.
Vậy, trượt đốt sống lưng là gì?
Cái tên trượt đốt sống lưng nói lên đúng “bản chất” của căn bệnh này. Trượt đốt sống lưng là bệnh lý đốt sống trên trượt ra trước hoặc sau so với đốt sống ở dưới.
Trượt đốt sống lưng là gì?
2. Phân loại trượt đốt sống lưng
Tưởng chừng đơn giản là bệnh xương khớp đơn giản nhưng trượt đốt sống lưng được chia thành 6 loại khác nhau:
- Trượt đốt sống bẩm sinh: khi có những khiếm khuyết của mấu khớp thì trượt đốt sống lưng đến với bạn chỉ là sớm hay muộn. Bệnh khởi phát từ khi còn nhỏ và tiến triển theo thời gian. Trượt đốt sống bẩm sinh còn được chia làm 2 nhóm phụ:
- Nhóm phụ IA: Thiếu sản mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng ra sau.
- Nhóm phụ IB: Thiếu sản mấu khớp, định hướng của khe khớp nằm trên mặt phẳng hướng vào trong.
- Trượt đốt sống do khuyết eo: Trượt đốt sống được gây ra hoặc có liên quan đến những chấn thương vùng eo. Nhóm này được chia thành 3 nhóm phụ:
- Nhóm phụ IIA: Khuyết eo do nguyên nhân gãy hoặc liệt.
- Nhóm phụ IIB: Nguyên nhân chính nằm ở vùng eo cung sau dài hơn bình thường và thường gây ra bởi gãy xương và liền xương xảy ra liên tục ở eo.
- Nhóm phụ IIC: Chấn thương dẫn đến gẫy eo làm trượt đốt sống.
- Trượt đốt sống do thoái hóa: Thoái hóa thường xảy ra ở vị trí đốt sống L4- L5, đặc biệt những thoái hóa này mà ở những vị trí như đĩa đệm, mấu khớp làm mất khả năng vững chắc vốn có của cột sống, từ đó dẫn đến cột sống bị trượt ra khỏi “quỹ đạo” của nó.
Trượt đốt sống lưng L4 L5
- Trượt đốt sống do bệnh lý: Những bệnh lý như nhiễm khuẩn, ung thư làm phá hủy cấu trúc của cột sống gây nên gãy, trượt đốt sống lưng.
- Trượt đốt sống do chấn thương: Chấn thương có khả năng làm gãy mấu, gãy cuống xương làm giảm độ “vững chắc” tại vị trí đó, khiến đốt sống bị trượt.
- Trượt đốt sống sau phẫu thuật: Những can thiệp ngoại khoa như loại bỏ cung sau hoặc cắt cung sau mở rộng kèm theo cắt bỏ các mấu khớp làm trượt đốt sống “đến gần” với bạn hơn. Hoặc với những bệnh nhân được phẫu thuật ghép xương thì trong tương lai rất có thể cũng phải đối mặt với trượt đốt sống.
3. Triệu chứng của trượt đốt sống lưng
Cũng giống như những bệnh lý về xương khớp khác thì trượt đốt sống lưng cũng có những triệu chứng điểm hình:
- Đau thắt lưng, đau tăng lên khi vận động.
- Co cứng cơ cạnh sống lưng, căng cứng cơ mặt trong đùi.
- Hạn chế vận động, khó khăn khi cúi người, rướn người về phía trước.
- Dáng đi của bệnh nhân theo thời gian có sự thay đổi: đi khom lưng về phía trước, cột sống mất đi hình dáng cong tự nhiên, có thể vẹo cột sống.
- Khi độ trượt đốt sống ở mức trầm trọng thì dùng tay cũng có thể sờ thấy được chỗ hõm, được các chuyên gia gọi là “dấu hiệu bậc thang”. Đây cũng là dấu hiệu giúp các bác sĩ có thể phân biệt với các bệnh lý khác.
- Rối loạn cảm giác, tê bì, mất cảm giác không chỉ vùng cột sống lưng bị trượt mà lan tỏa sang những vùng khác, những vị trí mà rễ dây thần kinh “với đến”.
- Đau dọc theo rễ dây thần kinh, đau âm ỉ, lan tỏa tới phần mông, đùi, cẳng chân và bàn chân do dây thần kinh bị chèn ép.
- Đau tăng lên khi ho, hắt hơi.
- Một số bệnh nhân xuất hiện bại liệt, teo cơ, hạn chế vận động cẳng và bàn chân.
Trượt đốt sống lưng gây đau lưng khi cúi người
4. Chẩn đoán trượt đốt sống thắt lưng như thế nào?
Đây là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nên cần được chẩn đoán đúng và sớm để có thể ngăn cản tiến triển của bệnh.
Để chẩn đoán chính xác căn bệnh này bác sĩ cần những thông tin từ bạn, đó chính là những triệu chứng mà bạn gặp phải. Thời điểm bắt đầu và mức độ của triệu chứng mà bạn gặp phải.
Chính vì vậy, đừng bỏ qua bất cứ một triệu chứng nhỏ nào, chính là điều bạn có thể làm để hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác căn bệnh bạn đang mắc phải.
Để củng cố thêm những suy luận của mình, bác sĩ có thể dùng một số xét nghiệm:
- Chụp X – quang: Phim X – quang là hình ảnh chân thực nhất để có thể “mục sở thị” đốt sống có bị trượt hay không, mức độ trượt của đốt sống ra sao? Với loạn trượt đốt sống do gẫy eo thì trên phim X – quang cũng thể hiện rõ thông qua dấu hiệu đặc trưng.
- Chụp cắt lớp (CT Scan): Chụp CT cho thấy hình ảnh chi tiết, đánh giá được cấu trúc của xương, xác định vị trí và mức độ trượt.
- Cộng hưởng từ (MRI): Là công cụ lý tưởng để bác sĩ có thể đánh giá được các tổn thương do trượt đốt sống lưng gây ra. Bao gồm tất cả những tổn thương về mô mềm và những chèn ép thần kinh tại vị trí trượt đốt sống.
Cần khám và chẩn đoán trượt đốt sống lưng như thế nào?
5. Điều trị trượt đốt sống thắt lưng
Trượt đốt sống lưng cần điều trị sớm để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất
5.1. Điều trị nội khoa
Điều trị bằng thuốc hay điều trị nội khoa là phương pháp đầu tiên được lựa chọn với nhiều bệnh nhân. Đa số bệnh nhân đều có đáp ứng tốt với điều trị, cải thiện được những triệu chứng khó chịu.
- Giảm đau: paracetamol viên uống, hoặc truyền tĩnh mạch.
- Chống viêm: nhóm chống viêm NSAIDs là thường được sử dụng hơn cả, chúng bao gồm: Meloxicam, piroxicam, diclofenac, celecoxib, … Nếu bạn có tiền sử viêm loét đường tiêu hóa cần dùng một số thuốc bảo vệ đường tiêu hóa của mình trước khi dùng nhóm này nhé!
- Thuốc giảm tiết acid dạ dày, bảo vệ dạ dày: esomeprazole, omeprazole, phosphalugel, Lomax, …
- Giảm đau thần kinh, chống trầm cảm: Gabapetin, Sulpirite, …
- Giãn cơ: giúp thư giãn cơ và giải phóng nhiều dây thần kinh đang bị chèn ép. Thuốc thường được sử dụng: Decoltractyl, Myonal, …
- Thuốc tăng dẫn truyền, tái tạo thần kinh: Vitamin 3B, vitamin B6, vitamin B12, …
Thuốc điều trị trượt đốt sống lưng: Myonal
Ngoài những thuốc này cần dùng áo cố định cột sống lưng nhằm hạn chế hoạt động nhằm cải thiện triệu chứng và hạn chế sự tiến triển của bệnh. Ngoài ra, những đợt cấp cần nghỉ ngơi, tránh những hoạt động mạnh gây trượt đốt sống lưng tiến triển nặng thêm.
Những bài tập, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cần được phối hợp thêm để cải thiện tình hình của bệnh. Giảm cân cũng được coi là biện pháp giúp giảm “gánh nặng” cho cột sống.
5.2. Điều trị ngoại khoa
Điều trị ngoại khoa là những can thiệp bắt buộc, là phương án cuối cùng nếu như điều trị bằng nội khoa bị thất bại. Phẫu thuật trong trượt đốt sống lưng được tiến hành trong các trường hợp sau:
- Điều trị bảo tồn được 6 tuần và sau 6 – 12 tháng điều trị nội khoa không giảm được tốc độ tiến triển của bệnh. Những triệu chứng ngày càng nhiều, ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của bạn.
- Những cơn đau “nối tiếp” nhiều hơn và không đáp ứng với phương pháp điều trị thông thường ở trên.
- Xuất hiện những biến chứng như: teo cơ, mất vận động, liệt chân, rối loạn bàng quang gây bí tiểu, tiểu không tự chủ.
- Phẫu thuật khi trượt đống sống lưng nặng, do khuyết eo đốt sống bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
Điều trị ngoại khoa – Biện pháp cuối cùng
Mục đích của những can thiệp ngoại khoa này hướng tới là giải phóng cho nhiều dây thần kinh khỏi bị chèn ép và củng cố, làm vững cột sống.
Thành công của phẫu thuật trượt đốt sống lưng không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật, tay nghề của bác sĩ mà còn:
- Điều trị sớm, khi chưa có biến chứng teo cơ, liệt cơ, mất tự chủ tiểu tiện.
- Mức độ nặng của bệnh: mức độ trượt đốt sống càng cao thì phẫu thuật càng phức tạp, và dễ biến chứng.
- Những bệnh mắc kèm của bạn, ví dụ như loãng xương cũng làm giảm tỷ lệ thành công của ca phẫu thuật.
Bạn sẽ không phải đối mặt với điều trị ngoại khoa phức tạp cùng với những biến chứng nguy hiểm của trượt đốt sống lưng chỉ với TRỊ CỐT TÁN, thuốc đặc trị trượt đốt sống lưng gia truyền 5 đời