Cập nhật kiến thức mới nhất về: Trượt đốt sống lưng l4 l5

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Trượt đốt sống lưng chiếm tỷ lệ lớn trong các bệnh về xương khớp. Không dừng tại đó những triệu chứng cùng biến chứng nguy hiểm của trượt đốt sống lưng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn. Bài viết này sẽ như cuốn cẩm nang mang đến cho bạn những thông tin cần thiết về căn bệnh này. Cùng theo dõi nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Trượt đốt sống lưng L4 L5 là gì?
Trượt đốt sống lưng L4 L5 là gì?

1. Đốt sống lưng L4 L5 là gì?

Cột sống thắt lưng là “trụ cột” nâng đỡ sức nặng của cơ thể. Vì nó có vai trò vô cùng quan trọng như vậy nên bất kỳ tổn thương nhỏ nào cũng có thể ảnh hưởng đến bạn.

Cột sống thắt lưng là cấu trúc trung tâm của cơ thể người, nó cấu tạo bởi 5 đốt sống, với ký hiệu từ l1 đến l5.

  • Thân đốt sống to, rộng ngang
  • Lỗ đốt sống hình tam giác, rộng lớn hơn đốt sống đoạn ngực, nhưng lại nhỏ hơn đốt sống cổ.
  • Cuống cung ngắn có đường kính lớn, khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên.
  • Mỏm ngang mỏng, hẹp và dài. Đốt sống thắt lưng l3 dài nhất.
  • Mỏm phụ có ở một vài đốt sống thắt lưng.
  • Mỏm gai hướng ngang ra phía sau, hình chữ nhật.

L4 và L5 là hai đốt sống cuối cùng của cột sống thắt lưng. Cột sống l4 l5 cùng với đĩa đệm, dây chằng và dây thần kinh giúp cơ thể có thể thực hiện dễ dàng các động tác xoay, cúi gập, vặn mình, …

Khi bị trượt đốt sống thắt lưng l4 l5 (hay lệch đốt sống L4 L5) thì đốt sống trên di chuyển bất thường ra phía trước so với đốt sống dưới, khiến diện khớp, mỏm ngang và thân đốt sống bị thay đổi.

2. Nguyên nhân của trượt đốt sống lưng L4 L5

Nguyên nhân của trượt đốt sống thắt lưng l4 l5 khá đa dạng:

  • Trượt đốt sống do hở eo: Con đường dẫn đến nguyên nhân này thường do di truyền nên rất khó phòng tránh được.
  • Thoái hóa đĩa đệm tại đốt sống l4 l5: Đĩa đệm là thành phần không thể thiếu giữa 2 đốt sống. Khi chức năng của đĩa đệm không còn được giữ nguyên thì đốt sống đó có khả năng sẽ bị dịch chuyển khỏi vị trí cũ.
  • Chấn thương tại thắt lưng: những tác động của ngoại lực vào vị trí thắt lưng có thể ngay lập tức hoặc dần dần làm dịch chuyển các đốt sống thắt lưng.
  • Bệnh lý: Những bệnh lý như ung thư xương, vôi hóa cột sống thắt lưng, gai đốt sống thắt lưng, … có thể biến chứng thành trượt đốt sống thắt lưng nếu không được điều trị triệt để.

Chấn thương có thể dẫn đến trượt đốt sống lưng

Chấn thương có thể dẫn đến trượt đốt sống lưng

Trên đây là những nguyên nhân gây ra trượt đốt sống thắt lưng, nhưng mỗi nguyên nhân này lại có thể dẫn đến trượt đốt sống với “tỷ lệ” khác nhau.

3. Triệu chứng của trượt sốt sống thắt lưng l4 l5 là gì?

Triệu chứng của trượt đốt sống thắt lưng bao gồm 2 hội chứng: Hội chứng cột sống và Hội chứng chèn ép rễ.

3.1. Hội chứng cột sống thắt lưng

  • Đau thắt lưng
  • Co cứng cơ cạnh sống
  • Hạn chế vận động của cột sống
  • Dấu hiệu bậc thang: đầu tiên là đau thắt lưng, đau khi đi, khi cúi. Đau khi thay đổi từ thế. Đau tăng lên khi hoạt động, và giảm đi khi được nghỉ ngơi.

Dần dần những triệu chứng này thay đổi cả dáng đi và những động tác đơn giản hàng ngày. Hiện tượng co cứng ở thắt lưng và sứ căng cơ ở mặt trong của đùi. Khi mức độ trượt cột sống thắt lưng trở nặng thì vùng thắt lưng có thể sờ và thấy được “chỗ hõm”.

3.2. Hội chứng chèn ép rễ

  • Đau dọc theo rễ thần kinh chi phối, rối loạn cảm giác, teo cơ vùng phân bố rễ thần kinh.
  • Đau dọc theo rễ thần kinh: Bệnh nhân đau lan xuống mông, đùi, cẳng chân, bàn chân
  • Đau tăng lên khi ho, hắt hơi.
  • Biến chứng nặng có thể dẫn đến bại liệt, teo cơ, hạn chế vận động cẳng chân, bàn chân.
Trượt đốt sống lưng gây tê bì vùng hông, mông và chân
Trượt đốt sống lưng gây tê bì vùng hông, mông và chân

4. Điều trị trượt đốt sống L4 L5 như thế nào?

Sự nguy hiểm của trượt đốt sống thắt lưng bao gồm những triệu chứng cùng những biến chứng nghiêm trọng. Chính vì vậy, điều trị triệt để trượt đốt sống thắt lưng l4 l5 luôn được ưu tiên.

4.1. Điều trị nội khoa

Phương pháp thường được lựa chọn đầu tiên và ưu tiên hơn cả đó là điều trị nội khoa (điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu, châm cứu, …)

Phương pháp y học hiện đại

  • Sử dụng các thuốc Tây y nhằm giảm đi các triệu chứng cấp của trượt đốt sống thắt lưng, tuy nhiên những tác dụng phụ sẽ làm nhiều người e ngại.
  • Vật lý trị liệu giúp hồi phục cột sống:

               + Bài tập vật lý trị liệu tại nhà hay tại trung tâm y tế.

               + Sử dụng đai cố định đốt sống bị trượt.

Vật lý trị liệu cải thiện trượt đốt sống lưng L4 L5
Vật lý trị liệu cải thiện trượt đốt sống lưng L4 L5

Phương pháp y học cổ truyền

  • Thuốc Đông y điều trị tận gốc trượt đốt sống nhưng cần thời gian mới cảm nhận được tác dụng của thuốc.
  • Châm cứu bấm huyệt để giảm đau và giảm áp lực chèn ép lên cột sống thắt lưng.

4.2. Điều trị ngoại khoa

Điều trị ngoại khoa hay phẫu thuật đốt sống là phương án được tính đến cuối cùng nếu những phương pháp điều trị trên không đáp ứng với bệnh nhân.

Phẫu thuật sẽ nhanh chóng can thiệp và giải phóng sự chèn ép lên đốt sống lưng, “đưa” đốt sống trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên sau phẫu thuật vẫn có khả năng bị tái phát trở lại và kèm theo những biến chứng sau phẫu thuật nghiêm trọng.

5. Phòng ngừa trượt đốt sống L4 L5 bằng cách nào?

Phòng ngừa sẽ là cách tốt nhất để bạn không phải đối mặt với những triệu chứng đau đớn, phương pháp điều trị kéo dài, cùng những biến chứng nguy hiểm.

Ngồi làm việc đúng tư thế giúp phòng ngừa trượt đốt sống lưng L4 L5
Ngồi làm việc đúng tư thế giúp phòng ngừa trượt đốt sống lưng L4 L5
  • Tư thế ngồi: tư thế ngồi sai khiến cột sống lâu ngày bị biến dạng và trượt đốt sống. Chính vì vậy, khi ngồi xem ti vi, hay ngồi làm việc cần đảm bảo đường cong tự nhiên của cột sống. Bạn cũng không nên ngồi làm việc quá lâu, thỉnh thoảng hãy đứng lên và thư giãn bằng các động tác thể dục đơn giản.
  • Hạn chế khiêng, vác vật nặng gây ảnh hưởng lên các đốt sống, đặc biệt là các đốt sống vùng thắt lưng.
  • Nhiều người thường có động tác vặn mình đột ngột, điều này là hoàn toàn không có lợi cho cột sống.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ: Ai cũng biết nằm ngửa là tư thế tốt cho người bị trượt đốt sống, nhưng nằm yên một tư thế như vậy cũng là con “dao 2 lưỡi”. Nên thay đổi tư thể 2 – 3 lần để cột sống của bạn được “tập thể dục” ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.
  • Cần có chế độ luyện tập thể dục thể thao phù hợp với tình hình sức khỏe và thể trạng của bạn.
  • Tuân thủ điều trị các bệnh liên quan đến cột sống để chúng không có “cơ hội” biến chứng thành trượt đốt sống thắt lưng.

Trượt đốt sống thắt lưng l4 l5 hoàn toàn có thể phòng và điều trị được nếu bạn ghi nhớ và làm theo những điều trên. Nếu băn còn thắc mắc gì về bệnh trượt đốt sống lưng, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH