Vật lý trị liệu - phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm không dùng thuốc

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoát vị đĩa đệm gây những cơn đau dữ dội ở dọc cột sống. Vì thế, khi bị căn bệnh hành hạ, người bệnh luôn mong muốn có một phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện. Và vật lý trị liệu trị thoát vị đĩa đệm là liệu pháp điều trị không dùng thuốc được nhiều người lựa chọn.

Mục lục [ Ẩn ]
Vật lý trị liệu thoái vị đĩa đệm hiệu quả
Vật lý trị liệu thoái vị đĩa đệm hiệu quả

1. Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm là gì?

Vật lý trị liệu là phương pháp sử dụng các động tác vận động đơn giản và tác nhân vật lý để điều trị chứng đau xương khớp – đặc biệt hiệu quả với bệnh thoát vị đĩa đệm.

Có nhiều bài tập vật lý trị liệu khác nhau, nhưng nhìn chung vật lý trị liệu được chia thành 2 dạng cơ bản: 

  • Dạng bị động: Sử dụng các tác nhân vật lý tác động, người bệnh không cần phải vận động nhiều. Các phương pháp trị liệu cơ bản như sử dụng sóng điện, sóng âm kích thích, xoa bóp, massage, chườm nóng – lạnh,…

  • Dạng chủ động: Tập luyện thường xuyên giúp cơ bắp khỏe mạnh, cải thiện vùng bị chấn thương, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Người bệnh có thể thực hiện tại nhà hoặc tới cơ sở y tế để được chuyên viên tư vấn.

2. Tác dụng của vật lý trị liệu trong điều trị thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm gây đau đớn và ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vật lý trị liệu có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và hạn chế bệnh tiến triển thêm. Cụ thể, phương pháp này có tác dụng:

  • Giảm đau.

  • Giảm áp lực lên các dây thần kinh.

  • Tăng cường sức mạnh cơ bắp ở những khu vực bị ảnh hưởng.

  • Tăng lưu lượng máu chứa oxy, nước và chất dinh dưỡng đến đĩa sống, thúc đẩy quá trình lành bệnh.

  • Giúp người bệnh thực hiện các hoạt động hằng ngày dễ dàng hơn.

Giúp giảm đau hiệu quả
Vật lý trị liệu trị thoát vị đĩa đệm

3. Ưu điểm của vật lý trị liệu trị thoát vị đĩa đệm

Vật lý trị liệu có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp điều trị khác. Có thể kể tới như:

  • Lành tính, không tác dụng phụ: Vật lý trị liệu là những tác động vật lý bên ngoài nên chúng không gây tác dụng phụ như thuốc Tây.

  • Hiệu quả nhanh chóng: Do tác động trực tiếp vào vị trí đau hoặc vị trí đốt sống bị thoát vị đĩa đệm, nên phương pháp này giúp giảm đau nhức ngay lập tức.

  • Tác dụng kéo dài: Ngoài giảm triệu chứng bệnh, các phương pháp vật lý trị liệu còn giúp tăng cường cơ bắp để cột sống khỏe hơn, lưu thông khí huyết làm giảm tần suất tái phát của bệnh. 

  • Giá thành rẻ: Với các bài tập vận động cơ như yoga, tập aerobic,...người bệnh có thể tự tập ở nhà mà không mất một đồng tiền thuốc nào.

  • Phòng ngừa nhiều bệnh hiệu quả: Ngoài tác động tốt với bệnh thoát vị đĩa đệm, liệu pháp vật lý trị liệu còn giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, có cơ thể dẻo dai, tràn đầy năng lượng, phòng ngừa các bệnh mỡ máu, tiểu đường, huyết áp,...

Phương pháp trị bệnh bằng vật lý trị liệu thật là nhiều ưu điểm hay với người bệnh thoát vị đĩa đệm. Tuy vậy, người bệnh cần kiên trì áp dụng các bài tập vật lý trị liệu trong thời gian dài.

>> Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu, người bệnh có thể tham khảo: Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Thoát vị đĩa đệm nên kiêng gì?

4. Các phương pháp vật lý trị liệu chữa thoát vị đĩa đệm 

Mỗi phương pháp vật lý trị liệu lại có một điểm hay riêng. Tùy theo thể trạng, cũng như kinh tế của bản thân mà bạn có thể lựa chọn biện pháp phù hợp nhất với mình nhé.

4.1. Bài tập vật lý trị liệu với dụng cụ

Với sự hỗ trợ của các dụng cụ, các động tác vật lý trị liệu sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Có 3 nhóm bài tập rất hữu hiệu với bệnh thoát vị đĩa đệm sau:

Bài tập với con lăn

Dụng cụ: Một con lăn.

Bài tập với con lăn
Bài tập với con lăn

Cách thực hiện:

  • Đặt trục lăn ở dưới phần lưng trên, di chuyển lên và xuống.

  • Dừng lại và giữ để cơ phần cổ và lưng được căng. Giữ trong vòng 30s.

Bài tập với quả bóng

Dụng cụ: Một quả bóng tập.

Bài tập với quả bóng
Bài tập với quả bóng

Cách thực hiện:

  • Đặt chân lên bóng, điều chỉnh vị trí bóng và chân sao cho phần hông cảm thấy căng.

  • Giữ trong vòng 5s.

  • Thực hiện 10 lần/lần tập.

Bài tập với dây co

Dụng cụ: Một dây đàn hồi.

Bài tập với dây co
Bài tập với dây co

Cách thực hiện:

  • Cột dây tập cố định vào một một vị trí. Kéo dây về một bên.

  • Giữ trong vòng 5s.

  • Thực hiện 10 lần/lần tập.

Lưu ý: Để tay ngang bằng vai và không di chuyển hông. Để cơ eo được kéo căng, không cần kéo dây quá xa.

4.2. Phương pháp massage

Kết hợp giữa dùng tay và các dụng cụ để xoa bóp trực tiếp vùng bị tổn thương, massage được sử dụng rất nhiều trong điều trị thoát vị đĩa đệm.

Massage trị thoát vị đĩa đệm
Massage trị thoát vị đĩa đệm

Hướng dẫn cách massage cho bệnh nhân  thoát vị đĩa đệm

Bước 1: Giãn cơ 

  • Ấn mu bàn tay, di chuyển tay cùng chiều kim đồng hồ từ đầu cột sống cổ đến mông.

  • Ấn các khớp cổ tay, khớp ngón tay lên vùng thịt, di chuyển theo chiều tương tự từ trên xuống.

  • Dùng hai bàn tay đồng thời vừa xoa và kéo thịt ở hai bên cột sống của bệnh nhân.

  • Mỗi động tác thực hiện 3 lần.

Bước 2: Massage vùng bị tổn thương

  • Người massage vừa day vừa ấn các huyệt Thận du, Đại trường du và Cách du theo chiều kim đồng hồ

  • Tăng dần lực bấm đến khi người bệnh cảm thấy căng tức thì dừng lại. Lặp lại động tác sau 1 phút nghỉ.

  • Dựa trên ảnh chụp CT, xác định vị trí thoát vị đĩa đệm. Ấn ngón tay và nắn ngược chiều kim đồng hồ để đẩy khối thoát vị từ từ về vị trí ban đầu.

  • Thực hiện động tác trong 3 – 5 phút, chú ý đến lực ấn dựa trên tình trạng tổn thương của bệnh nhân.

4.3. Châm cứu, bấm huyệt

Trong dân gian từ xưa tới nay, các thầy thuốc đã biết điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bấm huyệt và châm cứu. Cho tới nay, 2 phương pháp này vẫn được coi là một biện pháp hiệu quả, nhanh chóng khi điều trị bệnh xương khớp.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Bằng cách tác động vật lý trực tiếp bằng tay vào cơ quan da, thần kinh, mạch máu, cảm thụ, phương pháp bấm huyệt đem tới nhiều lợi ích to lớn như:

  • Giải phóng các rễ thần kinh khỏi sự chèn ép của chất nhầy trong khối thoát vị.

  • Giảm đau, cải thiện quá trình viêm, giãn cơ, thoái hóa.

  • Phục hồi chức năng vận động của cơ thể.

  • Phòng tránh bệnh tái phát.

  • Không để lại tác dụng phụ.

Cách thực hiện bấm huyệt

Đầu tiên, ấn vào vị trí huyệt Giáp tích, Đại trường du và Thận du rồi day và xoay trong từ 3 - 5 phút.

Các huyệt vị trên cơ thể người
Các huyệt vị trên cơ thể người

Tiếp theo, bấm các huyệt Đại trường du, Thận du, Cách du, A thị và Giáp tích. Ấn với lực nhẹ rồi ấn mạnh dần tới khi xuất hiện cảm giác tức, ê tại vị trí ấn thì ngừng tăng và duy trì chừng 1 phút.

Cuối cùng, nắn chỉnh lại đĩa đệm bị thoát vị. Nên chụp CT hoặc MRI trước khi nắn để xác định đĩa đệm nào bị thoát vị. Tiếp đến, dùng ngón tay cái nắn và ấn tại vị trí đĩa đệm bị thoát vị theo quy tắc đối lực và nghịch hướng từ 3 - 5 phút.

Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm

Có 4 loại hình được sử dụng trong châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm gồm:

  • Điện châm: Châm các kim vào huyệt đạo, rồi sử dụng dòng điện kích thích giúp giảm đau.

  • Thủy châm: Sử dụng thuốc tiêm trực tiếp vào huyệt đạo.

  • Đốt ngải: Hơ nóng điếu ngải và châm vào huyệt đạo, lượng tinh dầu ngải sẽ theo hơi nóng thâm nhập vào những vị trí đau. Phương pháp này giúp cắt các cơn đau một cách nhanh chóng.

  • Châm cứu trực tiếp: Sử dụng kim châm cứu chuyên dụng để tác động vào các huyệt vị. 

4.4. Phương pháp kéo giãn áp cột sống bằng máy

Kéo giãn cột sống làm thu nhỏ các khối thoát vị và giúp giảm áp lực lên cột sống và đĩa đệm.

Kéo giãn cột sống bằng máy
Kéo giãn cột sống bằng máy

Lợi ích của phương pháp kéo giãn cột sống bằng máy:

  • Mở rộng lỗ gian đốt sống, căng dây chằng và bao khớp.

  • Giảm áp lực lên đĩa đệm.

  • Làm thẳng chỗ lồi của đĩa đệm.

  • Lưu thông khí huyết giúp phục hồi đĩa đệm.

Chuyên viên sẽ dựa vào tình trạng thoát vị đĩa đệm của bệnh nhân mà lựa chọn phương pháp kéo giãn phù hợp. Các dạng thường gặp là kéo bằng tay hoặc bằng trọng lực, kéo giãn tĩnh – liên tục, gián đoạn – ngắt quãng, …

Lưu ý: Không nên sử dụng phương pháp này cho phụ nữ có thai, người bị đau lưng cấp tính, các đốt sống có cầu xương nổi, ung thư cột sống, bất động cột sống lưng, bệnh nhân bị chứng cao huyết áp.

4.5. Phương pháp điều trị bằng thủy liệu

Phương pháp này hay được áp dụng với bệnh nhân bị khớp mãn tính, những người bị yếu cơ do biến chứng của các bệnh về thần kinh. Ngoài ra, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị bằng phương pháp này cũng mang lại kết quả rất khả quan.

Có 3 loại thủy liệu hay được sử dụng:

Thủy liệu bằng nước lạnh

Phương pháp này giúp người bệnh giảm tình trạng đau nhức cơ. Và không sử dụng với người tăng huyết áp, thể trạng yếu, viêm thận, liệt thân, co giật.

Thực hiện:

  • Làm ấm người.

  • Ngâm nước lạnh ở nhiệt độ từ 10 – 26,7 độ C từ 4s tới 3 phút dựa trên khả năng chịu đựng của người bệnh.

  • Lau khô người ngay khi vừa ngâm xong.

Thủy liệu bằng nước nóng

Không sử dụng phương pháp này với những người bị bệnh xơ cứng động mạch, động kinh, rối loạn cảm giác nóng lạnh.

Phương pháp thủy liệu trị thoát vị đĩa đệm
Phương pháp thủy liệu trị thoát vị đĩa đệm

Thực hiện:

  • Người bệnh ngâm mình trong bồn nước có nhiệt độ khoảng 37,8 độ C, ngâm đến cổ.

  • Kết hợp với xoa bóp, massage hoặc các động tác vận động nhẹ trong nước.

  • Ngâm mình từ 20 – 30 phút 

  • Lau khô người ngay khi thực hiện xong.

Thủy liệu bằng ngâm nước nóng – lạnh xen kẽ

Áp suất và nhiệt độ của nước sẽ giúp bệnh nhân giảm nhức mỏi hiệu quả. Phương phương pháp này không sử dụng cho người bị rối loạn thần kinh ngoại vi, đổ mồ hôi tứ chi, viêm khớp, bong gân.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 2 bồn nước, 1 bồn chứa nước nóng (40 độ C), 1 bồn chứa nước lạnh (16 độ C).

  • Thay phiên ngấm nước nóng - lạnh: Nước nóng ngâm 10 phút, nước lạnh ngâm 1 phút.

  • Sau đó giảm xuống 4 phút ngâm nước nóng và 1 phút ngâm nước lạnh. Thực hiện 3 lần liên tục.

  • Kết thúc liệu trình bằng cách ngâm nước nóng 5 phút.

  • Lau khô người ngay sau khi thực hiện.

4.6. Phương pháp điện trị liệu

Có 4 phương pháp điện trị liệu hay được sử dụng. Đó là:

  • Sóng ngắn: Giúp tăng cường tuần hoàn đối với các mô sâu, gia tăng dinh dưỡng tới những vùng bị tổn thương, giúp loại bỏ một số chất gây viêm.

  • Siêu âm: Giúp tăng cường hoạt động màng nhờ cơ chế làm màng tế bào rung lên, thúc đẩy dinh dưỡng cục bộ và tuần hoàn, tiêu viêm, giảm đau.

  • Kích thích điện: Phương pháp này được sử dụng khi bệnh nhân bị đau cấp vì các cơ co thắt. Phương pháp này sử dụng dòng điện có công dụng ức chế chất dây dẫn truyền thần kinh tới não và giảm cơn đau hiệu quả. 

  • Tia laser cường độ lớn: Giúp giảm đau, tê, kích thích tái tạo mô.

4.7. Vận động trị liệu

Những bài tập vận động vật lý trị liệu giúp khôi phục lại sự cân bằng của hệ xương khớp. Một vài bài tập người bệnh có thể thực hiện ở nhà như:

Bài tập 1

  • Ngồi thẳng lưng, thả lỏng vai.

  • Nghiêng đầu qua phải/trái để cho vùng tai gần sát chạm tới vai.

  • Giữ nguyên động tác từ 15 – 30s rồi đổi bên.

  • Thực hiện 3 lần/ ngày.

Bài tập 2

  • Ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng.

  • Xoay cổ từ từ sang 2 bên, sao cho cằm hướng song song với vai.

  • Giữ ở tư thế đó từ 15 – 30s rồi đổi bên.

  • Thực hiện 3 lần/ngày.

Xoay cổ sang 2 bên
Xoay cổ sang 2 bên

Bài tập 3

  • Ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng.

  • Đẩy hai vai lên cao, cánh tay giữ thẳng, hít vào.

  • Giữ ở tư thế đó từ 15 - 30 giây rồi hạ xuống, thở ra.

  • Thực hiện 3 lần/ngày.

4.8. Yoga

Với người bệnh thoát vị đĩa đệm, yoga giúp thư giãn các cơ, làm tăng giới hạn chuyển động của cơ thể và giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn. Bạn có thể tham khảo các động tác yoga sau:

Tư thế cây cầu

Bài tập này giúp nâng cao sức khỏe xương cột sống, phục hồi các chấn thương đĩa đệm tại vị trí lưng và dưới thắt lưng. 

Thực hiện:

  • Nằm ngửa, đặt hai tay xuôi theo hông.

  • Từ từ gập đầu gối, tay vẫn để nguyên vị trí trên thảm.

  • Để hai chân rộng bằng vai. Sau đó hít một hơi thật sâu và từ từ nâng lưng lên cao.

  • Giữ ở tư thế này trong 40 – 50s, có thể lâu hơn tùy theo giới hạn của bản thân.

  • Từ từ nằm xuống, hít vào thở ra sâu và chậm rãi.

  • Lặp lại động tác 4 – 6 lần.

Bài tập yoga tư thế cây cầu
Bài tập yoga tư thế cây cầu

Tư thế rắn hổ mang

Động tác yoga này tác động đến vùng thắt lưng, giúp kéo giãn dây chằng, đồng thời làm săn chắc các cơ bụng.

Thực hiện:

  • Nằm sấp xuống sàn, hai tay để xuôi dọc theo hông, hai chân khép kín.

  • Nâng tay vuông góc với vai và chống tay xuống đất.

  • Nhẹ nhàng nâng cơ thể lên bằng hai tay, ngửa đầu về phía sau, mở rộng cơ vai, hít thở thật sâu.

  • Giữ nguyên tư thế trong 30s.

  • Từ từ hạ cơ thể xuống, hít thở sâu, chậm rãi.

  • Lặp lại động tác từ 4 – 6 lần.

Bài tập yoga tư thế cây cầu
Bài tập yoga tư thế cây cầu

Tư thế gập đầu gối

Tư thế yoga này tác động lên vùng thắt lưng và hông; giúp giảm đau hiệu quả và nâng cao sức khỏe, đặc biệt cho tốt cho bệnh thoát vị đĩa đệm.

Thực hiện:

  • Nằm ngửa và thư giãn.

  • Gập đầu gối, tay ôm lấy đầu gối kéo vào ngực; đồng thời hít thở thật sâu, chậm rãi.

  • Từ từ buông tay, kéo chân ra xa khỏi ngực.

  • Tập liên tục 10 – 12 nhịp.

Tư thế gập gối
Tư thế gập gối

5. Lưu ý khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu

Khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng vật lý trị liệu, người bệnh nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Phải làm nóng cơ thể bằng một số động tác khởi động trước khi luyện tập.

  • Tránh các động tác tạo áp lực lên lưng như uốn cong người, cử tạ nặng.

  • Luyện tập nhẹ nhàng, tùy theo sức của mình.

  • Thực hiện đúng động tác, nên luyện tập dưới sự giám sát của chuyên gia.

  • Kết hợp thở sâu để tăng lượng oxy đi vào máu và các cơ.

  • Và tuyệt đối không áp dụng vật lý trị liệu để chữa thoát vị đĩa đệm cho người đang bị gãy xương và người có khối u ở cột sống.

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về phương pháp vật lý trị liệu trong điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Nếu bạn đang mắc các chứng về thoát vị đĩa đệm, hãy lưu nhanh những phương pháp này để cải thiện tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, khi bắt đầu một phương pháp nào đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh những biến chứng có thể xảy ra hoặc liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961.666.383

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết này! Nếu thấy hay và bổ ích, bạn hãy ấn like và chia sẻ để ủng hộ đội ngũ y sĩ tại Khỏe xương khớp nhé.

Tin liên quan

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH