Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì để đẩy lùi bệnh?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Chỉ tập trung vào điều trị bằng thuốc mà quên đi việc thay đổi chế độ ăn uống sẽ khiến bệnh thoái hóa cột sống ngày càng tiến triển. Vậy thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì?
Thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì?

1. Ăn uống và thoái hóa cột sống

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng tới tất cả các bệnh, trong đó có thoái hoá cột sống

Bởi khi chúng ta già đi, cơ thể không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho sụn và xương khiến chúng suy yếu khiến cột sống bị thoái hóa nhanh hơn. Do đó, chế độ dinh dưỡng là cần thiết để phục hồi cột sống tổn thương. 

Mặt khác, một vài nhóm thực phẩm gây cản trở hấp thụ calci hay làm tăng nặng quá trình viêm của cơ thể cũng làm cho bệnh về xương tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng không tốt tới tình trạng bệnh thoái hóa cột sống.

Chế độ ăn uống phù hợp giúp cải thiện bệnh thoái hóa cột sống rất tốt
Chế độ ăn uống phù hợp giúp cải thiện bệnh thoái hóa cột sống rất tốt

Vì vậy, ăn uống liên quan chặt chẽ tới bệnh thoái hóa cột sống. Người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý để ngăn ngừa, cũng như phục hồi tổn thương khi bệnh xuất hiện.

>> Có thể bạn quan tâm: Tất tật thông tin về thoái hóa đốt sống cổ

2. Thoái hóa cột sống nên ăn gì?

Với thoái hóa cột sống, một số nhóm thực phẩm sẽ giúp cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Dưới đây là những thực phẩm bạn nên bổ sung khi mắc bệnh này:

2.1. Thực phẩm giàu calci

Calci là thành phần quan trọng trong cấu trúc của xương. Chúng giúp tái tạo nên các tế bào xương, và sửa chữa tổn thương ở khu vực đốt sống bị thoái hóa.

Xương ống lợn rất giàu calci
Xương ống lợn rất giàu calci

Để khắc phục tình trạng thoái hoá cột sống, mỗi ngày bạn cần bổ sung khoảng 120mg calci. Calci có nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Thịt, xương ống, sườn sụn.
  • Đậu nành: Một số chế phẩm từ đậu nành như đậu nành rang, sữa đậu nành, đậu hũ,…
  • Hải sản: Một số loại hải sản chứa nhiều calci như: cua, tôm, cá, ghẹ… 
  • Sữa và các sản phẩm từ sữa: Lượng calci có trong sữa giúp cơ thể ngăn chặn loãng xương, tăng cường mật độ calci trong xương. Tuy nhiên, để tránh tình trạng tăng cân, béo phì, chúng ta nên sử dụng các loại sữa ít béo.
  • Các loại rau xanh: Calci có nhiều trong các loại rau xanh như rau chân vịt, cải bắp, cải xoăn,…

2.2. Thực phẩm giàu vitamin D

Có vai trò hết sức quan trọng trong việc chuyển hóa calci, vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe hơn. Do đó, tích cực bổ sung vitamin D giúp cơ thể giảm thiểu nguy cơ loãng xương cũng như thoái hoá cột sống.

Người bệnh có thể bổ sung vitamin D bằng cách ăn các thực phẩm chế biến từ lòng đỏ trứng gà, ngũ cốc, cá ngừ, cá hồi,…

2.3. Thực phẩm giàu Omega-3

Omega-3 giúp chống viêm, giảm đau
Omega-3 giúp chống viêm, giảm đau

Omega-3 là một acid béo thiết yếu với cơ thể. Chúng giúp giảm quá trình viêm và giảm đau cho người bị thoái hoá cột sống. 

Ngoài ra, Omega-3 còn giúp cơ thể nâng cao sức khoẻ của sụn khớp. Để bổ sung loại acid béo này, người bệnh thoái hóa cột sống nên ăn các loại hạt như: hạt lanh, óc chó, các loại cá (cá ngừ, cá hồi), tôm, súp lơ,…

2.4. Thực phẩm giàu Glucosamine và Chondroitin

Glucosamine là một trong những thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Còn Chondroitin là thành phần ở da, giác mạc, sụn khớp, xương, và thành động mạch.

Khi kết hợp 2 chất này sẽ mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị các bệnh xương khớp, trong đó có thoái hóa cột sống. Glucosamine và Chondroitin có nhiều trong các món hầm từ xương sườn, sụn bò, sụn bê… 

2.5. Trái cây tươi

Rau củ và hoa quả chứa một lượng vitamin, chất xơ và khoáng chất, những chất này rất cần cho việc điều trị các bệnh lý xương khớp.

Những người bị thoái hóa xương khớp nên nên ăn nhiều các loại rau củ sau:

  • Cà rốt: Vitamin A và E trong cà rốt có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ sụn khớp khỏi các chất gây viêm. Người bệnh thoái hóa cột sống có thể dùng loại củ này dưới dạng món ăn hoặc ép lấy nước uống.
  • Nấm: Trong nấm có chứa một lượng vitamin D2 dồi dào. Loại vitamin này rất cần thiết cho quá trình tổng hợp calci, cải thiện viêm đau khớp, tê bì tay chân. 
  • Súp lơ xanh: Loại rau xinh đẹp này chứa một lượng vitamin A, C, D dồi dào. Không những giúp bảo vệ và tái tạo tế bào xương, sụn khớp, mà còn tốt cho sức khỏe của người dùng.

2.6. Thực phẩm chứa Curcumin và Resveratrol

Curcumin có nhiều trong củ nghệ
Curcumin có nhiều trong củ nghệ

Với tác dụng chống oxy hóa, chống viêm vượt trội, Curcumin được sử dụng nhiều trong các bệnh về xương khớp, lão hóa cột sống. Còn Resveratrol là một chất có tác dụng chống viêm rất hiệu quả.

Vì vậy, nếu bạn đang phân vân không biết thoái hóa cột sống nên ăn gì thì đây là lựa chọn cực tốt. Những thực phẩm chứa nhiều Curcumin và Resveratrol bao gồm: Nho, lạc, củ nghệ, rượu vang, hoa quả,…

2.7. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành cũng là một gợi ý tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống. 

Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất xơ và omega-3, vừa có tác dụng kháng viêm, vừa giúp tái tạo sức khỏe xương khớp rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng đậu nành hoặc các chế phẩm như sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ,… hàng ngày.

3. Thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc uống thuốc và tập luyện đều đặn; người bệnh thoái hóa cột sống cũng cần để tâm tới những thực phẩm không nên ăn để tránh tình trạng bệnh diễn biến phức tạp, gây viêm nhiễm, đau nhức nhiều hơn. 

3.1. Thực phẩm giàu Omega-6

Omega-6 thực chất là một acid béo chưa no tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn bổ sung quá nhiều loại acid béo này thì sẽ làm tăng quá trình viêm và nặng hơn tình trạng bệnh.

3.2. Thực phẩm nhiều dầu mỡ

Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ
Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ

Các thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ đều không tốt với sức khỏe. Với người bị thoái hóa cột sống, nhóm thực phẩm này chứa nhiều cholesterol gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương, và quá trình ngăn ngừa thoái hoá tự nhiên.

Nếu bạn đang bị thoái hóa cột sống, bạn không nên ăn những món như: xúc xích, gà rán, khoai tây chiên,…

3.3. Tinh bột

Theo nghiên cứu, tinh bột có thể làm bùng phát quá trình viêm ở khu vực có đốt sống bị thoái hóa. Do đó, bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm chứa lượng tinh bột cao như khoai tây, bánh mì, cơm,…

3.4. Thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt

Hạn chế ăn thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn
Hạn chế ăn thực phẩm quá ngọt hoặc quá mặn

Những đồ ăn quá nhiều muối sẽ làm tăng giữ nước trong các tế bào của khớp, gây sưng, viêm ở các khớp. Do đó, nếu bạn đang bị thoái hóa cột sống thì cần hạn chế nêm quá mặn vào các món ăn hàng ngày.

Ăn nhiều đồ ngọt chính là con đường ngắn nhất gây tăng cân, béo phì. Đây là một trong những nguyên nhân gia tăng nguy cơ của bệnh, cũng như khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.

3.5. Thực phẩm giàu acid oxalic

Acid oxalic làm phản ứng sưng, viêm xảy ra mạnh mẽ hơn. Bởi vậy, người bệnh thoái hóa cột sống nên kiêng ăn các món rau quả chứa nhiều acid oxalic như việt quất, cà chua, củ cải, khoai tây,...

3.6. Thực phẩm giàu chất đạm

Thịt đỏ giàu đạm, không tốt cho người thoái hóa
Thịt đỏ giàu đạm, không tốt cho người thoái hóa

Không những làm gia tăng tình trạng viêm, mà chất đạm còn làm suy giảm hàm lượng calci có trong xương khớp. 

Các loại thịt đỏ có chứa nhiều chất đạm. Do đó, khi bị thoái hoá cột sống, người bệnh cần kiêng ăn các loại thịt như: thịt trâu, thịt bò, thịt chó,… để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3.7. Đồ uống có cồn

Cồn là chất xúc tác khiến quá trình viêm nhiễm diễn ra nhanh chóng hơn. Bởi vì, khi cơ thể nạp quá nhiều rượu, bia hay thức uống có cồn khác sẽ làm quá trình hấp thụ vitamin, calci bị gián đoạn, giảm hiệu quả đi rất nhiều.

3.8. Chất kích thích

Người bệnh thoái hóa nên hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê
Người bệnh thoái hóa nên hạn chế sử dụng chất kích thích như cà phê

Không những đồ uống có cồn, khi bị thoái hóa đốt sống, bạn phải tránh xa cả những chất kích thích như cà phê, thuốc lá, thuốc lào. 

Bởi những chất này có thể khiến tình trạng viêm xương khớp trở nên trầm trọng hơn, tác động xấu vũng cột sống đang bị thoái hóa.

4. Món ăn “ngon và bổ” cho người thoái hóa cột sống

Bên cạnh các thực phẩm có lợi, một số món ăn từ bài thuốc cũng giúp người bị thoái hóa cột sống giảm các triệu chứng khó chịu một cách an toàn.

4.1.Thịt dê hầm đỗ trọng

Thịt dê vừa giúp bổ thận, tăng cường gân cốt, còn trị các chứng phong thấp, đau lưng. Còn đỗ trọng cũng là một trong những vị thuốc Đông y giúp giảm các triệu chứng đau nhức, đau mỏi chân tay; chuyên dùng điều trị xương khớp.

Thịt dê hầm đỗ trọng - Món ăn ngon cho người mắc bệnh xương khớp
Thịt dê hầm đỗ trọng - Món ăn ngon cho người mắc bệnh xương khớp

Món ăn thịt dê hầm đỗ trọng có tác dụng cường thận, tráng dương, cố tinh, kiện xương, thận hư, lưng đau, di tinh. Cách chế biến món ăn như sau:

Nguyên liệu: 500g thịt dê, 30g đỗ trọng, 1 nhánh gừng tươi, 1 củ cải trắng.

Sơ chế: Thịt dê rửa sạch, cắt miếng vuông vừa ăn. Củ cải trắng gọt vỏ, cắt nhỏ. 

Cách thực hiện: Thịt dê đem luộc chung với củ cải trắng để giảm mùi hôi. Đun sôi 10 phút, cho gừng xắt sợi và đỗ trọng vào hầm lửa nhỏ cho thịt dê chín nhừ. Ăn cả nước lẫn cái.

4.2. Gà ác tiềm thuốc bắc

Gà ác tiềm thuốc bắc là món ăn giúp hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, trị phong thấp, đau lưng, mỏi gối, bổ gân cốt, chữa suy nhược và giúp cho người bệnh an thần.

Gà ác tiềm thuốc bắc giúp bổ gân cốt
Gà ác tiềm thuốc bắc giúp bổ gân cốt

Nguyên liệu: 500g gà ác đen, 5g tam thất, 10g kỷ tử, 10g long nhãn, 10g táo tàu.

Cách chế biến: Các nguyên liệu trên đem rửa sạch, cho vào hầm chung tới khi thịt gà chín nhừ thì nêm nếm gia vị và tắt bếp. 

Một nồi gà hầm nên chia thành hai phần và ăn trong ngày. Bệnh nhân cần kiên trì ăn gà ác tiềm thuốc bắc trong vòng một tháng để thấy tác dụng tốt nhất cho xương khớp.

4.3. Ngải cứu chiên trứng

Ngải cứu chiên trứng là món ăn chuẩn ngon - bổ - rẻ. Cách chế biến món này cũng rất đơn giản, thích hợp với người bị suy nhược, thoái hóa cột sống.

Ngải cứu chiên trứng - Món ngon cho người thoái hóa cột sống
Ngải cứu chiên trứng - Món ngon cho người thoái hóa cột sống

Nguyên liệu: Lá ngải cứu, 2 quả trứng gà và gia vị.

Sơ chế: Lá ngải cứu rửa sạch, để ráo rồi thái nhỏ. Trứng gà đập bỏ vỏ, khuấy đều lên, sau đó cho ngải cứu vào khuấy đều và nêm nếm gia vị. 

Cách chế biến: Cho chảo lên bếp, đổ dầu vào. Chờ tới khi dầu nóng, ta cho hỗn hợp trứng ngải cứu vào rán vàng. Bạn có thể ăn trứng rán ngải cứu với cơm.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc “Thoái hóa cột sống nên ăn gì? Thoái hóa cột sống kiêng ăn gì?” để bệnh sớm được đẩy lùi. Từ đó, sớm xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp bệnh tình của mình. 

Nếu còn bất kỳ vấn đề nào cần giải đáp, bạn hãy liên hệ 0961.666.383 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể nhé.

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH