Những điều bạn cần biết về lá trầu không

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Lá trầu không là một loại cây quen thuộc và gần gũi trong cuộc sống. Từ lâu, ông cha ta đã sử dụng lá trầu không như một vị thuốc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh như bệnh gout, giảm đau, chống táo bón,... Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại cây này.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh lá trầu không
Hình ảnh lá trầu không

1. Cách nhận biết lá trầu không

Lá trầu không là bộ phận lá của cây trầu không.  Cây trầu không còn được gọi là cây trầu cay, trầu lương, thược lương, thổ lâu đằng. Cây trầu không có tên khoa học là Piper betle L., Piperaceae.

1.1. Đặc điểm lá trầu không

Cây trầu không là loại cây thân nhẵn, mọc leo. Lá trầu không mọc so le, cuống có lá bẹ, phiến lá hình xoan, cuống lá hình trái tim, đầu lá nhọn. Lá dài khoảng 10 - 13cm, chiều rộng là 6 - 9 cm. Mặt trên của lá có 5 gân và khi đem soi dưới ánh sáng sẽ thấy những điểm tinh dầu nhỏ trên lá.

1.2. Phân bố

Cây trầu không là một trong những loài thực vật nhiệt đới quen thuộc của khu vực châu Á. Nó được trồng rộng rãi ở các nước Ấn Độ, Sri Lanka, Thái Lan, Đài Loan và các nước Đông Nam Á.

Ở Việt Nam, cây trầu không thường được trồng rộng rãi trên cả nước. Loại cây này ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.

1.3. Thu hái, sơ chế và bảo quản

Lá trầu không được thu hái quanh năm
Lá trầu không được thu hái quanh năm

Lá trầu không được thu hái quanh năm. Lá có thể dùng tươi hoặc khô, có khi được xay thành bột.

Dược liệu sau khi được sơ chế được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ, tránh ẩm mốc và tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

1.4. Thành phần hóa học

Lá trầu không tươi chứa chủ yếu là nước (khoảng 85%), tinh dầu (0,8 - 1,8%, có khi lên đến 2,4%). Trong tinh dầu chủ yếu chứa các hợp chất thuộc nhóm terpene (4-terpineol, γ-muurolene, σ-cadinene, (+)-tau muurolol, α-cadinol) và các hợp chất là dẫn xuất của phenol như phenol, 2-methoxy-3-(2-propenyl); acetyleugenol; 4-allyl-1,2-diacetoxybenzene.

Ngoài ra, lá tinh dầu có chứa nhiều vitamin nhóm B, chủ yếu là acid nicotinic, acid ascorbic, caroten, piperbetol, methylpiperol, piperol A và piperol B.

2. Lá trầu không có tác dụng gì?

Lá trầu không được sử dụng từ xa xưa để hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Ngày nay, lá trầu không cũng được nghiên cứu khoa học chứng minh về tác dụng của loại lá này.

Tác dụng của lá trầu không theo đông y

Lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm gắt, tính ấm. Loại lá này có tác dụng giúp khí khí huyết lưu thông giúp tiêu đờm, trừ phong thấp, tiêu viêm, sát trùng.

Lá trầu không còn được dùng để trị đau bụng, đầy hơi, ợ hơi, sôi bụng, đánh gió trị cảm mạo. Nó còn được dùng để chữa sai khớp, bong gân, chữa kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh.

Lá trầu vò nát đắp quanh mụn nhọt hoặc nấu nước tắm trị ghẻ ngứa, rôm sảy. Ngậm nước lá trầu trong miệng để trị đau răng, viêm chân răng có mủ.

Tác dụng của lá trầu không
Tác dụng của lá trầu không

Tác dụng của lá trầu không theo y học hiện đại

  • Hỗ trợ điều trị đau khớp, viêm do gout: Tác dụng này là do loại lá này có các hoạt chất có tính kháng khuẩn cao, đặc biệt là Chavicol.
  • Chữa hôi miệng: Lá trầu không giàu các chất chống oxy hóa, điển hình là hợp chất phenol, có khả năng trị hôi miệng, hơi thở có mùi hiệu quả.
  • Trị đau họng, viêm họng: Thành phần polyphenol trong lá trầu không có tác dụng chống viêm hiệu quả.
  • Ngăn ngừa sâu răng: Các hoạt chất chống viêm và vi khuẩn trong lá trầu không có tính sát khuẩn cao giúp bảo vệ răng miệng tốt hơn.
  • Hỗ trợ làm lạnh vết thương: Các hoạt chất chống oxy hóa gốc phenol có khả năng chữa lành vết thương vô cùng hiệu quả.
  • Giảm thiểu đầy bụng, khó tiêu: Các nhà khoa học đã xác định được các hoạt chất phenol trong tinh dầu là Betel-phenol và Chavicol.
  • Điều trị tiểu đường: Lá trầu giúp chống lại sự oxy hóa này và khiến đường huyết duy trì ở mức ổn định. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy sự hiệu quả khi điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng lá trầu.
  • Chữa hen suyễn: Hoạt chất polyphenol trong lá trầu sẽ giúp chống viêm, giảm tình trạng bị hen suyễn, giảm đi nồng độ histamin tăng cao trong máu.

3. Cách dùng và liều dùng lá trầu không

Lá trầu không được dùng với liều từ 8 - 10 gam/ngày. Có thể được dùng ở dạng thuốc sắc, giã nát đắp ngoài hoặc nấu là nước để rửa.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ lá trầu không

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng lá trầu không để chữa bệnh:

4.1. Chữa gout bằng lá trầu không

Cách chữa bệnh gout bằng lá trầu không được thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị: 100 gam lá trầu không, 1 quả dừa
  • Thực hiện: Lá trầu không cắt nhỏ cho vào một trái dầu xiêm. Sau đó đậy nắp lại và ngâm trong 30 phút thì chắt ra cốc để uống.

Khi uống sử dụng bài thuốc nước dừa và lá trầu không, người bệnh không nên ăn ngày mà khi nước tiểu được đào thải thì mới có thể ăn sáng. Thực hiện như vậy trong khoảng một tuần thì cơn đau bệnh gout sẽ thuyên giảm.

Chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không
Chữa bệnh gout bằng nước dừa và lá trầu không

4.2. Bài thuốc chữa vết thương

Bài thuốc số 1

  • Chuẩn bị: Lá trầu không, lá thanh táo, lá cỏ răng cưa, mỗi vị 20 gam.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu trên rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: 40 gam lá trầu không và 8 gam phèn chi.
  • Thực hiện: Đun lá trầu không với nước đến khi sôi và để sôi trong khoảng 15 - 20 phút. Sau đó, để nguội rồi thêm phèn chi vào, đánh tan rồi rửa lên vết thương.

4.3. Bài thuốc trị đau họng, viêm họng

Bài thuốc này có tác dụng trong bệnh đau họng, viêm họng ở người lớn và trẻ nhỏ.

  • Chuẩn bị: Một nắm lá trầu không và 1 thìa mật ong.
  • Thực hiện: Đem lá trầu không giã nát cùng với mật ong. Sau đó đem hỗn hợp ngâm trong cổ họng khoảng 10 - 15 phút.

Khi thực hiện, người bệnh nên ngậm vào sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ để thuyên giảm tình trạng bệnh do vi khuẩn.

4.4. Chữa mụn nhọt

Cách chữa mụn nhọt bằng lá trầu không như sau:

  • Chuẩn bị: Lá trầu, lá thồm lồm, hoa dâm bụt, mỗi loại 20 gam.
  • Thực hiện: Rửa các nguyên liệu rồi ngâm qua nước muối loãng. Sau đó, giã nát nguyên liệu rồi đắp lên vùng da mụn.

Thực hiện bài thuốc mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng mụn nhọt.

4.5. Bài thuốc chữa nám da mặt

Cách thực hiện bài thuốc chữa nám da mặt như sau:

  • Chuẩn bị: 8 - 10 lá trầu không, 300ml nước.
  • Thực hiện: Lá trầu rửa sạch rồi đun với nước, sau đó dùng xông lên mặt.

Thực hiện mỗi ngày sẽ giúp làm bay vết nám và tàn nhang trên da.

4.6. Chữa sai khớp, bong gân

  • Chuẩn bị: 12 gam lá trầu không, 20 gam nghệ già, 12 gam lá cúc tần, 12 gam lá xạ can.
  • Thực hiện: Giã nát các nguyên liệu rồi trộn với một giấm, bọc gạc rồi đắp lên chỗ đau. Thay băng 2 - 3 lần/ngày

5. Một số lưu ý khi sử dụng lá trầu không

Mặc dù lá trầu không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Không nên dùng quá nhiều trong một lần vì nó có thể làm khô môi, mất vị giác.
  • Không nên sử dụng loại lá này cho phụ nữ có thai.
  • Trẻ nhỏ nếu muốn sử dụng lá trầu không nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc.

Trên đây là những thông tin về lá trầu không mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên hữu ích đối với bạn và người thân, đặc biệt người bệnh xương khớp.

Nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 2.8 (6 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH