Củ ráy và một số bài thuốc chữa bệnh

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Củ ráy là một loại cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Tuy nhiên, ít ai biết được tác dụng tuyệt vời của loại cây này đối với sức khỏe. Để tìm hiểu rõ hơn về loài cây, mời bạn đọc bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Hình ảnh củ ráy
Hình ảnh củ ráy

1. Cách nhận biết của củ ráy

Củ ráy có tên khoa học là Alocasia odora (Roxb) C.Koch., Araceae (họ Ráy). Củ ráy có tên gọi khác là dã vu, khoai sáp, ráy dại,...

1.1. Đặc điểm củ ráy

Củ ráy là một bộ phận của cây ráy. Cây ráy là loại thực vật thân mềm cao từ 0,3m đến 1,4m. Phần trên thẳng đứng và phần dưới bò. Rễ có hình cầu và mọc ra kèm những củ dài có nhiều đốt ngắn, các đốt có vảy màu nâu. Lá cây ráy to, hình tim, có kích thước dài từ 10 - 15cm, rộng 8 - 45 cm. 

Cây có các bông mo và xung quanh có các quả mọng hình trứng, màu đỏ. Bông mo mang hoa đực ở phía trên và hoa cái ở phía gốc. Quả mọng, hình trứng.

1.2. Phân bố

Cây ráy được trồng nhiều tại các quốc gia như Lào, Campuchia, Hoa Nam Trung Quốc, châu Úc,...

Tại Việt Nam, cây ráy mọc hoang trên khắp cả nước, thường ưa mọc tại nơi ẩm thấp hoặc rừng.

1.3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Bộ phận dùng: Phần củ được sử dụng nhiều để chữa bệnh. Ngoài ra, phần thân, lá và cuống lá cũng được

Thu hái: Thông thường, khi cây phát triển từ 2 - 3 trở lên sẽ được thu hoạch cả cây, loại sạch đất cát, cắt đi các phần rễ con để thu được củ ráy. 

Đặc điểm của củ ráy
Đặc điểm của củ ráy

Sơ chế: 

  • Phần củ được đem phơi khô bằng cách: Củ ráy gọt bỏ vỏ, thái mỏng và ngâm trong nước sạch từ 5 - 7 ngày. Chú ý cần thay nước thường xuyên.
  • Dùng củ ráy tươi cần phải rang với gạo cho đến khi gạo cháy, sau đó đổ nước vào và đun sôi đến khi gạo mềm nhừ mới có thể vớt ra.

Trong quá trình thu hái và sơ chế cần đeo găng tay, đồ bảo hộ vì củ ráy có chứa chất gây ngứa.

Bảo quản: Phần củ được sơ chế cần bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Chú ý đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

1.4. Thành phần hóa học

Phần củ ráy có chứa các thành phần như alocasin, trygochin, isotrygochin, các men beta glucosidase, vitamin A, D2, campestrol, redtinol,...

Một số nghiên cứu khác về củ ráy cho thấy nó còn chưa tinh bột, một chất gây ngứa, xianua, đường, flavonoid, saponin,...

2. Củ ráy có tác dụng gì?

Củ ráy được cả trong đông y và y học hiện đại chứng minh về tác dụng của nó.

Tác dụng của củ ráy đối theo đông y

Củ ráy có vị nhạt, cay, tính hàn, có độc. Ăn nhiều có thể gây ngứa cổ họng và miệng. Củ ráy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ đàm, bình suyễn và giảm đau.

Loại dược liệu này được sử dụng chữa các bệnh như chân tay tê buốt, mụn nhọt, ghẻ, ngứa da, kích ứng da, chuyển hóa lipid trong máu và bệnh gout (bệnh thống phong)

Tác dụng của củ ráy theo y học hiện đại

  • Kháng côn trùng
  • Chữa bỏng và vết thương phần mềm
  • Chữa mụn nhọt, ghẻ, sưng chân tay

3. Cách dùng và liều dùng củ ráy

Tùy vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể sử dụng liều lượng củ ráy với lượng khác nhau. Thông thường, củ ráy được sử dụng với lượng từ 10 - 15 gam mỗi ngày dưới dạng sắc uống hoặc dùng ngoài.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ củ ráy

Để sử dụng củ ráy đạt hiệu quả tốt nhất, bạn có thể tham khảo những bài thuốc dưới đây:

4.1. Chữa gout bằng củ ráy

Củ ráy có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giải độc, lợi tiểu và tán ứ rất tốt. Đây là một trong những dược liệu dành cho người bệnh gout.

Chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột
Chữa bệnh gout bằng củ ráy và chuối hột

Cách chữa bệnh gout của củ ráy được thực hiện như sau:

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 20 gam củ ráy, 20 gam chuối hột, 10 gam tỳ giải, 10 gam khổ qua rừng.
  • Thực hiện: Đem sao vàng các dược liệu trên. Sau đó chưa dược liệu thành nhiều gói, mỗi gói 10 gam. Mỗi ngày dùng 2 đến 3 gói hãm với nước sôi.

Bài thuốc 2:

  • Chuẩn bị: củ ráy và chuối rừng
  • Thực hiện: Trộn củ ráy, chuối rừng với tỷ lệ bằng nhau rồi đem xay thành bột mịn. Khi sử dụng chỉ cần dùng 1 thìa cà phê rồi hòa tan với nước ấm, uống vào buổi sáng và buổi tối.

4.2. Củ ráy chữa bệnh đau nhức xương khớp

Bài thuốc 1:

  • Chuẩn bị: 20 gam củ ráy, 20 gam lá lốt khô, 20 gam chuối hột rừng.
  • Thực hiện: Đen các nguyên liệu trên rửa sạch, để ráo rồi đem sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 lần.

Bài thuốc 2: 

  • Chuẩn bị: 20 gam thổ phục linh, 10 gam ráng bay, 8 gam củ ráy, 8 gam đương quy và 6 gam bạch chỉ.
  • Thực hiện: Đem các nguyên liệu trên sắc với nước, chia phần nước sắc thành 2 - 3 phần và sử dụng trong ngày.

4.3. Các bài thuốc khác từ củ ráy

Củ ráy phơi phô chữa bệnh
Củ ráy phơi phô chữa bệnh

Không chỉ có tác dụng tuyệt vời đối với người bệnh gout và bệnh xương khớp, củ ráy còn được sử dụng trong những tình trạng sau:

  • Chữa mụn nhọt: Nấu 60 gam củ nghệ và 80 gam củ ráy cùng với dầu vừng đến khi nhừ. Khi chín, thêm sáp mật ong và dầu thông rồi khuấy đến cho tan, để nguội. Khi dùng chỉ cần dùng một lượng vừa đủ phết lên giấy rồi dán lên phần mụn để hút mủ và giảm sưng tấy.
  • Trị chữa do lá han: Củ ráy được cắt đôi rồi xát trực tiếp vào vùng da bị ngứa.
  • Trị cảm hàn, người sốt cao: Cắt đôi củ ráy rồi chà sát lên vùng tay và khắp lưng để hạ thân nhiệt. Nửa củ còn lại đem thái mỏng và sắc lấy 1 chén nước thuốc. Thực hiện bài thuốc 5 lần sẽ giúp hạ sốt.
  • Chữa bệnh cao huyết áp: Dùng chuối hột chín và dược liệu tươi, ngâm với nước vo gạo trong 3 tiếng. Sau đó đem rửa sạch rồi phơi khô và sao vàng. Cuối cùng cho hai dược liệu này vào sắc cùng với nước đến khi cạn còn một chén thì tắt bếp và chia nước sắc thành 2 lần dùng trong ngày.
  • Trị viêm da cơ địa: Đun 30 gam hồng đơn rang khô, 50 gam củ ráy và 250mL dầu trẩu. Sau đó dùng phần nước để phun lên vùng da bị bệnh để loại bỏ độc tố. Áp dụng mỗi ngày 1 lần để thấy tác dụng tốt nhất.

5. Một số lưu ý khi sử dụng củ ráy

Cần thận trọng khi sử dụng củ ráy
Cần thận trọng khi sử dụng củ ráy

Tuy dược liệu mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe nhưng khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều như sau:

  • Người hư hàn không nên dùng
  • Không sử dụng cho người bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần hoạt chất nào.
  • Tránh nhầm lẫn với cây khoai môn vì hai loại cây này có hình dạng tương tự nhau.
  • Củ ráy có chứa chất gây ngứa và kích ứng da, vì vậy, bạn cần thận trọng khi sơ chế và chế biến.
  • Bài thuốc chỉ có tác dụng đối với những tình trạng bệnh trong giai đoạn nhẹ, ít hiệu quả đối với giai đoạn nặng.
  • Bài thuốc có tác dụng chậm nên bạn cần kiên trì sử dụng để thấy tình trạng bệnh thuyên giảm.
  • Khi sử dụng các bài thuốc không có hiệu quả, bạn cần liên hệ với bác sĩ, thầy thuốc để được tư vấn.

Trên đây là những thông tin về củ ráy mà bạn có thể tham khảo. Người bệnh gout và bệnh xương khớp có thể áp dụng bài thuốc từ củ ráy để cải thiện bệnh lý. Tuy nhiên, để cải thiện tình trạng bệnh nhanh nhất, bạn hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 3.2 (13 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH