Tác dụng của củ gừng và lưu ý khi sử dụng

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Từ lâu, củ gừng được sử dụng trong các món ăn giúp kích thích vị giác hoặc sử dụng tính ấm của nó để phát huy tác dụng trong một số bệnh lý. Hãy cùng Khỏe Xương Khớp tìm hiểu rõ hơn về nó nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Tác dụng của củ gừng đối với sức khỏe

Tác dụng của củ gừng đối với sức khỏe

1. Cách nhận biết củ gừng

Củ gừng là một trong những loại thảo dược được nhiều người biết đến và sử dụng từ lâu đời trong dân gian. Tuy nhiên, có thể bạn chưa hiểu biết rõ về nó. Hãy cùng Khỏe Xương Khớp tìm hiểu nhé.

1.1. Tên gọi và danh pháp

Củ gừng có tên khoa học là Zingiber officinale. Đây là một loại thực vật được sử dụng làm gia vị hoặc vị thuốc. Tên gọi này được đề xuất vào năm 1807.

1.2. Đặc điểm của củ gừng

Hình ảnh củ gừng

Hình ảnh củ gừng

Củ gừng được mô tả là có thân rễ mập, mọng thịt, phân nhiều nhánh và cảm giác như bàn tay sưng phồng. Vỏ ngoài có màu nâu và phần ruột màu vàng nhạt. 

Chối lá (thân giả) cao từ 0,5 - 1,25m, mọc liên tục hàng năm từ thân rễ. Các thân giả này được hình thành từ một loạt các gốc lá quấn chặt với nhau.

Cụm hoa mọc từ thân rễ. Cành hoa bông thóc và có hình trứng hoặc hình trụ. Đài hoa trông như thủy tinh, tràng hoa màu xanh lục, ánh vàng hoặc trắng hay vàng, các tràng hình mác nhọn dài. Cây thường ra hoa vào tháng 10.

1.3. Phân bố

Cây gừng được trồng tại nhiều khu vực trên thế giới. Nó có thể xuất phát từ cây dạng trồng, cây mọc tự nhiên và cây du nhập đã tự nhiên hóa. Có lẽ vì thế nên cho đến hiện nay, người ta vẫn chưa biết rõ được nguồn gốc của cây gừng.

Cây gừng thường được tìm thấy tại các khu rừng nhiệt đới vùng đất thấp hoặc trong trồng trọt, nó thường phát triển trong điều kiện nóng ẩm, râm mát và đất mùn màu mỡ vì cần một lượng lớn các chất dinh dưỡng.

1.4. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Sinh khương là củ gừng tươi

Sinh khương là củ gừng tươi

Củ gừng được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền, do đó, từ xa xưa nó đã được sơ chế thành những vị thuốc với tên gọi khác nhau:

  • Sinh khương: Củ tươi, chưa qua chế biến.
  • Can khương: Là củ gừng đã được phơi khô.
  • Ổn khương, thán khương: Củ sẽ được đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính.
  • Khương bì: Vỏ củ gừng đã phơi khô.

1.5. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chính trong củ gừng là tinh dầu (chiếm 2 - 3%) với các hợp chất hydrocarbon sesquiterpenic: B-zingiberen (35%), b-curcumenen (17%), b-farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như geraniol, linalol, borneol.

Ngoài ra, vị cay của nó là do chứa các hợp chất phenol không bay hơi như gingerol, ginger dion và shogaol, trong đó gingerol chiếm tỷ lệ cao nhất.

2. Tác dụng của củ gừng

Củ gừng có tác dụng như thế nào? Mời bạn đọc tiếp tục theo dõi.

2.1. Công dụng của củ gừng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm và quy vào 3 kinh là phế tỳ và vị. Nó có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Cụ thể:

  • Sinh khương: tán phong hàn, chống nôn ói
  • Can khương: Làm ấm tỳ vị
  • Hắc khương: Làm ấm can thận, giáng hư hỏa
  • Khương bì: Tác dụng lợi tiểu.

Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã chứng minh được các tác dụng tuyệt vời của nó, bao gồm:

Giảm đau nhức xương khớp

Củ gừng chữa đau nhức xương khớp

Củ gừng chữa đau nhức xương khớp

Tác dụng này là do trong gừng có chứa thành phần có khả năng ngăn ngừa sự hình thành của leukotrienes gây đau nhức. Hợp chất đó chính là gingerol có tác dụng chống viêm, ức chế các chất chemokine, cytokine và các yếu tố gây viêm giúp giảm đau và viêm do viêm khớp gây ra.

Điều trị chứng nôn, buồn nôn

Sử dụng thực vật này rất tốt cho những người xuất hiện triệu chứng nôn. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm giảm chứng ợ nóng và hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản.

Cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa

Sử dụng gừng mỗi ngày có thể giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu và thúc đẩy quá trình tiêu hóa, hấp thu khoáng chất, kích thích sự thèm ăn cũng như duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa ở trạng thái tốt nhất.

Gừng có tác dụng chữa bệnh ung thư

Củ gừng chữa ung thư

Củ gừng chữa ung thư 

Loại gia vị này có chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa hoạt động của một số loại ung thư.

Trong một nghiên cứu cho thấy, các hợp chất trong loại thực vật này có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng và đại trực tràng.

Giảm đau do co thắt kinh nguyệt

Hiện tượng co thắt kinh nguyệt do tăng nồng độ hormon prostaglandin trong cơ thể. May mắn thay, thành phần hoạt chất trong củ gừng có tác dụng giúp hạ thấp mức prostaglandin, từ đó giúp giảm đau kinh nguyệt.

Trong một khảo sát liên quan đến tác dụng này, người ta tiến hành khảo sát trên những người phụ nữ sử dụng 1500 mg bột gừng mỗi ngày trong 3 ngày của chu kỳ. Kết quả cho thấy, những đối tượng này thường cảm thấy ít đau hơn so với những người phụ nữ không dùng.

Tốt cho sức khỏe răng miệng

Tác dụng kháng khuẩn của gừng giúp bảo vệ răng miệng luôn khỏe mạnh. Điều này là do tác dụng của hợp chất gingerols ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. 

Khi nhiễm các vi khuẩn này tại vùng răng miệng có thể gây ra bệnh nha chu, nhiễm trùng nghiêm trọng.

Giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Thành phần của loại thực vật này so tác dụng kéo dài tuổi thọ của tế bào não do nó cung cấp các chất chống oxy hóa để ức chế sự gây hại cho tế bào. Vì thếm nó giúp chống lại nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ do tuổi tác, bao gồm bệnh Alzheimer.

2.2. Tác dụng phụ của củ gừng

Củ gừng có thể gây ở nóng nếu sử dụng ở liều nhỏ

Củ gừng có thể gây ở nóng nếu sử dụng ở liều nhỏ

Mặc dù gừng chứa nhiều thành phần hóa học và đem lại các tác dụng tuyệt vời như vậy nhưng nó cũng tồn tại những tác dụng phụ như sau:

  • Gây ợ nóng, đầy hơi, kích ứng miệng hoặc làm dạ dày cảm thấy khó chịu ngay cả khi dùng liều nhỏ.
  • Khi dùng với liều lượng lớn hơn có thể làm xuất hiện các triệu chứng như tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt những người đang mắc tình trạng liên quan đến rối loạn chảy máu như phụ nữ mang thai, do đó, bà bầu không nên ăn gừng.
  • Nó cũng có thể gây tương tác với các loại thuốc bạn đang sử dụng, do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Cách dùng và liều dùng củ gừng

Về cách dùng, gừng không chỉ là gia vị được sử dụng trong các món ăn mà nó còn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau được dùng phổ biến mỗi ngày:

Hình ảnh trà gừng mật ong

Hình ảnh trà gừng mật ong

Trà gừng

Trà gừng thường được sử dụng với những tác dụng như giảm cân, trị ho, giải cảm, buồn nôn, giảm đau và điều hòa đường huyết.

Gừng mật ong

Tác dụng của gừng mật ong có thể kể đến như cải thiện lưu thông máu, chữa hen suyễn, ngậm gừng chữa ho và giảm viêm.

Kẹo gừng

Với loại gừng được chế biến này, người bệnh có thể mang theo bên người mọi lúc mọi nơi. Loại này thường được sản xuất thành hai loại là kẹo cứng và kẹo mềm có tác dụng giữ ấm cho bao tử, chống viêm, tốt cho đường hô hấp và chống buồn nôn.

Về liều lượng, tùy theo từng tình trạng bệnh, người bệnh có thể sử dụng liều lượng sao cho hợp lý, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc để sử dụng tốt nhất.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ củ gừng

Với những tác dụng tuyệt vời ấy của loại củ này, cùng tìm hiểu về những bài thuốc được nhiều người sử dụng và lưu truyền cho đến ngày nay.

4.1. Trị đau lưng và đau vai

Tác dụng của gừng ngâm giấm được phát huy rất tốt đối với chứng đau lưng và đau vai. Người bệnh có thể sử dụng thêm mật ong bằng cách dùng khăn thấm đều hỗn hợp gồm gừng tươi, mật ong và giấm rồi đắp lên chỗ bị đau. Phương pháp này giúp giảm đau, cơ bắp được thoải mái.

4.2. Trị lở loét khoang miệng

Nước gừng trị loét khoang miệng

Nước gừng trị loét khoang miệng

Sử dụng nước gừng tươi thay trà bằng cách cắt vài lát gừng cho vào ấm trà. Sau đó sử dụng nó để uống và súc miệng thường xuyên. Người bệnh nên sử dụng 2 - 3 lần mỗi ngày, bệnh sẽ thuyên giảm khoảng 60 - 90%.

4.3. Trị đau nửa đầu

Khi cảm thấy đau nửa đầu, người bệnh nên sử dụng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay và bóp vùng đầu trong khoảng 15 phút. Khi đó cơn đau sẽ giảm nhanh chóng, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

4.4. Trị say rượu bia

Đối với những người bị say rượu bia, bạn nên cho họ uống nước gừng nóng để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tiêu tan lượng cồn trong máu và giảm tình trạng say.

Bạn có thể thêm chút mật ong vào nước gừng để tăng thêm hiệu quả sử dụng.

4.5. Trị sắc mặt nhợt nhạt

Uống nước gừng trị sắc mặt nhợt nhạt

Uống nước gừng trị sắc mặt nhợt nhạt

Rửa mặt với nước gừng thường xuyên vào mỗi sáng và tối sẽ giúp da mặt hồng hào, khỏe khoắn do thiếu chất, thiếu ngủ hay suy nhược cơ thể.

Bạn nên duy trì thói quen này trong 60 ngày liên tiếp để thấy hiệu quả của nó, Ngoài ra, gừng cũng có tác dụng đối với làn da bằng cách giúp cải thiện một phần nhất định làn da có vết thâm nám và khô ráp.

4.6. Trị giun kim

Nếu bạn là thường xuyên mắc tình trạng đau bụng do giun kim thì phương pháp này rất hiệu quả đối với bạn.

Trước khi đi ngủ, bạn nên vệ sinh hậu môn bằng nước gừng nóng trong khoảng 10 ngày. Cách làm này có thể diệt được giun kim hiệu quả.

4.7. Trị hôi chân

Sử dụng gừng ngâm với muối và giấm ăn để ngâm chân trong khoảng 15 phút, lau khô và để chân thoáng mát thì mùi hôi sẽ hết.

5. Một số lưu ý khi sử dụng củ gừng

Lưu ý khi sử dụng củ gừng

Lưu ý khi sử dụng củ gừng

Cách sử dụng loại gia vị này khác nhau cũng mang khác nhau, tùy theo từng thời điểm (ăn gừng vào buổi sáng và ăn gừng vào buổi tối) và tình trạng sức khỏe để sử dụng gừng đúng cách. Tuy nhiên, khi sử dụng bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Không nên sử dụng quá 5 gam mỗi ngày
  • Khi sử dụng không nên bỏ vỏ bởi vỏ cũng là một trong những thành phần có tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe.
  • Không ăn gừng tươi đã dập bởi nó có thể sinh ra một loại độc tố mạnh gây hoại tử tế bào gan, lâu dần chuyển thành các bệnh lý nghiêm trong về gan như ung thư gan,...
  • Phụ nữ có thai, người mắc bệnh tiểu đường không nên sử dụng loại thực vật này.
  • Có thể sử dụng một lượng nhỏ gừng tươi trước các bữa ăn để kích thích vị giác và tạo cảm giác ngon miệng.
  • Khi sử dụng trên da nên dùng thử một vùng da nhỏ để kiểm tra kích ứng da và chỉ thoa trong một thời gian ngắn.

Trên đây là những thông tin về củ gừng mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài chia sẻ này hữu ích đối với bạn và mọi người, bao gồm người bệnh xương khớp. Nếu bạn đang gặp vấn đề về bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH