Tất tần tật các phương pháp chữa thoái hóa cột sống

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Hiện nay, nhiều phương pháp chữa thoái hóa cột sống đang được áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt như vật lý trị liệu, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa, y học cổ truyền,... Để hiểu rõ hơn về những phương pháp pháp, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Phương pháp chữa thoái hóa cột sống
Phương pháp chữa thoái hóa cột sống

1. Mục tiêu và nguyên tắc điều trị

Thoái hóa cột sống là bệnh lý mãn tính và thường tiến triển chậm, tăng dần về cấp độ và triệu chứng. Nếu bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, có biến chứng thì rất khó điều trị.

Do đó, ngay khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu, người bệnh cần được can thiệp sớm bằng phương pháp phù hợp.

Hiện nay, việc điều trị bệnh thường hướng đến mục tiêu thuyên giảm triệu chứng, giảm tốc độ thoái hóa xương khớp, tránh các tác dụng phụ của thuốc đồng thời tháo gỡ sự chèn ép rễ thần kinh (nếu có). 

Bên cạnh đó, người bệnh cần được thực hiện hồi phục chức năng bằng cách luyện tập, thói quen sinh hoạt và lối sống hàng ngày để ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Mặc dù có nhiều phương pháp chữa thoái hóa cột sống nhưng hầu như các trường hợp đều khuyến khích điều trị theo hướng bảo tồn an toàn, hạn chế khả năng phẫu thuật tốn kém và có thể đem lại nhiều rủi ro.

Mục tiêu điều trị thoái hóa cột sống
Mục tiêu điều trị thoái hóa cột sống 

2. Vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống

Vật lý trị liệu là phương pháp chữa thoái hóa cột sống được nhiều người nghĩ đến ngay đầu tiên. 

2.1. Tác dụng của vật lý vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu chữa thoái hóa cột sống bao gồm cả phương pháp điều trị thụ động và tích cực. Phương pháp điều trị thụ động giúp cơ thể được thư giãn, có thể chữa lành và/hoặc thích nghi với cơn đau.

Nhưng mục tiêu của vật lý trị liệu là đi vào các phương pháp điều trị tích cực. Đây là những bài tập trị liệu tăng cường thể lực để cột sống được nâng đỡ tốt hơn.

Nói chung, trong hầu hết các phương pháp vật lý trị liệu đều bao gồm mục tiêu như sau:

  • Giảm đau và hạn chế tình trạng cứng các khớp.
  • Phạm vi di chuyển của người bệnh được khắc phục
  • Các khớp trở nên linh hoạt hơn.
  • Ngăn ngừa và hạn chế nguy cơ tái phát các triệu chứng.
Vật lý trị liệu trị thoái hóa cột sống
Vật lý trị liệu trị thoái hóa cột sống

Ngoài ra, nó cũng mang lại nhiều công dụng khác như:

  • Hạn chế việc lạm dụng thuốc và tránh các nguy cơ rủi ro do tác dụng không mong muốn của thuốc gây ra.
  • Một số phương pháp thực hiện tại nhà mang lại sự tiện lợi tối đa, tiết kiệm thời gian và công sức cho người bệnh.
  • Hiệu quả mà các phương pháp vật lý trị liệu mang lại thường lâu dài.
  • Tránh được nguy cơ phẫu thuật.

2.2. Khi nào nên thực hiện vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống được khuyến nghị trong nhiều trường hợp, ví dụ như:

  • Đau mạn tính kéo dài hoặc tái phát liên tục.
  • Hỗ trợ các phương pháp điều trị nội khoa và tăng cường hồi phục các chức năng cột sống.
  • Phục hồi sau phẫu thuật, hỗ trợ giảm đau, hạn chế tình trạng cứng khớp và giảm co thắt khi các cơ được phục hồi.

2.3. Phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu 

Dưới đây là một số phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống như:

Chườm nóng lạnh

Người bệnh có thể thực hiện phương pháp này bằng cách chườm một túi đá hoặc túi nước ấm lên vị trí đau.

Nhiệt lạnh làm giảm kích thước của mạch máu, giảm viêm. Nhiệt nóng lại có thể làm tăng kích thước của mạch máu, thúc đẩy lưu lượng máu đến vùng bị đau. Tuy nhiên, người bệnh không nên chườm quan đêm vì có thể khiến mạch máu co cứng hoặc giãn nở quá mức.

Nắn chỉnh cột sống

Nắn chỉnh cột sống là phương pháp điều trị căn nguyên
Nắn chỉnh cột sống là phương pháp điều trị căn nguyên

Đây là phương pháp điều trị căn nguyên (điều trị tận gốc bệnh) và cũng là một liệu pháp tự nhiên, khoa học và an toàn.

Tuy nhiên, khi thực hiện phương pháp này cần có sự phối hợp giữa người bệnh và bác sĩ chuyên khoa mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện nắn chỉnh cột sống cho người bệnh bằng cách sử dụng tay và kết hợp vật lý trị liệu phục hồi chức năng trong quá trình điều trị.

Massage

Liệu pháp massage bao gồm massage khớp, xoa bóp mô mềm, thủy trị liệu và giáo dục tự massage.

Các hoạt động massage thực chất là tạo ra một lực vật lý tác động trực tiếp lên cơ thể cơ người, từ đó gây nên tác động đối với thần kinh, mạch máu và các cơ quan của thụ cảm của cơ thể. 

Cụ thể, massage mang lại những lợi ích như sau:

  • Làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông khí huyết trên cơ thể. Từ đó, góp phần làm giảm viêm, giải phóng sự chèn ép thần kinh.
  • Giúp giãn cơ, giảm cơ cứng khớp, người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi vận động.
  • Tăng cường sự linh hoạt, đồ dẻo dai cho xương khớp.
  • Tan tụ máu, tán ứ trong khớp, hỗ trợ phục hồi chấn thương nhanh chóng. Kích thích hệ thống lympho pháp triển, tăng cường miễn dịch và cơ chế bảo vệ của cơ thể.
  • Việc xoa bóp còn hạn chế được trạng thái căng thẳng, mất tập trung, cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ quá trình chữa bệnh xương khớp diễn ra nhanh hơn.

Sau đây, Khỏe Xương khớp xin giới thiệu đến người bệnh một số cách massage như sau:

Xoa bóp các vùng vai gáy:

  • Bước 1: Ngồi trên ghế lưng thẳng và đầu cúi về phía trước.
  • Bước 2: Dùng các ngón tay xoa bóp vùng cổ với lực vừa phải trong vòng 5 phút.

Động tác này giúp cải thiện đau nhức cổ vai gáy và tăng cường tuần hoàn lưu thông máu trong cơ thể.

Xoa bóp bả vai, cánh tay

  • Bước 1: Nhẹ nhàng xoa bóp toàn bộ vùng bả vai và cánh tay trong khoảng 10 - 15 phút để các cơ giãn dần ra.
  • Bước 2: Dùng tay trái xoa bóp và vuốt tay phải từ bả vai đến khuỷu tay cho đến khi nóng lên thì đổi bên và thực hiện tương tự.
  • Bước 3: Nắm tay trái thành nắm đấm, đấm nhẹ nhàng lên các cơ bắp tay phải khoảng 3 - 5 phút thì đổi bên rồi thực hiện tương tự.

Châm cứu

Chấm cứu là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị thoái hóa cột sống
Chấm cứu là phương pháp thường được áp dụng trong điều trị thoái hóa cột sống

Châm cứu là phương pháp được thực hiện bằng cách kích thích hệ thống thần kinh trung ương và giải phóng chất giảm đau tự nhiên, gọi là endorphin để cơ thể cảm thấy thư giãn và tràn đầy sinh lực.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ sử dụng kim nhỏ để châm vào các huyệt vị theo các hướng khác nhau để kích thích các dây thần kinh. Một buổi điều trị thường kéo dài 15 đến 30 phút.

Kéo giãn cột sống

Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện phương pháp bằng cách tác động các lực kéo khác nhau lên cột sống.

Biện pháp này có tác dụng cải thiện lưu thông tuần hoàn đến khu vực bị tổn thương, thư giãn cơ và làm giảm sự chèn ép thần kinh tại khu vực đó.

Diện chẩn

Chữa thoái hóa cột sống bằng phương pháp diện chẩn giúp đẩy lùi các triệu chứng đau đớn, tê buốt, khó chịu và gần như không xảy ra bất cứ một tác động tiêu cực nào.

Tuy nhiên, để phương pháp này đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm vững sơ đồ của các huyệt vị cũng như phác đồ hệ thần kinh đa hệ của người bệnh.

Điện trị liệu

Điện trị liệu tác động lên các huyệt đạo
Điện trị liệu tác động lên các huyệt đạo

Điện trị liệu là phương pháp vật lý sử dụng các xung điện tác động trực tiếp lên các huyệt đạo, tăng cường tuần hoàn máu, giảm đau nhức và căng cứng cơ.

Liệu pháp điều trị này ngày càng được ưa chuộng bởi tính an toàn, hiệu quả và không phải lo lắng về tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc tây dài ngày.

Tuy nhiên, tùy theo mức độ mắc bệnh và diễn biến bệnh thoái hóa cột sống mà người bệnh được chỉ định áp dụng phương pháp điện trị liệu hợp lý.

>> Có thể bạn quan tâm: Danh sách bài tập chữa thoái hóa cột sống và lưu ý khi thực hiện

3. Thuốc Tây y chữa thoái hóa cột sống

Thuốc tây luôn được biết đến với tác dụng nhanh chóng khi các triệu chứng bệnh xuất hiện. Cùng Khỏe Xương Khớp tìm hiểu về các loại thuốc tây được sử dụng trong thoái hóa cột sống.

3.1. Ưu điểm và nhược điểm của thuốc tây y

Sử dụng thuốc tây là phương pháp mà mọi người thường hay nghĩ đến đầu tiên bởi những ưu điểm như sau:

  • Tác dụng nhanh đặc biệt đối với những cơn đau cấp tính. Thông thường, người bệnh chỉ cần uống sau 20 - 30 phút thì cơn đau sẽ thuyên giảm.
  • Tiện lợi: Hầu hết các loại thuốc tây đều có thể mua tại các hiệu thuốc nếu có đơn của bác sĩ. Ngoài ra, các dạng bào chế của thuốc thường là các dạng viên hoặc dung dịch uống đã pha sẵn.
  • Mẫu mã đa dạng, nhiều chủng loại và mức giá phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nhiều người sử dụng.
  • Nhiều thuốc có dược tính mạnh, phù hợp cho những bệnh nhân ở giai đoạn nặng.
Thuốc tây chữa thoái hóa cột sống
Thuốc tây chữa thoái hóa cột sống

Bên cạnh những ưu điểm của thuốc tây, nó cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:

  • Đem lại nhiều tác dụng không mong muốn nếu sử dụng trong thời gian dài.
  • Dễ phụ thuộc vào thuốc vì nhiều thuốc có chứa các thành phần gây nghiện. Vì vậy chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong khi sử dụng thuốc, cần chú ý khi kết hợp các thuốc điều trị với thuốc bổ hoặc thực phẩm sử dụng hàng ngày để tránh gây tương tác giữa chúng với nhau.

3.2. Một số nhóm thuốc tây thường được sử dụng hiện nay 

Dưới đây là một số nhóm thuốc tây được sử dụng chữa thoái hóa cột sống

3.2.1. Thuốc giảm đau

Paracetamol là thuốc giảm đau thường được sử dụng nhất
Paracetamol là thuốc giảm đau thường được sử dụng nhất

Thuốc giảm đau thường được sử dụng là paracetamol (acetaminophen). Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn như đau dạ dày, tổn thương hệ tiêu hóa,...

Ngoài ra, paracetamol được chống chỉ định cho những người mắc các bệnh về gan và thận.

Đối với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể kê đơn với những thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn như các thuốc giảm đau nhóm opioid như morphin, codein,...

Tuy nhiên, các thuốc này có chứa thành phần gây nghiện, khi sử dụng trong một thời gian dài có thể gây tình trạng nghiện thuốc và nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nếu sử dụng quá liệu.

3.2.2. Thuốc giãn cơ

Thuốc giãn cơ chống lại sự co rút cơ
Thuốc giãn cơ chống lại sự co rút cơ

Các thuốc giãn cơ như Mydocalm, Myonal,... có tác dụng chống lại sự co rút cơ. Đây là triệu chứng mà người bệnh thoái hóa cột sống nào cũng có thể gặp phải.

Những thuốc này giúp bệnh nhân dễ dàng thực hiện các chuyển động và hạn các triệu chứng co cứng cột sống.

3.2.3. Thuốc chống viêm không steroid

Các nhóm thuốc chống viêm không steroid như celebrex, mobic,... có tác dụng giảm đau, hạ sốt tương tự như paracetamol nhưng nó có một ưu điểm nổi trội hơn đó là tác dụng chống viêm. 

Nó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và hạn chế tác dụng không mong muốn đối với đường tiêu hóa.

3.2.4. Thuốc đặc trị chống thoái hóa

Glucosamin là hỗ trợ tái tạo và phục hồi chức năng cột sống
Glucosamin là hỗ trợ tái tạo và phục hồi chức năng cột sống

Thuốc đặc trị chống thoái hóa có khả năng tác dụng sâu vào các vị trí tổn thương tại cột sống, tái tạo và phục hồi, làm chậm quá trình lão hóa. 

Tuy nhiên, thời gian để thuốc phát huy tác dụng hiệu quả tác dụng thường lâu hơn so với các loại thuốc tân dược khác.

Một số thuốc thuộc nhóm này như glucosamin, thuốc ức chế interleukin-1, chondroitin,...

3.2.5. Thuốc chống trầm cảm

Các thuốc thuốc nhóm này được sử dụng khi bệnh nhân rơi vào trạng thái trầm cảm. lo âu khi mắc chứng bệnh trong thời gian dài như dogmatil, amitriptylin,...

3.2.6. Thuốc tiêm ngoài màng cứng

Tiêm ngoài màng cứng được sử dụng khi có biến chứng đau thần kinh tọa
Tiêm ngoài màng cứng được sử dụng khi có biến chứng đau thần kinh tọa

Phương pháp này chỉ được chỉ định khi người bệnh gặp biến chứng về đau thần kinh tọa. Khi thực hiện phương pháp này cần có chỉ thị của bác sĩ chuyên khoa và được tiến hành tại các cơ sở y tế uy tín.

Tuy nhiên, tiêm thuốc ngoài màng cứng gây ra nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, thận chí có thể ảnh hưởng đến gan và thận.

4. Chữa thoái hóa đĩa đệm bằng Y học cổ truyền 

Hiện nay, chữa thoái hóa cột sống bằng y học cổ truyền đang được nhiều người bệnh ưa chuộng bởi nhiều ưu điểm nổi trội.

4.1. Ưu và nhược điểm của Y học cổ truyền

Ưu điểm của y học cổ truyền đối với bệnh thoái hóa cột sống như:

  • Hạn chế được tác dụng không muốn như đối với thuốc tây y do thuốc y học cổ truyền sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên như hoa, lá, quả, thân cây, rễ cây,...
  • Tác dụng điều trị hiệu quả, đặc biệt đối với thoái hóa cột sống có tính chất mạn tính nên cần được điều trị lâu dài. Bên cạnh đó, y học cổ truyền không chỉ điều trị được bệnh mà còn giúp bổ sung dưỡng chất, mang lại nhiều tác dụng khác đối với cơ thể.
Thuốc y học cổ truyền chữa thoái hóa cột sống
Thuốc y học cổ truyền chữa thoái hóa cột sống

Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng đem lại những nhược điểm đối với cơ thể, bao gồm cột sống. Và sử dụng các bài thuốc Y học cổ truyền cũng vậy. Nó có thể tồn tại những nhược điểm như sau:

  • Thời gian tác dụng chậm hơn so với các thuốc tây y.
  • Mùi vị của nó thường nặng và khá khó uống đối với một số người bệnh chưa quen vị thuốc.
  • Nguồn nhân lực y học cổ truyền còn thấp, chưa có nhiều có sở khám chữa bệnh uy tín. 
  • Trong quá trình sử dụng thuốc, đòi hỏi người bệnh cần phải kiêng một số món ăn như rượu bia, thịt chó, thuốc lá, đồ chiên rán và giàu mỡ,... tùy thuộc vào thành phần của các bài thuốc.

4.2. Một số bài thuốc Y học cổ truyền phổ biến

Một số bài thuốc Y học cổ truyền được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống, chẳng hạn như:

4.2.1. Bạch hổ quế chi thang gia giảm

Quế chi được sử dụng trong bài thuốc Bạch hổ quế chi thang
Quế chi được sử dụng trong bài thuốc Bạch hổ quế chi thang

Bài thuốc Bạch hổ quế chi thang gia giảm chữa thoái hóa cột sống thể phong hàn. Bài thuốc có tác dụng nhằm tán hàn, khứ phong và thông kinh hoạt lạc.

Nó được sử dụng khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng thể phong hàn như đau nhức cổ vai gáy, cứng gáy, đau lưng, đau đầu, cử động khó khăn, tê bì chân tay và tay chân không có sức.

Vị thuốc được sử dụng trong bài thuốc bao gồm: ngạch mễ (hạt hột tròn) 10 gam, tri mẫu 9 gam, thạch cao phi 30 gam, chích cam thảo 3 gam và quế chi 12 gam.

Cách dùng: Sắc mỗi ngày 1 thang, chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày. Người bệnh dùng liên tục trong vòng 10 ngày và lặp lại nếu cơn đau tái phát.

4.2.2. Bài thuốc trị thoái hóa cột sống thể hàn đờm

Triệu chứng thường gặp của thể hàn đờm là cảm giác đau lan xuống lưng, vai, đầu, gáy, chóng mặt và choáng. Ngoài ra, người bệnh có thể thường xuyên có cảm giác nôn, rêu lưỡi mỏng và trắng nhạt.

Bài thuốc này có tác dụng thông kinh hoạt lạc, hoạt huyết, trừ thấp và hóa đờm.

Nguyên liệu của bài thuốc bao gồm: trần bì và chỉ thực mỗi vị 8 gam, quế chi, phòng phong, xương truật, xuyên khung, hoàng cầm, cốt toái bổ và khương hoạt mỗi vị 12 gam, bạch linh và đẳng sâm mỗi vị 16 gam, đại táo 3 quả và cam thảo 6 gam.

Cách thực hiện như sau: Sắc uống hàng ngày đến khi triệu chứng thuyên giảm.

4.2.3. Đào hồng ẩm gia giảm

Đào hồng ẩm sử dụng xuyên khung làm vị thuốc
Đào hồng ẩm sử dụng xuyên khung làm vị thuốc 

Bài thuốc được sử dụng đối với những người thoái hóa cột sống có khí huyết ứ trệ, cơn đau nhức xuất hiện vào ban đêm, tê chân tay, vai, lưng, gáy và đầu có xu thường co rút vào ban đêm gây mất ngủ, cơ thể suy yếu.

Bài thuốc có tác dụng thông kinh hoạt lạc và lưu thông khí huyết từ đó nó giúp thuyên giảm các triệu chứng như trên.

Các vị thuốc được sử dụng bao gồm: quy đầu, ngũ linh chi, xuyên khung, hồng hoa, uy linh tiên, đào nhân, chi tử, huyền hồ. Thầy thuốc có thể gia giảm các vị tùy theo tình trạng bệnh của từng người.

Trong trường hợp huyết hư nhiều, có thể gia 12 gam bạch thược; hàn nhiều gia tế tân và ô đầu mỗi thứ 3 gam, quế chi 9 gam; can thận hư gia tang ký sinh và cốt toái bổ mỗi thứ 9 gam, ngũ gia bì 12 gam.

Cách thực hiện: Sắc uống hàng ngày.

4.2.4. Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang gia giảm

Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang được sử dụng để điều trị thoái hóa cột sống thể khí huyết đều hư, huyết ứ. Bài thuốc này có tác dụng dưỡng huyết, bổ khí và thông kinh hoạt lạc.

Các vị thuốc bao gồm quế chi và cát căn mỗi thứ 9 gam, sinh khương 6 gam, đại táo 4 quả, kê huyết đằng 15 gam, bạch thược và xích thược mỗi thứ 12 gam, hoàng kỳ 18 gam.

Trường hợp thận hư gia thêm câu kỷ, dâm dương hoắc và ngũ gia bì; thể hàn thấp gia thêm khương hoạt và uy linh tiên mỗi thứ 9 gam.

Cách thực hiện như sau: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, chia 3 lần uống trong ngày. Cứ 10 ngày thực hiện 1 liệu trình và có thể lặp lại liệu trình đến khi triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.

4.2.5. Hổ tiềm hoàn gia giảm

Bạch thược được sử dụng trong bài thuốc Hổ tiềm hoàn
Bạch thược được sử dụng trong bài thuốc Hổ tiềm hoàn 

Người bệnh thoái hóa cột sống có các triệu chứng như đau vai, gáy và đau đầu, tê chân tay, đau vùng lưng đi kèm triệu chứng chóng mặt, khô họng, thường xuyên đổ mồ hôi trộm,... có thể sử dụng bài thuốc này.

Bài thuốc hổ tiềm hoàn gia giảm có tác dụng hoạt huyết, tư bổ can thận và thông kinh hoạt lạc.

Cách thức thực hiện bài thuốc như sau:

  • Nguyên liệu: bạch thược, tri mẫu, thỏ ty tử, kê huyết đằng, hoàng bá, tỏa dương và quy bản mỗi vị 9 gam; đan sâm, quy đầu, thục địa và nguy tất mỗi thứ 12 gam.
  • Thực hiện: Sắc mỗi ngày một thang, chia nước sắc thành 3 lần và uống hết trong ngày.

4.2.6. Định huyễn thang

Nếu thoái hóa cột sống do hẹp ống sống gây đau nhiều , cổ cứng, buồn nôn, nôn mửa, chóng mặt, mờ mắt và ù tai có thể sử dụng bài thuốc Định huyễn thang.

Nguyên liệu gồm có các vị thuốc sau: bạch thược và dạ giao đằng mỗi thứ 24 gam, đan sâm 30 gam, phục linh 15 gam, câu đằng 20 gam, cương tằm, bán hạ và thiên ma mỗi thứ 9 gam.

Cách thực hiện như sau: Sắc mỗi ngày 1 thang.

5. Điều trị thoái hóa cột sống bằng bài thuốc dân gian có hiệu quả không? 

Các bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống được nhiều người sử dụng và được lưu truyền đến ngày nay. Nó cũng mang lại nhiều ưu điểm cho người sử dụng như:

  • An toàn, lành tính: Do các bài thuốc này sử dụng các thảo dược tự nhiên nên khá lành tính. Khi sử dụng trong thời gian dài, ít khi gặp phải các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
  • Rẻ tiền, tiết kiệm: Người bệnh có thể thực hiện các bài thuốc từ những nguyên liệu ngay từ sân vườn.
  • Bồi bổ cơ thể: Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị bệnh, các thảo dược còn giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống
Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống

Nhưng khi sử dụng các thuốc nam chữa bệnh cũng gặp những hạn chế sau đây:

  • Tác dụng chậm: Các bài thuốc nam thường có tác dụng sau khi sử dụng trong một thời gian dài, thường là 1 - 2 tháng.
  • Bất tiện: Do thành phần là các thảo dược nên mất thời gian sơ chế cũng như chế biến mới có thể thực hiện được các bài thuốc.

Hiện nay, có rất nhiều thảo dược được sử dụng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh thoái hóa cột sống như lá lốt, dây đau xương, cỏ xước, ngải cứu, quả đu đủ,...Cụ thể như sau:

  • Rau dền gai: Người bệnh sử dụng cây dền gai kết hợp với muối tinh rồi đắp lên phần cột sống bị thoái hóa. Thực hiện liên tục trong 10 ngày.
  • Xương rồng: Chuẩn bị xương rồng bà, cắt bỏ gai rồi nướng nóng trên bếp. Sau đó, người bệnh cắt nhỏ rồi đắp lên vị trí bị tổn thương.
  • Hương nhu tía: Sắp 20 gam hương nhu tía, lấy nước uống hàng ngày. Uống liên tục trong 1 tháng.

6. Phẫu thuật thoái hóa cột sống 

Phẫu thuật cột sống là phương pháp được thực hiện cuối cùng khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn.

Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống
Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống

6.1. Chữa thoái hóa cột sống khi nào nên phẫu thuật?

Nhiều người thường có suy nghĩ sai lầm, đó là cứ thực hiện phẫu thuật (mổ) cột sống là có thể khỏi bệnh. Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Phẫu thuật chỉ có tác dụng giảm đau lâu hơn so với việc sử dụng thuốc tây y.

Tuy nhiên phương pháp này khiến người bệnh có thể đối mặt với những nhiều biến chứng như nhiễm trùng, triệu chứng bệnh tái phát,...

Do đó, người bệnh nên thực hiện mổ thoái hóa cột sống khi có chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp như:

  • Cơn đau kéo dài dai dẳng và đã thực hiện các biện pháp điều trị khác đều không có tác dụng.
  • Chèn ép dây thần kinh làm cho tay chân tê yếu, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng teo cơ.
  • Chèn ép lên ủy sống và ống sống.
  • Xuất hiện triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm.
  • Cột sống biến dạng, gây cong vẹo cột sống.

6.2. Các phương pháp phẫu thuật hiện nay

Các phương pháp phẫu thuật thoái hóa cột sống được thực hiện phổ biến hiện nay được trình bày dưới đây.

6.2.1. Phẫu thuật cắt bỏ gai xương

Phẫu thuật cắt bỏ gai xương
Phẫu thuật cắt bỏ gai xương

Thoái hóa cột sống làm xuất hiện các gai xương do sự tổn thương tại bề mặt các khớp gây cản trở, chèn ép các mô xung quanh gây đau đớn cho người bệnh.

Cắt bỏ gai xương là một phương pháp điều trị ngoại khoa giúp lấy lại hình dạng cột sống bình thường và giảm bớt các cơn đau nhức. Sau phẫu thuật, người bệnh có thể sinh hoạt và vận động bình thường.

6.2.2. Phẫu thuật cắt bỏ lá đốt sống

Phương pháp này thường được thực hiện đối với thoái hóa đốt sống thắt lưng. Bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một lớp mỏng ở phần sau của đốt sống giúp làm rộng ống sống và tạo ra nhiều khoảng trống cho tủy sống và dây thần kinh.

Sau phẫu thuật, hầu hết người bệnh cải thiện đáng kể chức năng cột sống, giảm đau, tê buốt và cải thiện phạm vi di chuyển của người bệnh. 

6.2.3. Phẫu thuật cố định cột sống

Phẫu thuật cố định cột sống khi bệnh được chẩn đoán là chuyển sang giai đoạn nặng
Phẫu thuật cố định cột sống khi bệnh được chẩn đoán là chuyển sang giai đoạn nặng

Phương pháp này được áp dụng khi tình trạng bệnh chuyển sang giai đoạn nặng, cột sống bắt đầu có triệu chứng cong vẹo. 

Phương pháp được tiến hành bằng cách cố định hai hoặc nhiều đốt sống liền kề bằng cách hàn nối từ các mảnh ghép xương. Sau đó, các cột sống được cố định lại bằng ốc và kim loại.

Nhờ thực hiện phương pháp này, các triệu chứng bệnh được đẩy lùi và ngăn ngừa viêm tấy.

6.2.4. Phẫu thuật cắt bỏ đĩa đệm

Cắt bỏ đĩa đệm là phương pháp loại bỏ mảnh đĩa đệm bị thoái hóa và gây chèn ép rễ thần kinh cột sống. 

Phương pháp này được thực hiện thông qua thủ thuật mở. Loại bỏ nhanh mảnh khối thoát vị qua các thiết bị và qua một vết rạch nhỏ. Đối với những ca bệnh thích hợp có thể thực hiện bằng nội soi qua da.

6.2.5. Phẫu thuật cấy miệng đệm gian mỏm gai

Đây là phương pháp được áp dụng đối với những trường hợp người bệnh đang trong giai đoạn không quá nghiêm trọng, khi các mỏm gai có kích thước nhỏ.

Phương pháp được thực hiện bằng cách cấy các miếng đệm vào giữa các đốt sống để làm giảm bớt triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra.

6.2.6. Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo

Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo
Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo

Phẫu thuật thay đốt sống nhân tạo được thực hiện khi chức năng của các đốt sống bị mất hoàn toàn. Sau phẫu thuật, chức năng của cột sống được khôi phục và người bệnh có thể sinh hoạt bình thường trở lại. 

6.2.7. Phẫu thuật thay thế đĩa đệm nhân tạo

Đây là phương pháp mới tương tự như phương pháp thay đốt sống nhân tạo. Phương pháp được thực hiện bằng cách cắt bỏ đĩa đệm bị mòn và đưa đĩa đệm nhân tạo vào gian giữa hai đốt sống liền kề.

Nó giúp lấy lại sự vận động bình thường cho cột sống, giảm áp lực lên bề mặt khớp và cải thiện đường cong tự nhiên của cột sống. Tuy nhiên thời gian phục hồi của phương pháp này khá lâu, khoảng 6 tháng sau phẫu thuật.

Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý đến hoạt động chăm sóc hậu phẫu thuật,

6.3. Lưu ý sau khi phẫu thuật

Sau ca phẫu thuật, người bệnh cần một thời gian khá dài để hồi phục sức khỏe nói chung cũng như cột sống nói riêng. Do đó, người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để vết mổ nhanh lành và tránh các biến chứng.

6.3.1. Chế độ ăn sau phẫu thuật

Thực phẩm chứa nhiều canxi rất tốt cho người bệnh sau mổ thoái hóa cột sống
Thực phẩm chứa nhiều canxi rất tốt cho người bệnh sau mổ thoái hóa cột sống

Đối với những người vừa thực hiện ca phẫu thuật thoái hóa cột sống cần bổ sung những thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, sữa,...
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, D, C như các loại trái cây và rau củ.
  • Chất béo omega-3 có nhiều trong cá hồi, cá ngừ, cá thu,...
  • Chất xơ có trong rau xanh như cải xanh, cần tây, cải bó xôi,...

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần tránh những thực phẩm sau đây:

  • Tránh ăn rau muống, trứng,.., vì nó có thể gây sẹo lồi, sẹo loang làm mất thẩm mỹ.
  • Không sử dụng các chất kích thích, thức ăn nhanh, đồ ăn chiên rán làm ảnh hưởng xấu đến quá trình hồi phục.

6.3.2. Chế độ sinh hoạt

Chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống sau phẫu thuật
Chăm sóc người bệnh thoái hóa cột sống sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nên nghỉ ngơi tại bệnh viện từ 1 - 2 tuần để theo dõi quá trình phục hồi và điều trị biến chứng nếu có.
  • Không nên vận động mạnh cũng đừng nằm quá lâu trên giường bệnh mà người bệnh cần vận động nhẹ nhàng để xương khớp nhanh hồi phục.
  • Sau khoảng 3 tháng, khi vết mổ đã bắt đầu liền, người bệnh vẫn cần nghỉ ngơi tại nhà và vận động nhẹ nhàng.
  • Từ tháng thứ 4 trở đi, người bệnh có thể tham gia các hoạt động thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, tập dưỡng sinh,... nhưng cũng cần tuân theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
  • Ngoài ra, người bệnh nên ngủ đủ giấc khoảng 7 - 8 tiếng và sử dụng gối cao vừa đủ, không mềm không cứng để giúp cột sống nhanh chóng hồi phục.
  • Sau phẫu thuật, nếu thấy xuất hiện bất kỳ biến chứng nào, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để ngăn chặn kịp thời. 
  • Người bệnh phải đi khám định kỳ theo yêu cầu tái khám của bác sĩ chuyên khoa.

Với bất kỳ phương pháp nào chữa thoái hóa cột sống đều đem lại những ưu nhược điểm riêng. 

Do đó, người bệnh cần áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp, tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín, thăm khám sớm để điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay băn khoăn về bệnh thoái hóa cột sống, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961.666.383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH