Hiểu về thoái hóa khớp xương chậu để sống khỏe hơn!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoái hóa khớp xương chậu là một trong những bệnh lý về xương khớp thường gặp ở nhiều người bệnh. Tuy nhiên, nó gây ra những triệu chứng tương tự với các bệnh lý xương khớp khác, do đó, nhiều người bệnh nhầm lẫn với các những bệnh lý này. Để hiểu rõ hơn về bệnh thoái hóa khớp xương chậu, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Thoái hóa khớp xương chậu là gì?
Thoái hóa khớp xương chậu là gì?

1. Thoái hóa khớp xương chậu là gì?

Bệnh thoái hóa khớp xương chậu là một căn bệnh thoái hóa khớp do tổn thương tại vùng xương chậu. Thoái hóa khớp xương chậu xảy ra ở hai khớp nằm ở phía sau, giữa hai mông là khớp tiếp giáp với xương cùng cụt và phía sau của hai xương cánh chậu.

Thoái hóa khớp xương chậu khiến sụn khớp và xương dưới sụn bị tổn thương mang lại cảm giác khó chịu và gây hạn chế vận động cho người bệnh.

2. Triệu chứng bệnh thoái hóa khớp xương chậu 

Thoái hóa khớp xương chậu xảy ra các triệu chứng tập trung tại một khu vực khớp cụ thể. Cũng như các bệnh thoái hóa khớp khác, thoái hóa khớp xương chậu thường xuất hiện các dấu hiệu như sau:

  • Cơn đau thắt lưng, đau ở háng, lan ra mông hoặc đùi. Cơn đau xuất hiện khi vận động trong một thời gian dài và không còn giảm cảm giác đau nữa khi nghỉ ngơi.
  • Đau dai dẳng ở vùng xương chậu giữa hai mông và có dấu hiệu teo mông.
  • Đau tăng dần với tần suất tăng rõ rệt, xuất hiện kèm theo cảm giác căng cứng khó chịu ở khớp chậu, đặc biệt khi ngủ dậy vào buổi sáng.
  • Tê cứng các khớp xương chậu, cơn đau lan xuống cả hai chân, đùi, cẳng chân giống như khi bị đau dây thần kinh tọa.

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên, người bệnh có thể liên hệ theo hotline 0961 666 383 để được hỗ trợ tư vấn nhanh nhất.

3. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp xương chậu 

Tình trạng thoái hóa thường do tình trạng lão hóa của sụn khớp tại khu vực xương chậu, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thoái hóa khớp xương chậu.

Ngoài ra, thoái hóa khớp tại vùng xương chậu là do những nguyên nhân sau:

  • Người bị bệnh lý chi dưới, chẳng hạn như bệnh ở khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân, bàn chân,... Những bệnh lý này khiến người bệnh có dáng đi bất thường để giảm đau, điều này vô tình làm các khớp xương chậu bị tổn thương, lâu dần sẽ trở nên thoái hóa.
Bệnh xương khớp chi dưới gây thoái hóa khớp xương chậu
Bệnh xương khớp chi dưới gây thoái hóa khớp xương chậu
  • Người bị bệnh lý toàn thân như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh gout,... là những bệnh lý mạn tính, lâu dần các khớp bị ảnh hưởng, bao gồm khớp xương chậu. Đây là bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng nhất nên rất dễ bị thoái hóa.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai khiến cơ thể dồn lên phần khung xương chậu. Đồng thời, mang thai khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi làm cho hệ thống dây chằng giãn để phù hợp với kích thước thai nhi. Tuy nhiên, dây chằng bị giãn khiến khớp di động nhiều hơn và trọng lượng thai nặng khiến khớp chậu bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa khớp.
  • Béo phì: Người béo phì dễ dẫn đến thoái hóa, đặc biệt thoái hóa khớp xương chậu bởi nó phải chịu trọng lực lớn từ cơ thể.
  • Hoạt động vất vả hoặc sinh hoạt sai tư thế: Hoạt động quá sức khiến các khớp xương chậu bị tổn thương.
  • Mắc bệnh về khớp bẩm sinh: Người các bệnh khớp bẩm sinh có thể dễ dàng chuyển biến thành thoái hóa khớp và trở nên trầm trọng hơn so với người bình thường.
  • Ăn uống thiếu chất: Các khớp không được cung cấp đủ dưỡng chất hoặc chế độ ăn không khoa học có thể tăng nhanh tình trạng thoái hóa khớp, bao gồm khớp xương chậu. 

4. Khám và chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp xương chậu

Chẩn đoán thoái hóa khớp xương chậu được thực hiện dựa trên tiền sử của người bệnh. Ngoài ra, người bệnh sẽ được bác sĩ chẩn đoán dựa trên những chẩn đoán cận lâm sàng như sau:

  • Chụp X-quang: Phương pháp này có thể chẩn đoán được các biểu hiện như thu hẹp không gian khớp, xơ cứng dưới sụn, hình thành u nang dưới sụn và tạo xương.
  • Siêu âm khớp: Phương pháp này giúp quan sát được hình ảnh hẹp khe khớp, gai xương, tràn dịch khớp và phát hiện các mảnh sụn thoái hóa khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này có thể quan sát được hình khớp một cách đầy đủ nhất với không gian ba chiều để phát hiện được các tình trạng khớp bị tổn thương.
  • Nội soi khớp: Phương pháp này giúp quan sát trực tiếp được các tổn thương thoái hóa của sụn khớp ở các mức độ khác nhau và phân biệt với các bệnh lý khớp khác.

5. Điều trị bệnh thoái hóa khớp xương chậu

Mục tiêu của điều trị thoái hóa khớp xương chậu là giảm đau, duy trì tính linh hoạt, tối ưu hóa khớp và chức năng tổng thể.

Các biện pháp điều trị vật lý bao gồm:

  • Phục hồi chức năng
  • Sử dụng thiết bị hỗ trợ
  • Tập thể dục tăng sức mạnh, linh hoạt và độ bền
  • Thay đổi hoạt động sinh hoạt hàng ngày

Ngoài ra, đối với tình trạng nặng, người bệnh được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.

Sử dụng thuốc giảm đau chữa thoái hóa khớp xương chậu
Sử dụng thuốc giảm đau chữa thoái hóa khớp xương chậu

5.1. Các biện pháp vật lý

Các biện pháp vật lý được áp dụng và thay đổi tùy theo tình trạng của người bệnh.

Người bệnh béo phì cần giảm cân có thể giúp giảm đau và thậm chí làm chậm sự tiến triển của bệnh. 

Các kỹ thuật phục hồi chức năng được bắt đầu tốt nhất trước khi xảy ra tình trạng hạn chế vận động. Các bài tập giúp duy trì vận động và tăng sức mạnh của gân và cơ để hấp thụ lực trong chuyển động khớp.

Ngoài ra, việc sửa đổi các thói quen hàng ngày có thể có tác dụng đối với người  bệnh thoái hóa khớp háng, chẳng hạn như ngồi, đi đứng đúng tư thế.

5.2. Thuốc chữa thoái hóa khớp xương chậu

Thông thường, người bệnh thoái hóa khớp xương chậu được khuyến cáo sử dụng paracetamol với liều 1 gam/4 lần mỗi ngày giúp giảm đau. 

Ngoài ra, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Các thuốc này giúp giảm đau dai dẳng và xuất hiện dấu hiệu viêm (đỏ, nóng). Các thuốc NSAIDs có thể sử dụng đồng thời với các thuốc khác như tramadol, opioid để làm giảm triệu chứng tốt hơn. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây lẫn ở người cao tuổi.

Sử dụng corticosteroid đường uống trong những trường hợp đau mạnh. Nhóm thuốc này giúp giảm đau và tăng tính linh hoạt khớp. Tuy nhiên người bệnh không nên sử dụng thuốc trong một thời gian quá dài.

Các hợp chất giúp tăng chất nhờn cho khớp thường được sử dụng như glucosamine sulfate 1500mg mỗi lần bằng đường uống hoặc chondroitin sulfate 1200 mg mỗi lần/ngày giúp giảm đau mà không ảnh hưởng đến việc bảo tồn sụn.

6. Bệnh thoái hóa khớp xương chậu có nguy hiểm không?

Thoái hóa khớp xương chậu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Một số hậu quả mà người bệnh phải chịu đựng đó chính là đau khi đại tiện, tiểu tiện; viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung (ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ), teo cơ mông,...

Ngoài ra, bệnh thoái hóa khớp xương chậu xuất hiện các triệu trên dễ nhầm với các triệu chứng của bệnh lý xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, teo cơ mông,...

Do đó, nhiều người tự ý chữa bệnh theo lời khuyên của người quen và dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng của việc dùng không đúng thuốc. Vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi xuất hiện những triệu chứng này.

7. Ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp xương chậu

Thay đổi thói quen sinh hoạt xấu giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp xương chậu
Thay đổi thói quen sinh hoạt xấu giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp xương chậu

Mặc dù thoái hóa khớp xương chậu là một bệnh lý xảy ra theo thời gian tuy nhiên bạn có thể hoàn toàn ngăn ngừa căn bệnh này. Để phòng tránh thoái hóa khớp xương chậu, bạn cần chú ý những điều dưới đây:

  • Điều trị bệnh ngay từ những dấu hiệu đầu tiên: Nếu bạn đang mắc các bệnh lý xương khớp liên quan cần điều trị kịp thời để hạn chế nguy cơ thoái hóa khớp khi lớn tuổi.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học: Bạn cần lập kế hoạch sinh hoạt phù hợp để có thể hạn chế những nguy cơ có thể gây ra tình trạng thoái hóa như không nên đột ngột di chuyển xuống giường.
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như sữa, tôm, ốc, cua,...
  • Chăm sóc sức khỏe sinh sản: Chị em phụ nữ cần tránh hoặc điều trị triệt để các căn bệnh phụ khoa bằng cách đi khám phụ khoa định kỳ và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa khớp xương chậu mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn hiểu rõ về tình trạng bệnh này để điều trị hoặc phòng ngừa bệnh đúng cách. Nếu có thắc mắc gì bệnh thoái hóa khớp xương chậu, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH