Thoái hóa khớp hàm khớp hàm không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, người bệnh cần phải nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Thoái hóa khớp hàm là gì?
Khớp hàm là khớp nối xương hàm với hộp sọ. Hai đầu xương hàm và xương sọ tại vị trí thái dương hàm được bao bọc bởi sụn, ngăn cách bởi một đĩa hấp thụ nhỏ ở giữa.
Thoái hóa khớp hàm là một trong những tình trạng thoái hóa khớp xuất hiện khi có sự mất cân bằng khớp nối giữa xương hàm và xương sọ, chức năng của khớp thái dương hàm bị suy giảm gây ra các triệu chứng đau, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Tin liên quan
- Bệnh thoái hóa khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm
- Thoái hóa khớp tay - Không phải ai cũng biết những điều này
- Những điều cần biết về thoái hóa khớp vai: Nguyên nhân và cách điều trị
- Thoái hóa khớp háng là gì? Triệu chứng, biến chứng và cách điều trị
- Nếu bạn đã chán ngấy thuốc Tây y - Hãy thử dùng thuốc Đông y điều trị thoái hóa khớp chân
Nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp hàm
Có nhiều nguyên nhân có thể gây thoái hóa khớp hàm, cụ thể như sau:
Cơ thái dương hàm phải làm việc quá sức: Những thói quen như nhai kẹo cao su, nghiến răng hay nhai một bên lặp đi lặp lại thường xuyên tạo nên áp lực lớn cho khớp hàm.
Há miệng quá rộng hoặc một cách đột ngột cũng có thể gây đau nhức, có khi làm trật khớp hàm khiến tình trạng thoái hóa tiến triển nhanh hơn.
Chấn thương vùng khớp hàm: Do tai nạn giao thông, bị ngã, va chạm mạnh làm khớp hàm bị tổn thương và sưng đau.
Yếu tố cảm xúc: Lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi và căng thẳng thường xuyên gây căng cơ hàm và gây đau thái dương mạn tính.
Triệu chứng của thoái hóa khớp hàm
Người bệnh bị thoái hóa khớp hàm, thường xuất hiện các biểu hiện như sau:
Đau hàm: Do các sụn khớp bị tổn thương gây đau khi ăn uống, nói chuyện.
Đau nhức trong và xung quanh tai
Khó nhai hoặc khó chịu khi nhai
Cứng khớp dẫn đến khó mở hoặc đóng miệng
Nhức đầu
Đau nhức mắt
Nổi hạch
Biến chứng của thoái hóa khớp hàm
Khi bệnh thoái hóa khớp hàm không được điều trị kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh:
Không thể cử động khớp hàm
Mỏi hàm, xuất hiện tiếng lục cục khi nhai
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nóng sốt
Cơ nhai phì đại, biến dạng khuôn mặt
Giãn khớp quai hàm, trật khớp, dính khớp
Thủng đĩa khớp
Chẩn đoán thoái hóa khớp hàm
Bệnh thoái hóa khớp hàm thường dùng các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh:
Chụp X-quang: Phương pháp này cho thấy thoái hóa khớp đang ở giai đoạn nào.
Siêu âm khớp: Hình ảnh siêu âm sẽ cho biết tình trạng sụn khớp đang gặp phải như những mảnh vụn thoái hóa khớp,...
Chụp MRI: Khi phương pháp X-quang ko cho hình ảnh chính xác, tiến hành chụp MRI sẽ thấy được những sụn khớp bị tổn thương.
Nội soi khớp: Đây là phương pháp giúp bác sĩ quan sát trực tiếp những hư hại do thoái hóa sụn khớp.
Điều trị thoái hóa khớp hàm
Khi phát hiện các triệu chứng lâm sàng bất thường, người bệnh cần được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời với tình trạng bệnh. Sau đây là phương pháp điều trị thoái hóa khớp hàm theo từng giai đoạn bệnh:
Điều trị bảo tồn
Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu như chườm nóng, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, xoa bóp, luyện tập cơ, khớp,... để giảm đau, chống viêm.
Đồng thời, người bệnh nên kết hợp với các phương pháp khác hoặc hỗ trợ phục hồi chức năng khớp để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
Sử dụng thuốc trong quá trình điều trị
Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc như:
Thuốc giảm đau như paracetamol,...
Thuốc tiêm
Thuốc kháng viêm
Thuốc giãn cơ
Tuy nhiên, việc dùng thuốc của người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc, gây ra tác dụng không mong muốn cho người bệnh.
Phẫu thuật
Trong những trường hợp bệnh nhân bị thoái hóa khớp hàm nặng như biến dạng khớp, ảnh hưởng đến việc ăn uống hay vận động của khớp hàm,...mà các phương pháp khác không có tác dụng, người bệnh sẽ tiến hành một trong các biện pháp sau:
Phẫu thuật xương ổ răng
Điều chỉnh khớp cắn
Phục hình thẩm mỹ răng
Cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp
Điều trị thuốc bằng thuốc Đông y
Liệu pháp Đông y trị thoái hóa khớp còn kết hợp châm cứu, bấm huyệt, điện phân thường chỉ giải quyết phần nào triệu chứng đau. Khi sử dụng liệu pháp Đông y, người bệnh phải chọn nơi uy tín, đủ điều kiện và chuyên môn, tránh hàng giả hàng nhái, hoặc không rõ nguồn gốc ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Lưu ý trong điều trị thoái hóa khớp hàm
Để ngăn chặn bệnh diễn tiến hoặc phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp hàm cần chú ý như sau:
Hạn chế ăn các thức ăn quá cứng hoặc quá dai
Tránh các thói quen xấu như nghiến răng, cắn chặt răng, cắn móng móng tay, chống cằm
Cần thư giãn, giải trí phù hợp khi stress
Có chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp xương khớp luôn khỏe mạnh, tránh thoái hóa khớp
Sử dụng các biện pháp bảo vệ vùng xương quai hàm, giữ an toàn khi lao động, chơi thể thao: sử dụng nón bảo hiểm, mặt nạ, miếng bảo vệ miệng.
Trên đây là những thông tin về thoái hóa khớp hàm mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về tình trạng bệnh lý này. Nếu bạn xuất hiện các triệu chứng bệnh lý kể trên, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn nhanh nhất.