Thoái hóa đa khớp: Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách điều trị

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thoái hóa đa khớp thường gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Theo dõi bài viết dưới đây để có thể xác định được bệnh trong thời gian sớm nhất, áp dụng phương pháp phù hợp để có thể đạt hiệu quả tốt nhất, tránh các biến chứng của bệnh.

Mục lục [ Ẩn ]
Thoái hóa đa khớp ở người già
Thoái hóa đa khớp ở người già

1. Thoái hóa đa khớp là gì?

Thoái hóa đa khớp không phải là một bệnh của thoái hóa khớp mà là một tình trạng bệnh tổng quát liên quan trực tiếp đến các khớp khác. 

Thoái hóa đa khớp là tình trạng các khớp bị tổn thương, các lớp sụn bọc xương khớp bị bào mòn, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng làm hình thành gai xương gây đau nhức khi vận động.

Thoái hóa đa khớp có thể gặp ở nhiều khớp khác nhau bao gồm: khớp háng, khớp bàn tay, cổ tay, khớp đầu gối,...Người bệnh có thể bị thoái hóa một khớp hay nhiều khớp. Tình trạng bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, do đó, phải điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.

Thoái hóa đa khớp là trình trạng các khớp của cơ thể bị tổn thương
Thoái hóa đa khớp là trình trạng các khớp của cơ thể bị tổn thương

2. Tình hình bệnh thoái hóa đa khớp trên thế giới và nước ta

Các bệnh lý xương khớp, điển hình là bệnh thoái hóa khớp đang gia tăng nhanh trên toàn cầu cũng như tại Việt Nam trong những năm gần đây.

Theo GS. Jean Yves Reginster, Nguyên Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các bệnh xương khớp của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), hiện có khoảng 250 triệu người trên thế giới đang bị ảnh hưởng bởi thoái hoá khớp. Con số này đã đẩy thoái hoá khớp lên vị trí thứ 11 trong danh sách các bệnh tật có số người mắc nhiều nhất.

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Lan, Phó Chủ tịch Hội thấp khớp học Việt Nam (VRA), tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp tăng theo tuổi tác và thời gian.

Hiện nay, có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và khoảng 85% người trên 80 tuổi có nguy cơ mắc thoái hóa đa khớp. 

Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, thoái hóa đa khớp hình thành ở nữ giới nhiều hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh do nội tiết tố thay đổi.

Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, tuy nhiên, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa như hiện nay do nhiều nguyên nhân, yếu tố tác động.

Tình trạng thoái hóa đa khớp gặp ở người trẻ và tăng theo tuổi tác
Tình trạng thoái hóa đa khớp gặp ở người trẻ và tăng theo tuổi tác

Nguyên nhân chính gây ra thoái hóa khớp gối do tuổi tác hay quá trình lão hóa của cơ thể. Quá trình này làm các tế bào xương, sụn khớp bị bào mòn, dẫn đến khớp suy yếu và kém hoạt động.

Ngoài ra, thoái hóa đa khớp còn do nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể hình thành và phát triển bệnh, cụ thể như sau:

Béo phì gây áp lực lên các khớp xương tăng tình trạng thoái hóa khớp
Béo phì gây áp lực lên các khớp xương tăng tình trạng thoái hóa khớp

Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh xuất hiện khi bị tác động bởi các yếu tố nguy cơ như lười vận động, môi trường tác động,...

Bệnh thoái hóa đa khớp là bệnh lý xảy ra ở nhiều khớp như khớp tay, khớp gối, khớp vai, cột sống cổ,...do đó, triệu chứng đau tại các khớp cũng khác nhau.

Thoái hóa đa khớp gây đau tại các khớp
Thoái hóa đa khớp gây đau tại các khớp

Thoái hóa đa khớp là bệnh lý ảnh hưởng tới nhiều khớp trên cơ thể, bệnh dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính nếu không được điều trị kịp thời.

Các cấu trúc xương bị lệch, đầu xương và các sụn va chạm với nhau mạnh mẽ, làm xuất hiện các gai xương. Đồng thời làm tăng nguy cơ biến dạng khớp tạo vị trí bị thoái hóa.

Khi tình trạng bệnh nghiêm trọng, các gai xương phát triển và làm tổn thương màng hoạt dịch, dẫn tới bệnh u nang bao màng hoạt dịch.

Ngoài ra, người bệnh thường xuyên cảm thấy đau nhức, tê bì tay chân kể cả khi không vận động, làm giảm khả năng vận động, tăng nguy cơ teo cơ, cuối cùng dẫn đến tàn phế, bại liệt.

Biến dạng khớp là hậu quả nghiêm trọng của bệnh thoái hóa đa khớp
Biến dạng khớp là hậu quả nghiêm trọng của bệnh thoái hóa đa khớp

 Thông thường, trước khi thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân, thăm khám thực thể để chẩn đoán sơ bộ về bệnh.

Sau đó, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh:

Hình ảnh chụp X-quang của bệnh nhân thoái hóa khớp tay
Hình ảnh chụp X-quang của bệnh nhân thoái hóa khớp tay

Cuối cùng, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán phân biệt bệnh thoái hóa khớp với các bệnh lý xương khớp khác như bệnh gout, viêm khớp nhiễm khuẩn,... bằng các xét nghiệm máu và dịch khớp để loại trừ tổn thương do rối loạn tự miễn hay do acid uric.

Một số phương pháp điều trị thoái hóa đa khớp hiên nay như:

7.1. Điều trị bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y có tác dụng giảm đau, viêm sưng nhanh chóng ở người thoái hóa đa khớp. Một số nhóm thuốc thường được sử dụng như:

Thuốc Tây y giúp giảm triệu chứng nhanh chóng
Thuốc Tây y giúp giảm triệu chứng nhanh chóng

Bên cạnh đó, còn sử dụng thuốc dưới dạng thuốc tiêm như corticosteroid, hyaluronic acid, huyết tương giàu tiểu cầu (PRP). Hiệu quả của phương pháp này có thể thấy rõ sau 3-6 tháng sử dụng và không gây kích ứng.

7.2. Vật lý trị liệu

Phương pháp này được đánh giá có tác dụng giảm đau và cải thiện khả năng vận động. Bên cạnh đó, nó còn có độ an toàn cao, tác dụng lâu dài và ít tác dụng phụ nhưng hiệu quả điều trị thường chậm hơn so với các phương pháp khác. Một số biện pháp cải thiện tình trạng bệnh như sau:

7.3. Phẫu thuật

Trong khi các phương pháp điều trị khác không có hiệu quả. Phẫu thuật dùng trong thoái hóa khớp gồm phẫu thuật nội soi và phẫu thuật truyền thống. Một số thủ thuật được thực hiện trong điều trị thoái hóa đa khớp như:

Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nhưng nó lại chứa nhiều rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu kéo dài,... do đó, chỉ nên phẫu thuật khi thực sự cần thiết và có sự chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật thoái hóa đa khớp khi các phương pháp khác không có tác dụng
Phẫu thuật thoái hóa đa khớp khi các phương pháp khác không có tác dụng

7.4. Điều trị bằng thuốc Đông y

Đây là phương pháp an toàn, lành tính, ít tác dụng phụ do sử dụng các nguyên liệu từ thiên nhiên. Các dược liệu được trải qua các khâu để làm giảm độc tính hoặc tăng hoạt tính của nó. 

Các thuốc Đông y với mục đích điều trị căn nguyên của bệnh, đi sau vào bên trong “gốc rễ” của bệnh, giúp phục hồi ngũ tạng và tăng sức đề kháng.

Để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên kết hợp giữa việc sử dụng thuốc và các biện pháp như châm cứu, bấm huyệt,...

Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng hiệu quả điều trị
Tập thể dục nhẹ nhàng để tăng hiệu quả điều trị

Trên đây là các vấn đề về thoái hóa đa khớp mà bạn có thể tham khảo. Nếu bạn xuất hiện các biểu hiện như trên, hãy đến ngay các cơ sở uy tín để khám và điều trị bệnh sớm đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Hoặc bạn có thể liên hệ theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn nhanh nhất.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH