Thoái hóa cột sống lưng là bệnh lý mạn tính xảy ra ở nhiều lứa tuổi, nhất lá ở những người cao tuổi. Căn bệnh này tuy không quá nguy hại nhưng gây ra những cơn đau ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng sống của người bệnh. Phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời là cách tốt nhất ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm của bệnh. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
1. Thoái hóa đốt sống thắt lưng là gì?
Bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng (Spondylosis hoặc Osteoarthritis of lumbar spine) là bệnh lý mạn tính thường gặp nhất của khớp cột sống thắt lưng ảnh hưởng đến thân đốt sống và đĩa đệm vùng lưng thấp.
Bệnh gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm. Tổn thương cơ bản của bệnh là do thoái hóa sụn khớp và đĩa đệm cột sống cùng những thay đổi ở phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch.
2. Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng
Thoái hóa đốt sống thắt lưng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhìn chung, thoái hóa đốt sống lưng bắt nguồn do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực quá tải, lặp đi lặp lại trong nhiều năm dẫn đến các bộ phần này bị tổn thương, cụ thể như:
- Lão hóa do tuổi cao: Tuổi càng cao, đốt sống ngày càng bị “hao mòn”, làm cho cơ thể kém linh hoạt và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
- Chấn thương vùng cột sống thắt lưng: Vùng thắt lưng là vùng dễ bị tổn thương khi sinh hoạt hay vận động khiến sụn khớp và đĩa đệm bị tổn thương dẫn đến cột sống giảm tác dụng chịu lực và dần dần bị thoái hóa.
- Ảnh hưởng của các bệnh lý khác như bệnh viêm khớp dạng thấp, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp, loãng xương,... khiến cột sống bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa.
- Cột sống không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
- Lao động quá sức, thường xuyên bê vật nặng không đúng tư thế khiến vùng thắt lưng phải chịu áp lực lớn gây đau nhức, khó chịu.
- Tập luyện thể dục thể thao không hợp lý.
- Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh diễn tiến bệnh nhanh hơn so với những đối tượng có cân nặng hợp lý.
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống lưng trên, người bệnh cũng có thể mắc bệnh nếu có một hoặc nhiều nguy cơ dưới đây:
- Di truyền: Khi người trong gia đình mắc chứng thoái hóa đốt sống lưng thì một số người trong gia đình đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh.
- Mắc các bệnh lý về nội tiết và chuyển hóa như cường giáp, suy giáp, bệnh tiểu đường,...
- Người bệnh thường xuyên sử dụng thuốc có khả năng giảm hấp thu và tăng đào thải canxi qua thận.
3. Triệu chứng thoái hóa đốt sống lưng
Thống kê cho thấy, khoảng 80% người ở độ tuổi trung niên có triệu chứng thoái hóa cột sống do lão hóa tự nhiên.
Một số người có dấu hiệu thoái hóa đốt sống lưng trong một thời gian dài, nhưng sau đó lại biến mất.
Các biểu hiện phổ biến là cứng khớp và đau nhẹ trở nên càng nặng hơn, sau khi không cử động hay hạn chế vận động trong một thời gian dài. Các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Yếu ở tay hoặc chân. Khó cầm nắm hay mang vác đồ nặng như lúc bình thường.
- Sự phối hợp giữa tay và chân kém dần đi.
- Xuất hiện các cơn co thắt cơ bắp với mức độ và cường độ ngày càng tăng.
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Đau đầu nhiều nhất về ban đêm.
- Khả năng giữ thăng bằng cơ thể mất dần và việc đi lại trở nên khó khăn.
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột. Đi tiểu tiện, đại tiện không kiểm soát.
- Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp có thể gây biến dạng cột sống như gù và vẹo cột sống.
4. Khám và Chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng
Khám và chẩn đoán bệnh chính xác sẽ giúp đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả, ngăn chặn bệnh tiến triển nhanh chóng.
4.1. Các phương pháp chẩn đoán
Dưới đây là một số phương pháp được sử dụng để chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng như:
4.1.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi tiểu sử của người bệnh bao gồm các dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, các phẫu thuật từng thực hiện liên quan đến cột sống, các triệu chứng đang gặp phải,...
Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện các động tác để kiểm tra tính linh hoạt, khả năng vận động vùng thắt lưng,...
Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra những chẩn đoán ban đầu về bệnh và có thể chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng đặc hiệu cho bệnh thoái hóa đốt sống lưng.
4.1.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để chẩn đoán chính xác tình trạng mà người bệnh đang gặp phải:
- Chụp X-quang thường quy cột sống thẳng và nghiêng: Phương pháp này cho hình ảnh hẹp khe đĩa đệm, mâm đĩa đệm nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống,...
- Chụp cộng hưởng từ cột sống lưng được chỉ định trong trường hợp có thoát vị đĩa đệm.
- Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi và các xét nghiệm sinh hóa.
4.1.3. Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán thoái hóa đốt sống lưng dựa vào những dấu hiệu sau:
- Đau cột sống có tính chất cơ học.
- Hình ảnh X-quang có đặc điểm hẹp khe khớp với bờ diện khớp nhẵn, đặc xương dưới sụn, gai xương thân đốt sống và hẹp lỗ liên hợp đốt sống.
- Không có xuất hiện các triệu chứng toàn thân như sốt, gầy sút cân, thiếu máu,...
- Xét nghiệm máu (bilan viêm, phosphatase kiềm,...) bình thường.
4.1.4. Chẩn đoán phân biệt
Triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống lưng có hiện tượng viêm kèm các dấu hiệu toàn thân như sốt, thiếu máu, gầy sút cân,... cần phân biệt với các bệnh lý sau:
- Bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính (đặc biệt viêm cột sống dính khớp): Bệnh lý này thường gặp ở nam giới, trẻ tuổi, đau và hạn chế các động tác của cột sống thắt lưng; X-quang có viêm khớp cùng chậu và tốc độ lắng máu tăng.
- Viêm đốt sống đĩa đệm do nhiễm khuẩn hoặc do lao: tính chất đau kiểu viêm, đau liên tục; X-quang có diện khớp hẹp, bờ khớp nham nhở không đều; chụp cộng hưởng từ có hình ảnh viêm đĩa đệm cột sống và xét nghiệm bilan dương tính.
- Ung thư di căn xương: đau nặng kiểu viêm, X-quang có hủy xương hoặc kết đặc xương.
4.2. Thoái hóa đốt sống lưng nên khám ở đâu?
Để thăm khám và chẩn đoán bệnh chính xác, người bệnh nên chọn những cơ sở ý tế uy tín để đạt được kết quả tốt nhất, ví dụ:
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện E. Địa chỉ: Số 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai. Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP. Hồ Chí Minh.
- Bệnh viện Chợ Rẫy. Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 5, quận 11, TP. Hồ Chí Minh.
- Nhà thuốc Hải Sáu. Địa chỉ: Ngã tư Vũ Hạ, thôn Vũ Hạ - xã An Vũ - huyện Quỳnh Phụ - tỉnh Thái Bình.
5. Cách điều trị thoái hóa đốt sống lưng
Điều trị thoái hóa đốt sống lưng bằng phương pháp phù hợp giúp ngăn ngừa bệnh diễn tiến và giảm được các triệu chứng của bệnh.
5.1. Nguyên tắc điều trị
- Điều trị theo triệu chứng bằng các thuốc chống viêm, giãn cơ, giảm đau,... kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm.
- Phối hợp giữa điều trị nội khoa, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
- Trong trường hợp nặng, các biện pháp trên không có tác dụng và có hiện tượng chèn ép rễ thần kinh có thể chỉ định ngoại khoa.
5.2. Các phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống lưng
Dưới đây là các cách chữa thoái hóa đốt sống lưng thường được chỉ định mà người bệnh có thể tham khảo:
5.2.1. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp không dùng thuốc mà được nhiều chuyên gia y tế khuyến nghị nên thực hiện.
Tuy phương pháp này không đem lại hiệu quả tức thì so với thuốc điều trị nhưng đây được coi là phương pháp an toàn, hiệu quả cao và lâu dài giúp kiểm soát triệu chứng, hỗ trợ phục hồi chức năng vận động và giảm chèn ép lên rễ thần kinh.
Người bệnh có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, kéo nắn, chiếu hồng ngoại, liệu pháp suối khoáng, bùn nóng, chườm nóng, chườm lạnh,...
Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp vật lý trị liệu, người bệnh nên kết hợp với thuốc để tăng hiệu quả điều trị.
5.2.2. Điều trị nội khoa với thuốc
Một số nhóm thuốc được chỉ định điều trị thoái hóa đốt sống cổ như:
- Thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc giảm đau gây nghiện (opiat) và dẫn xuất của opiat. Các thuốc này có thể dùng đơn độc hoặc kết hợp với nhau tùy theo tình trạng bệnh.
- Thuốc chống viêm không steroid. Khi sử dụng các thuốc này nên lưu ý không được kết hợp thuốc trong nhóm này vì không làm tăng tác dụng điều trị mà còn gây nhiều tác dụng không mong muốn. Thuốc thuộc nhóm này như diclofenac, meloxicam,...
- Thuốc giãn cơ như eperison hoặc tolperisone.
- Thuốc điều trị triệu chứng tác dụng chậm như piascledine, glucosamine sulfate,...
- Thuốc ức chế Interleukin-1 như diacerhein. Thuốc này có thể dùng kéo dài trong nhiều năm.
- Thuốc tiêm corticoid tại chỗ: tiêm ngoài màng cứng bằng hydrocortison acetat hoặc methylprednisolon acetat trong trường hợp đau thần kinh tọa.
5.2.3. Điều trị ngoại khoa
Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi bệnh gây đau thần kinh tọa kéo dài hoặc có hẹp ống sống với các dấu hiệu thần kinh tiến triển nặng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả điều trị.
Một số phương pháp mổ thoái hóa đốt sống lưng bao gồm:
- Cắt bỏ gai xương giúp loại bỏ gai gây cản trở, chèn ép các mô xung quanh dẫn đến đau nhức.
- Cố định cột sống sẽ giúp nắn chỉnh hình dáng ban đầu của cột sống.
- Cắt bỏ đĩa đệm giúp loại bỏ nhanh mảnh khối thoát vị bằng thiết bị vi thể và qua một vết rạch khá nhỏ.
- Thay đốt sống nhân tạo khi đốt sống của cơ thể mất chức năng hoàn toàn.
- Thay đĩa đệm nhân tạo khi đĩa đệm bị tổn thương và không có khả năng phục hồi.
5.2.4. Thuốc nam chữa thoái hóa đốt sống lưng
Các bài thuốc dân gian chữa thoái hóa đốt sống lưng cũng được nhiều người bệnh áp dụng mà mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Phương pháp này người bệnh sử dụng các cây thuốc có ngay tại sân vườn như lá lốt, cây xương rồng, ngải cứu, đinh lăng,...
Dưới đây là một số bài thuốc chữa thoái hóa đốt sống lưng mà người bệnh có thể áp dụng:
Bài thuốc số 1: Đinh lăng và trinh nữ.
- Bước 1: Rửa sạch các bộ phận dùng làm thuốc của đinh lăng và trinh nữ (cây xấu hổ), phơi khô, chặt nhỏ và sao vàng.
- Bước 2: Lấy 30 gam mỗi dược liệu đun cùng với nước và sử dụng hàng ngày.
Bài thuốc số 2: Rượu hạt gấc
- Bước 1: Chuẩn bị 2 quả gấc chín và 2 lít rượu nặng và 1 bình thủy tinh có nắp.
- Bước 2: Lấy toàn bộ hạt gấc, rửa sạch, phơi khô, nướng xém vỏ, giã nhỏ rồi cho vào bình rượu. Ngâm tối thiểu 1 tháng hoặc khi rượu chuyển màu đỏ.
- Bước 3: Sử dụng rượu gấc xoa bóp tại các vị trí đau nhức.
5.2.5. Điều trị bằng đông y
Không giống như thuốc Tây tác dụng nhanh nhưng gây nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh, thuốc Đông y dùng để chữa thoái hóa đốt sống lưng là các thảo dược tự nhiên. Chúng rất lành tính nên ít để lại rủi ro sau quá trình điều trị dài ngày.
Các bài thuốc Đông y có tác dụng vào sâu bên trong căn nguyên của bệnh nhờ đó chống tái phát bệnh trong thời gian dài hơn.
Do nó có tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì thực hiện theo đúng liệu trình của từng bài thuốc để đạt hiệu quả tốt nhất.
5.2.6. Tập luyện để bảo tồn
Lợi ích của việc tập thể dục đối với bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng dường như là vô tận.
Nó giúp tăng cường chức năng các cấu trúc cột sống (xương, cơ và khớp), thúc đẩy dinh dưỡng cho cột sống và giúp cơ thể cảm thấy thoải mái hơn.
Chuyên gia về cột sống khuyến nghị người bệnh nên thực hiện 4 động tác kéo giãn cột sống để giảm đau lưng do bệnh thoái hóa đốt sống lưng, đó là:
- Nghiêng khung chậu: Để tăng cường cơ bụng dưới của người bệnh và thêm sự linh hoạt cho phần lưng dưới.
- Đầu gối lên ngực: Giảm áp lực lên các dây thần kinh cột sống thắt lưng và giảm đau lưng.
- Xoay thân dưới: Để tăng khả năng vận động và linh hoạt của cột sống.
- Duỗi thẳng chân và cánh tay đối diện: Tăng cường và ổn định cơ bụng, cơ lưng dưới của người bệnh.
6. Một số câu hỏi thường gặp về thoái hóa đốt sống lưng
Một số câu hỏi thường gặp về thoái hóa đốt sống lưng mà nhiều người quan tâm:
6.1. Thoái hóa đốt sống lưng có nguy hiểm không?
Thoái hóa đốt sống lưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, ví dụ như:
- Dây thần kinh bị chèn ép gây đau đớn, lan xuống vùng mông và tứ chi.
- Biến dạng cột sống (gù, cong vẹo cột sống): Cơn đau dữ dội khiến người bệnh cảm thấy khó khăn khi đứng thẳng mà phải phải nghiêng người sẽ có cảm giác dễ chịu hơn. Lâu ngày khiến cột sống thắt lưng bị cong, vẹo.
- Thoái hóa đốt sống lưng dẫn tới bệnh lý khác nhau thoát vị đĩa đệm, gai cột sống.
- Đau thần kinh tọa: Tổn thương phần lưng dưới gây chèn ép dây thần kinh tọa dẫn chứng đau nhức ở phần hông.
- Mất kiểm soát đại tiểu tiện: Biến chứng này là do cột sống bị tổn thương và ảnh hưởng đến hệ thống bàng quang gây rối loạn bàng quang cũng như rối loạn cơ vòng.
- Bại liệt chi dưới: Biến chứng này xuất hiện khi bệnh tình tiến triển quá nặng và không được điều trị kịp thời, bệnh nhân chủ quan và có thói quen sinh hoạt không tốt cho cột sống.
6.2. Thoái hóa đốt sống lưng có chữa khỏi được không?
Theo các chuyên gia về cơ xương cột sống cho biết, người bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng vẫn có cơ hội phục hồi hoàn toàn nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Đối với trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, khi được điều trị đúng phương pháp và người bệnh tuân theo phác đồ điều trị, tình trạng bệnh có thể được cải thiện.
6.3. Bị thoái hóa đốt sống lưng có nên tập gym không?
Người bệnh thoái hóa đốt sống lưng luôn có cảm giác đau nhức ở phần hông, do đó, nhiều người bệnh thường nằm im một chỗ và không vận động vị sợ những cơn đau hành hạ.
Theo các chuyên gia xương khớp, việc không tập thể dục có thể khiến tình trạng bệnh tồi tệ hơn. Một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng, việc chăm chỉ luyện tập giúp người bệnh cải thiện tình trạng bệnh tới 28%.
Cụ thể, tập gym đối với người bệnh thoái hóa đốt sống lưng mang lại nhiều lợi ích như:
- Điều hòa khí huyết, giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó, cũng cấp các dưỡng chất cần thiết cho cột sống.
- Tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ xung quanh cột sống thắt lưng.
- Giúp xương chắc khỏe, làm chậm quá trình thoái hóa và phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
- Mang lại cảm giác thoải mái sau mỗi lần tập luyện.
Do đó, người bệnh thoái hóa đốt sống lưng hoàn toàn có thể tập gym. Tuy nhiên, do gym là bộ môn thể thao tương đối nặng nên người bệnh nên chọn những bài tập nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng bệnh của mình và những người bệnh ở giai đoạn nặng thì không nên thực hiện.
Tốt nhất người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện các bài tập gym.
6.4. Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?
Những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ giúp người bệnh cải thiện rất tốt tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống lưng. Động tác đi bộ tác động nhiều vào phần thắt lưng khiến người bệnh cảm thấy thoải mái khi vận động. Cụ thể đi bộ đem lại những lợi ích như sau:
- Tăng cường sức mạnh nhóm cơ ở bàn chân, cẳng chân, hông và thân người.
- Tăng cường trao đổi chất giúp cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, bao gồm cột sống.
- Cải thiện sự dẻo dai và sức khỏe cho cột sống.
- Đi bộ còn giúp kiểm soát cân nặng.
Với những lợi ích trên, người bệnh thoái hóa đốt sống lưng nên tham gia các hoạt động đi bộ ở mức vừa phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa giúp cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh táo phát, đồng thời đẩy lùi cơn đau lưng diễn biến nặng hơn.
7. Hướng dẫn chăm sóc bệnh thoái hóa đốt sống lưng
Kết hợp với việc dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý.
7.1. Chế độ vận động khoa học
Vận động đúng cách giúp cho các khớp cột sống thắt lưng được tăng cường nuôi dưỡng, từ đó làm chậm quá trình lão hóa. Một số bài tập nên được thực hiện như tập dưỡng sinh, tập yoga, đi bộ, bơi,...
Chú ý những bài tập chỉ dừng lại ở mức độ nhẹ nhàng tuyệt đối không gắng sức không vận động quá mạnh để tránh những tác động xấu hơn cho bệnh nhân.
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những đặc điểm sau để hỗ trợ tốt nhất khi chăm sóc bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng như:
Nhắc nhở bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ cũng như việc thực hiện các phương pháp tốt cho sức khỏe, hạn chế những việc ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Tuyệt đối tránh để người bệnh thực hiện các công việc bê vác vật nặng, các động tác cúi gập người đột ngột. Hỗ trợ người bệnh làm các công việc nhà đơn giản để tránh những tác động xấu đến cơ thể.
7.2. Chế độ ăn uống hợp lý
Thoái hóa đốt sống lưng nên ăn gì? Thoái hóa đốt sống lưng không nên ăn gì? Đây là vấn đề mà nhiều người bệnh luôn thắc mắc.
Chế độ ăn uống phù hợp với người thoái hóa đốt sống lưng bao gồm:
- Thực phẩm giàu omega-3: Đây là chất béo không bão hòa có tác dụng kháng viêm tạo vị trí thoái hóa và ngăn ngừa lây lan sang các khu vực xung quanh như cá hồi, hàu, cá thu, cá bơn,...
- Thực phẩm giàu canxi giúp xương khớp, cột sống chắc khỏe như sữa và các chế phẩm từ sữa, rau xanh,...
- Các loại hoa quả, rau củ tươi cung cấp nhiều dưỡng chất cho cột sống thắt lưng như chất xơ, vitamin và khoáng chất như cà rốt, bông cải xanh,...
- Hạn chế ăn đồ ngọt vì nó sẽ kích thích phản ứng viêm tạo vị trí thoái hóa đốt sống thắt lưng.
- Người bệnh không nên ăn những đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ vò nó làm tăng hàm lượng chất béo omega-6 khiến tỷ lệ omega-3 và omega-6 trong cơ thể mát cân bằng, làm nặng thêm tình trạng thoái hóa.
- Đồ ăn mặn cũng hạn chế sử dụng vì nó làm cản trở sự hấp thu canxi từ các nhóm thực phẩm khác.
- Người bệnh không nên sử dụng rượu bia các chất kích thích nói chung vì nó làm ảnh hưởng tới sức khỏe, gây viêm nhiễm tạo vị trí đốt sống lưng, đồng thời, nó cũng gây nên nên nhiều bệnh lý khác.
Người thân có thể tham khảo thêm các món ăn bài thuốc vừa dễ sử dụng vừa giúp tốt cho việc điều trị bệnh.
7.3. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt cũng ảnh hưởng tới diễn tiến của bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng. Người bệnh nên xây dựng thói quen lành mạnh như:
- Tránh làm việc quá sức, cần cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi.
- Hạn chế tối đa việc thức khuya, nên ngủ trước 23 giờ.
- Đảm bảo ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
- Tránh mang vác vật nặng gây tác động mạnh lên vùng lưng.
- Khi bê đồ vật nên thực hiện đúng tư thế: hạ thấp đầu gối nhưng không cúi cong cột sống.
7.4. Vượt qua trở ngại tâm lý cùng bệnh nhân
Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, đặc biệt là những người ở thể nặng thường có tâm lý mặc cảm, chán nản vì hạn chế khả năng lao động và làm việc.
Do vậy những người chăm sóc cần đặc biệt lưu ý có những phương pháp động viên, và cũng không quên tạo nên những không gian vui vẻ để tác động tích cực với bệnh nhân vì tâm lý để người bệnh vượt qua mặc cảm và vững tâm để điều trị bệnh.
Việc chăm sóc bệnh nhân bị thoái hóa đốt sống lưng là hết sức cần thiết đối với tiến triển của bệnh cũng như với tâm lý và sự quyết tâm điều trị bệnh của người bệnh. Do vậy người chăm sóc cần đặc biệt lưu ý những vấn đề trên để việc điều trị đạt được những hiệu quả tối ưu nhất.
Trên đây là những thông tin về bệnh thoái hóa đốt sống lưng mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin này hữu ích cho người bệnh.
Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc hay băn khoăn nào về bệnh thoái hóa đốt sống lưng, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.
0961.666.383
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!