Thực hư Gout làm tăng nguy cơ đột quỵ

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Nhiều năm trước, đột quỵ được coi là bệnh lý nguy hiểm và vô phương cứu chữa. Nhưng với nền y học phát triển như hiện nay, đây là bệnh có thể ngăn cản được. Cùng tìm hiểu thông tin về bệnh lý này, để có kiến thức ngăn cản bệnh từ dấu hiệu đầu tiên nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Đột quỵ
Đột quỵ

1. Đột quỵ (stroke) là gì?

Đột quỵ (hay tai biến mạch máu não) là tình trạng lưu lượng máu tới não bị giảm đột ngột hoặc bên trong sọ bị chảy máu. 

Điều này dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não. Trong vòng vài phút nếu tế bào não của bệnh nhân không được cung cấp đủ máu sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức, thời gian càng kéo dài, số lượng tế bào não chết càng nhiều. Việc này làm ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. 

Nếu thoát khỏi cơn đột quỵ, hầu hết mọi người đều có di chứng để lại như tê liệt, mất ngôn ngữ, suy giảm thị giác, hoặc cử động yếu một phần cơ thể,...

>> Xem thêm về Bệnh Gout

2. Các loại đột quỵ chính

Trên lâm sàng, các bác sĩ chia đột quỵ làm 2 loại chính:

2.1. Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Loại đột quỵ này chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ, gây ra bởi tình trạng tắc nghẽn trong động mạch. Có 2 loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến là:

Đột quỵ do huyết khối
Đột quỵ do huyết khối

2.2. Đột quỵ do xuất huyết

Động mạch não hoặc trên bề mặt não có vết nứt dẫn tới tình trạng xuất huyết và gây đột quỵ. Vị trí xuất huyết có thể ở trong não, hoặc trong khoảng không giữa não và lớp bảo vệ bên ngoài của não. 

Ngoài ra, đột quỵ còn một dạng đó là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA). 

Loại đột quỵ này chỉ kéo dài vài phút, gây ra bởi sự giảm tạm thời của dòng máu cung cấp tới não ,nhưng được coi là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ cao cần liên hệ ngay với bác sĩ. 

3. Dấu hiệu của đột quỵ

Đột quỵ cướp đi tính mạng của người bệnh rất nhanh. Do đó, ngay sau khi xuất hiện các dấu hiệu sau, bệnh nhân cần được mang đi cấp cứu ngay.

Đau đầu không rõ nguyên nhân
Đau đầu không rõ nguyên nhân

4. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ

Có nhiều nguyên nhân làm giảm dòng máu tới não hoặc xuất huyết ở não dẫn tới bệnh đột quỵ. Bao gồm:

4.1. Các yếu tố không thể thay đổi

4.2. Các yếu tố bệnh lý

Khói thuốc lá tổn thương mạch máu
Khói thuốc lá tổn thương mạch máu

Ngoài ra, sử dụng các chất kích thích, uống quá nhiều rượu, lối sống không lành mạnh cũng là các yếu tố nguyên nhân gây đột quỵ.

5. Đột quỵ - Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout

Gout là bệnh lý rối loạn chuyển hóa nhân purin, dẫn tới tăng acid uric trong máu làm ứ đọng các tinh thể muối urat tại khớp gây viêm khớp. 

Tưởng chừng gout và đột quỵ là hai bệnh không liên quan gì tới nhau, nhưng trên thực tế người mắc gout có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường.

Đột quỵ thường xuất hiện ở những người bị gout mạn tính lâu năm. 

Nguyên nhân là do sự lắng đọng của các tinh thể muối urat tại các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu; khiến cho hệ mạch bị tổn thương, viêm màng trong cơ tim, giảm khả năng lưu thông máu.

Đột quỵ được xem là biến chứng nguy hiểm và khó điều trị nhất của bệnh gout. Nếu không được phát hiện sớm, xử lý đúng cách còn có thể dẫn đến tử vong.

6. Cách sơ cứu người bị đột quỵ

Đột quỵ là một tình trạng khẩn cấp, cần gọi cấp cứu 115 ngay khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ. 

Gọi điện cấp cứu ngay
Gọi điện cấp cứu ngay

Trước khi nhân viên y tế đến, bạn có thể sơ cứu người bệnh theo hướng dẫn sau:

4 “không” khi sơ cứu đột quỵ

Trong quá trình sơ cứu, bạn tuyệt đối không được tiến hành 4 việc sau:

Không tự ý dùng thuốc
Không tự ý dùng thuốc

7. Chẩn đoán đột quỵ

Tại khoa cấp cứu, khi nghi ngờ một bệnh nhân nào đó bị đột quỵ cấp, nhân viên y tế cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:

7.1. Xác định các dấu hiệu nghi ngờ đột qụy

Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ có thể kín đáo, được tóm tắt trong hình ảnh dưới đây:

Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ
Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân đột quỵ

7.2. Chụp cắt lớp vi tính sọ não

Giúp xác định xem bệnh nhân có xuất huyết não hay nhồi máu não.

Chụp cắt lớp vi tính não cần thực hiện xong trong vòng 25 phút kể từ khi bệnh nhân đến khoa cấp cứu. Và bác sĩ chuyên khoa cần chẩn đoán và trả kết quả trong vòng 45 phút.

8. Điều trị đột quỵ

Với mỗi loại đột quỵ khác nhau cần có cách điều trị khác nhau. Cụ thể:

8.1. Chảy máu não, chảy máu dưới màng nhện

8.2. Nhồi máu não

Chống đông máu bằng Lovenox
Chống đông máu bằng Lovenox

Ngoài ra, khi triệu chứng của bệnh đã thuyên giảm vẫn phải dùng những thuốc điều trị sau đột quỵ. Việc này giúp tránh xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát như nhiễm khuẩn phổi, ống thông tĩnh mạch, hệ tiết niệu, nhiễm khuẩn hệ tiêu hóa...

>> Xem thêm Chiến lược dinh dưỡng cho người bệnh Gout

9. Phòng chống đột quỵ do gout và chăm sóc người bệnh đột quỵ

Như đã trình bày ở trên, người bệnh gout mãn tính có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần sao với người bình thường. Do đó, người bệnh gout cần kiểm soát tốt tình trạng bệnh của mình để phòng tránh đột quỵ xuất hiện như: 

Trong trường hợp, bệnh nhân đã thoát khỏi cơn đột quỵ. Cần chú ý chăm sóc bệnh nhân theo hướng dẫn sau:

Gặp bác sĩ thường xuyên
Gặp bác sĩ thường xuyên

Tóm lại, chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ là quá trình lâu dài, cần phải kiên trì và có kiến thức cơ bản. Bạn hãy bỏ túi ngay các thông tin trên để sử dụng khi cần thiết nhé.

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, đừng ngại like và chia sẻ để mọi người xung quanh cùng biết. Mọi thắc mắc cần giải đáp, bạn hãy gọi tới số 0961.666.383 để chúng tôi giúp bạn.

Xếp hạng: 5 (10 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH