Phèn đen là loài cây thường mọc hoang nhiều ở các tỉnh miền núi nước ta, nhưng từ lâu chúng đã được các thầy thuốc khám phá ra nhiều công dụng chữa bệnh quý như trị gai cột sống, rắn cắn, trĩ, suy giảm chức năng thận,...
1. Cây phèn đen là cây gì?
Trong dân gian, phèn đen còn được gọi là cây mực. Theo khoa học, cây có danh pháp là Phyllanthus reticulatus Poir, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Cây có đặc điểm sinh thái như sau:
1.1. Đặc điểm sinh thái
Phèn đen thuộc loại thân bụi, chiều cao trung bình từ 2 – 4m. Cành cây khá nhỏ và phân nhiều nhánh.
Lá phèn đen hình bầu dục. Lá mỏng, mặt trên sẽ có màu đậm hơn so với mặt dưới của lá.
Cây ra hoa vào mùa cuối hạ sang thu. Hoa của cây màu trắng và hơi tía đỏ ở gốc lá. Chúng mọc thành từng chùm từ nách lá, cũng có thể mọc ở đầu cành.
Quả của cây phèn đen (Trái phèn đen) khá đặc biệt, quả màu tím đen, tròn dẹt bằng đầu ngón tay. Khi đem quả phèn đen đi vò nát sẽ chảy ra nước màu tím như mực, vì vậy cây còn được gọi là cây mực.
1.2. Cây phèn đen có mấy loại?
Phèn đen chỉ có một loại, nhưng giống cây phèn lại có hai loài khác nhau. Đó là:
Cây phèn trắng: Phèn trắng có quả màu trắng, lá màu hơi vàng. Đây là một loại cây vô cùng hiếm trong tự nhiên và chưa được nghiên cứu nhiều.
Cây phèn đen bonsai: Là loài cây phổ biến trong dân gian. Chúng không những có tác dụng tốt trong y học mà còn được trồng nhiều để làm cảnh do có màu sắc lá tươi, hoa và quả đẹp.
1.3. Cây phèn đen mọc ở đâu?
Cây mực hay cây phèn đen thường mọc trong các bụi cây. Do là cây ưa nắng, đồng thời chịu được ẩm nên cây thường được tìm thấy ở ven sông, ven đồi núi, vệ đường.
Trên thế giới, cây xuất hiện ở nhiều nước châu Á như Nepal, Trung Quốc, Ấn Độ.
Ở Việt Nam, cây mực mọc hoang và được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi cao mát như Lai Châu, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lâm Đồng.
1.4. Bộ phận dùng
Rễ và lá là hai bộ phận hay được dùng làm thuốc của cây phèn đen. Ngoài ra, một số nơi cũng dùng vỏ của cây để điều trị bệnh.
1.5. Thu hái, sơ chế và bảo quản
Rễ của cây phèn đen được thu hái vào mùa thu. Sau đó đem rễ đi rửa sạch, thái nhỏ và phơi khô để dùng dần.
Lá cây thu hái vào mùa xuân hè, phơi trong râm. Vỏ phèn đen thu hái quanh năm.
1.6. Thành phần hóa học
Cây phèn đen chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cũng như những hoạt chất cần thiết cho cơ thể.
Phần lá chứa nhiều axit tannic, betulin, taraxerol, phenol và tinh dầu.
Phần rễ cây chứa các hợp chất như flavonoid, glycoside, phenol…
Quả chứa các chất như pinene, monoterpen,…
2. Cây phèn đen có tác dụng gì?
Trong cả y học cổ truyền lẫn y học hiện đại, cây phèn đen đều sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh.
2.1. Theo nghiên cứu y học hiện đại
Theo các nghiên cứu, cao nước phèn đen có tác dụng:
Kháng khuẩn: Tiêu diệt một số vi khuẩn như Escherichia coli, Bacillus subtilis, Shigella flexneri.
Tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum.
Ức chế cơn co thắt cơ trơn gây bởi acetylcholin và histamin.
Nước sắc phèn đen có tác dụng cầm máu rất mạnh.
2.2. Theo Đông y
Theo Đông y, vị thuốc phèn đen vị đắng chát, tính mát; quy vào kinh can, thận. Có công dụng:
Rễ phèn đen có tác dụng tiêu viêm, thu liễm và chỉ tả. Dùng trong các trường hợp trẻ em cam tích, viêm gan, viêm thận, viêm ruột, lỵ và ruột kết hạch.
Vỏ tăng chuyển hóa, dùng để trị chứng đậu lên mủ, khó tiểu, …
Lá giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng, giải độc. Và chúng thường được dùng để trị ứ huyết do chấn thương, huyết nhiệt gây đinh nhọt, lỵ, sốt cao, tiêu chảy và phù thũng.
Ngoài ra, tại Ấn Độ, cây phèn đen được dùng để trị chứng ỉa chảy ở trẻ nhỏ và bị thương ở răng.
2.3. Liều dùng và cách sử dụng cây cây phèn đen
Dược liệu phèn đen được dùng cả ở dạng sắc uống và dạng dùng ngoài. Liều lượng dùng tùy thuộc vào độ tuổi và mục đích sử dụng.
3. Cây phèn đen chữa bệnh gì?
Trong nhiều sách y học cổ, phèn đen hay cây mực được sử dụng nhiều trong điều trị gai cột sống, trĩ, cấp cứu rắn cắn hay dùng cho người bị thận hư,...
3.1. Cây phèn đen chữa gai cột sống, đau nhức xương khớp
Dược liệu: Phèn đen khô, lá lốt mỗi thứ 30g, cỏ xước và lá bưởi bung mỗi loại 20g, rễ gấc 10g.
Cách thực hiện: Các dược liệu trên đem sao vàng, sau đó sắc với 1.5 lít nước trong 2 giờ. Chia nước sắc thành 3 phần bằng nhau và uống trong ngày. Nên uống sau bữa ăn 30 phút.
3.2. Cây phèn đen chữa kiết lỵ
Dược liệu: Rễ phèn đen, cỏ seo gà, dây mơ lông và cỏ tranh mỗi thứ vừa đủ 20g, gừng tươi 2 lát.
Cách thực hiện: Các dược liệu sau khi được rửa sạch, đem đi sắc lấy nước uống. Chia nước sắc thành 2 – 3 phần, dùng hết trong ngày.
3.3. Chữa trĩ cấp 1 bằng cây phèn đen
Dược liệu
1 nắm lá phèn đen, 5 lá huyết dụ, 1 nắm trắc bách diệp.
Cách thực hiện
Dược liệu rửa sạch, thái nhỏ và sao vàng hạ thổ. Sau đó đem sắc với 800ml nước cho tới khi còn lại 200ml nước thì ngừng.
Cách dùng
Chia nước sắc thành hai phần, phần một 150ml và phần hai 50ml:
Phần một: Chia 150ml nước sắc thành nhiều phần nhỏ, uống hết trong ngày.
Phần hai: Đem hòa thêm nước, đun kỹ và dùng ngâm rửa trĩ từ 1 – 2 lần/ ngày.
Mỗi một đợt dùng thuốc từ 5 – 10 ngày, tiến hành thành nhiều đợt cho tới khi đạt kết quả như mong muốn.
3.4. Cây phèn đen chữa rắn cắn
- Hái nắm lá phèn đen, đem đi rửa sạch, giã nát. Chắt lấy phần nước để uống, còn phần bã để đắp lên miệng vết rắn cắn.
- Sau khi bệnh nhân được sơ cứu cần di chuyển họ tới bệnh viện gần nhất để điều trị.
3.5. Cây phèn đen chữa thủy đậu
Dược liệu: Lá phèn đen tươi, muối trắng.
Cách thực hiện: Rửa sạch lá phèn đen và đem sắc chung với một ít muối trắng. Đun tới khi nước cô đặc lại và chia dịch sắc làm hai chén nhỏ. Một chén đưa cho người bệnh; chén còn lại đem bôi lên nốt thủy đậu.
3.6. Cây phèn đen trị sâu răng, chảy máu chân răng
Lá của cây phèn đen đem phơi khô, rửa sạch ngậm từ 7-10 phút, ngày 2 lần sau khi vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Ngậm liên tục từ 5 - 7 ngày.
Hoặc bạn cũng có thể nấu nước lá phèn đen cho tới khi thành dịch đặc, sau đó bôi vào chân răng, răng bị sâu,…
3.7. Trị ngã va đập sưng đau bằng cây phèn đen
Dược liệu: 30g lá phèn đen.
Cách thực hiện: Rửa sạch, giã nát lá phèn đen. Sau đó đắp lên vùng tổn thương trong vòng 30 phút. Thực hiện liên tục từ 3 – 5 ngày sẽ hết bầm tím và sưng đau.
3.8. Cây phèn đen trị vết thương hở
Dược liệu: Bột lá của cây phèn đen.
Cách thực hiện: Đem rắc bột của cây lên vết thương hở để giúp tăng tốc độ liền vết thương.
3.9. Cây phèn đen trị nhọt độc mới phát
Dược liệu: Lá phèn đen và lá bèo ván.
Cách thực hiện: Đem lá thuốc rửa sạch, giã nát và đắp lên vùng đau nhức.
3.10. Chữa chứng thận hư và suy giảm chức năng thận bằng cây phèn đen
Dược liệu: Cây phèn đen, cây muối, cây quýt gai và cây nổ mỗi thứ 20g.
Cách thực hiện: Rửa sạch dược liệu, sắc với với nước và chia thành 3 phần, dùng hết trong ngày.
4. Một số lưu ý khi sử dụng cây phèn đen để đạt tác dụng tốt nhất
Để sử dụng cây phèn đen an toàn và hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
Phèn đen còn được gọi là cây mực, chứ không phải cây cỏ mực hay mọc ven sông. Người dùng cần phân biệt kỹ hai loại cây này tránh nhầm lẫn trong quá trình sử dụng.
Phụ nữ có thai không dùng cây phèn đen để uống.
Người đang bị tiêu chảy không nên uống, bởi vì trong cỏ mực có chất tanin gây kích thích đường ruột làm tình trạng bệnh nhân bị tiêu chảy nặng hơn.
Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về cây phèn đen. Đây là loại dược liệu khá hiệu quả trong điều trị các bệnh thận hư, gai đôi cột sống, trĩ. Tuy vậy, bạn vẫn cần liên hệ với đội ngũ y tế trước khi dùng phèn đen để điều trị bệnh.
Hoặc nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt là bệnh gai cột sống, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn và chăm sóc tình trạng bệnh của mình nhé!
Nếu thấy bài viết hay, bạn đừng tiếc một like và chia sẻ để mọi người có thêm kiến thức về loài thảo dược “đẹp cả người lẫn nết” này nhé.