Những điều bạn cần biết về căng cơ chân

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Căng cơ chân là một trong những tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tình trạng này có thể ảnh hưởng nhiều đến khả năng vận động và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, tìm hiểu đầy đủ về nó sẽ giúp bạn chăm sóc cũng như phòng ngừa căng cơ chân tốt nhất. Vậy, đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Bệnh căng cơ chân là gì?
Bệnh căng cơ chân là gì?

1. Căng cơ chân là gì? 

Căng cơ chân là một tình trạng các sợi cơ bị kéo căng hoặc rách. Ở chân, căng cơ xảy ra khi cơ bị kéo căng vượt quá giới hạn của nó hoặc buộc phải co lại quá mức.

Bởi chân có nhiều cơ khác nhau nên do đó nó dễ bị tổn thương bởi một osos loại căng cơ khác nhau. Một trong số đó phổ biến như:

Căng cơ bắp chân

Tình trạng này thường bị căng khi bàn chân đột ngột uốn cong lên, kéo căng cơ bắp chân vượt quá giới hạn của nó. 

Tại thời điểm bị thương, bạn có thể nghe thấy hoặc cảm nhận được tiếng lục cục bên trong bắp chân. Đây chính là âm thanh của cơ bị rách hoặc đứt khỏi gân Achilles.

Căng cơ bắp chân thường gặp ở các vận động viên, đặc biệt người chơi quần vợt và chạy bộ. Tuy nhiên, chúng cũng có thể xảy ra ngay khi bạn đang đi bộ nếu bàn chân gập lên khi bước vào một hố trên vỉa hè hoặc gót chân bị trượt khỏi mép lề đường.

Căng cơ Plantaris

Plantaris là một cơ mỏng bắt đầu ở đầu dưới của xương đùi (xương lớn cẳng chân), kéo dài qua khớp gối và gắn vào mặt sau của gót chân cùng với gân Achilles.

Bời vì đây là cơ thực vật nên nó không góp nhiều lực vào việc uốn cong đầu gối, một vết rách ở có này có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng đầu gối.

Tuy nhiên, khi tình trạng này nghiêm trọng có thể gây ra những cơn đau đáng kể, thường là ở phía sau bắp chân thay vì gần đầu gối.

Tình trạng này có thể xảy ra đơn lẻ hoặc đi kèm với tình trạng đứt dây chằng chéo trước (ACL), một dây chằng chính, ổn định ở đầu gối.

Căng cơ chân xuất hiện tại nhiều vị trí cơ của chân
Căng cơ chân xuất hiện tại nhiều vị trí cơ của chân

Căng cơ gân

Cơ gân là cơ dài kéo dài xuống mặt sau của đùi. Vì gân kheo có tác dụng kéo chân về phía sau và uốn cong đầu gối, chúng có thể bị tổn thương trong quá trình chạy, đá hoặc nhảy. 

Căng cơ tứ đầu

Cơ tứ đầu là một nhóm cơ lớn ở phía trước đùi giúp duỗi thẳng đầu gối, động tác này ngược lại với gân kheo. Căng cơ tứ đầu là một chấn thương thường gặp ở những vận động viên chạy bộ.

Tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra khi ép chân. Cảm giác đau do căng cơ tại phía trước đùi. 

Xem thêm: 

  • Đừng xem thường biến chứng nguy hiểm của căng cơ!
  • Những thông tin về căng cơ háng bạn nên biết 

2. Triệu chứng bệnh căng cơ chân

Triệu chứng của căng cơ chân có thể bao gồm:

  • Đau và căng cơ, đặc biệt là sau khi hoạt động làm căng và co dữ dội. Đau thường tăng lên khi bạn cử động cơ nhưng sẽ thuyên giảm khi chuyển sang trạng thái nghỉ ngơi.
  • Sưng cơ cục bộ, phần đau chuyển màu xanh, đen hoặc cả hai.
  • Giảm sức mạnh tại phần cơ hoặc mất hoàn toàn chức năng cơ (căng cơ độ III).
  • Phạm vi chuyển động hạn hẹp, đi lại khó khăn.
  • Xuất hiện vết lõm hoặc khiếm khuyết khác trên đường viền bình thường của cơ (căng cơ độ III)

3. Khám và chẩn đoán bệnh căng cơ chân

Chẩn đoán căng cơ chân cần được thực hiện sớm
Chẩn đoán căng cơ chân cần được thực hiện sớm

Để chẩn đoán tình trạng căng cơ, bác sĩ sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây ra cơn đau tại chân và liệu tình trạng căng cơ có xuất hiện khi bạn thực hiện các hoạt động trên không.

Bã sĩ cũng tiến hành thăm hỏi về triệu chứng, đặc biệt là sự suy giảm sức mạnh của các cơ hoặc tình trạng đi lại khó khăn.

Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Nếu kết quả của buổi kiểm tra là căng cơ độ I hoặc độ II, thì bạn không cần tiến hành kiểm tra thêm xét nghiệm nào.

Tuy nhiên, nếu chẩn đoán còn nghi ngờ, có thể bạn cần tiến hành chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ. Ngoài ra, đối với chấn thương cơ bắp chân, các nghiên cứu Doppler có thể được thực hiện để kiểm tra cục máu đông.

4. Điều trị bệnh căng cơ chân

Căng cơ chân phải làm sao? Cũng tương tự như đối với các tình trạng căng cơ khác, người bệnh sẽ được chỉ định hoặc khuyến khích thực hiện các cách hỗ trợ điều trị căng cơ chân dưới đây:

  • Chườm đá ở vùng bị thương để giảm sưng
  • Thực hiện các bài tập giãn cơ chân
  • Nghỉ ngơi hợp lý
  • Thực hiện các bài tập thể dục thể thao nhẹ nhàng
Thực hiện các bài tập giãn cơ chân giúp cải thiện tình trạng căng cơ rất tốt
Thực hiện các bài tập giãn cơ chân giúp cải thiện tình trạng căng cơ rất tốt

Ngoài ra, bạn có thể được chỉ định sử dụng các thuốc giảm đau và giảm sưng thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), chẳng hạn như Ibuprofen hoặc Naproxen.

Khi cơn đau giảm dần, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một phương pháp phục hồi chức năng để phục hồi phạm vi chuyển động bình thường của chân va dần dần củng cố cơ bị thương.

Sau khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ điều trị căng cơ chân kể trên, hầu hết các tình trạng căng cơ cấp độ I hoặc cấp độ II sẽ cảm thấy tốt hơn trong vài ngày. Các triệu chứng được cải thiện hoặc hoàn toàn biến mất trong khoảng 8 đến 10 tuần.

Đối với căng cơ độ III, các triệu chứng có thể kéo dài cho đến khi phần cơ bị rách được thực hiện phẫu thuật. Tuy nhiên, đối với tình trạng căng cơ Plantaris độ II thường được điều trị mà không cần phẫu thuật.

5. Bệnh căng cơ chân có nguy hiểm không?

Căng cơ chân không phải là một tình trạng nghiêm trọng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến hoạt động và sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của căng cơ chân, hầu hết tất cả người bệnh căng cơ chân độ I đều có thể lành lại trong vài tuần. Căng cơ chân độ II có thể kéo dài từ hai đến ba tháng.

Đối với căng cơ độ III, hầu hết các chức năng của cơ chân sẽ trở lại bình thường sau vài tháng phục hồi chức năng.

6. Phòng ngừa căng cơ chân

Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp ngăn ngừa căng cơ chân
Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng giúp ngăn ngừa căng cơ chân

Để tăng cường ngăn ngừa căng cơ chân, bạn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Khởi động kỹ trước khi tham gia các môn thể thao rủi ro cao
  • Thực hiện các chương trình thể dục nhằm mục đích kéo dài và tăng cường cơ chân 
  • Tăng dần cường độ quá trình tập luyện của bạn. Không nên thúc ép bản thân tập quá nhanh và quá mạnh.

Trên đây là những thông tin về căng cơ chân mà bạn có thể tham khảo. Neus gặp tình trạng căng cơ chân, bạn nên thăm khám sớm để được điều trị kịp thời. Hoặc bạn có thể áp dụng các biện pháp sơ cứu, sử dụng các thực phẩm tốt cho sức khỏe về căng cơ như Trị Cốt Tán,...

Nếu bạn đang gặp tình trạng căng cơ chân hoặc có thắc mắc liên quan đến Trị Cốt Tán, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn nhanh nhất.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH