Những điều bạn cần biết về chụp xạ hình xương

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Chụp xạ hình xương là phương pháp xét nghiệm mà nhiều người bệnh chưa được nghe nói đến Hãy cùng Khỏe Xương Khớp tìm hiểu về phương pháp này nhé.

Mục lục [ Ẩn ]
Chụp xạ hình xương là gì?
Chụp xạ hình xương là gì?

1. Xạ hình xương là gì?

Xạ hình xương (Bone Scan) là một phương pháp xét nghiệm sử dụng các đồng vị phóng xạ tiêm vào cơ thể người bệnh để chẩn đoán một số tình trạng xương, bao gồm ung thư xương hoặc di căn, vị trí của viêm và gãy xương (có thể không nhìn thấy trong hình ảnh X-quang) và nhiễm trùng xương.

Chất phóng xạ được sử dụng trong chụp xạ hình xương là một đồng vị không ổn định, chúng trở nên ổn định bằng cách giải phóng năng lượng dưới dạng bức xạ. Photon trong tia gamma hoặc phát xạ hạt là hai thành phần chính có trong bức xạ này.

2. Nguyên tắc chụp xạ hình xương

Nguyên lý của chụp xạ hình xương như sau:

  • Các vùng xương bị tổn thương hay vùng xương bị phá hủy thường đi kèm với tái tạo xương, tăng cường hoạt động chuyển hóa và quay vòng calci.
  • Nếu dùng các đồng vị phóng xạ có chuyên hóa tương đồng với calci thì các đồng vị phóng xạ sẽ tập trung tại các vùng tái tạo xương với nồng độ cao hơn hẳn so với tổ chức xương bình thường.

3. Chỉ định và chống chỉ định

Chỉ định của chụp xạ hình xương
Chỉ định của chụp xạ hình xương

Chỉ định của chụp xạ hình xương bao gồm

  • Xác định ung thư xương nguyên phát và ung thư xương di căn từ vú, phổi, thận, tuyến giáp hoặc tuyến tiền liệt.
  • Chẩn đoán nguyên nhân hoặc vị trí đau xương không rõ nguyên nhân, chẳng hạn như đau thắt lưng liên tục.
  • Xác định vị trí các xương bất thường trong cấu trúc xương phức tạp như bàn chân hoặc cột sống.
  • Chẩn đoán gãy xương như gãy xương hông hoặc gãy xương không thấy rõ trên X-quang.
  • Xác định các tổn thương xương do nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác như bệnh Paget.
  • Đánh giá đáp ứng điều trị hóa chất, điều trị bằng kháng sinh hoặc các điều trị khác.
  • Xác định vị trí cần chọc dò và sinh thiết xương.

Chống chỉ định của chụp xạ hình xương

  • Phụ nữ có thai hoặc cho con bú
  • Người bệnh có thể trạng yếu hoặc không hợp tác trong quá trình thực hiện.

4. Ưu điểm và nhược điểm

Ưu điểm của chụp xạ hình xương

  • Cung cấp hình ảnh chức năng và quá trình chuyển hóa xương hoặc tái tạo xương, điều mà hầu hết các kỹ thuật hình ảnh khác (chẳng hạn như chụp cắt lớp vi tính, chụp X-quang) không thể thực hiện được.
  • So với chụp cắt lớp phát xạ positron (PET) để chụp ảnh chuyển hóa bất thường trong xương nhưng ít tốn kém hơn đáng kể.

Nhược điểm của chụp xạ hình xương

Mặc dù xạ hình xương có độ nhạy cao nhưng độ đặc hiệu thấp hơn so với chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ để chẩn đoán gãy xương vảy sau chụp X-quang.

Xem thêm: Xét nghiệm chẩn đoán cơ xương khớp - Bạn có biết?

5. Quy trình chụp xạ hình xương

Quy trình chụp xạ hình xương
Quy trình chụp xạ hình xương

Quy trình chụp xạ hình xương được thực hiện như sau:

  • Đánh dấu phóng xạ
  • Tiêm dược chất phóng xạ
  • Tiến hành ghi hinh sau tiêm 2 - 3 giờ
  • Đọc kết quả cho người bệnh

Kết quả xạ hình xương thường có sẵn trong 2 ngày sau khi thực hiện. Kết quả có thể được đánh giá như sau:

Đối với người bình thường

  • Hoạt động phóng xạ đối xứng và đồng đều trên các cột sống, xương
  • Trẻ đang phát triển: đĩa sụn, đường khớp giữa xương sọ thường tập trung hoạt độ phóng xạ cao.

Đối với người bệnh

Chất phóng xạ không tập trung cân đối, đồng đều mà có những vừng tăng hoặc giảm khuyết hoạt độ phóng xạ so với tổ chức xung quanh, chẳng hạn như:

  • Tổn thương di căn xương: xuất hiện một hoặc nhiều ổ tăng tập trung hoạt độ phóng xạ.
  • Ung thư tiên phát ở xương: xuất hiện những vùng có mật độ phóng xạ cao và đậm đặc.
  • Viêm xương, viêm khớp: tại khớp bị viêm tập trung hoạt độ phóng xạ cao hơn các khớp bình thường.

6. Các câu hỏi liên quan

Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến chụp xạ hình xương:

Chụp xạ hình xương có ảnh hưởng gì không?

Những ảnh hưởng của chất dẫn phóng xạ hầu như không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Chúng sẽ được đào thải khỏi cơ thể nhanh chóng trong vòng 24 giờ.

Chụp xạ hình xương có nguy hiểm không?

Chụp xạ hình xương hầu như an toàn đối với người bệnh nhưng nó cũng có thể xảy ra những rủi ro cho những đối tượng nhất định.

Một số người có thể gặp rủi ro đối với các tế bào hoặc mô khi tiếp xúc với bất kỳ bức xạ nào bao gồm cả mức phóng xạ thấp do chất đánh dấu phát ra trong xét nghiệm này.

Người bệnh có thể gặp những rủi ro như đau hoặc sưng tấy tại chỗ tiêm, thay đổi khẩu vị, đau hoặc khó chịu ở ngực, nhịp tim nhanh, thay đổi về khứu giác và nhịp tim không đều.

Các tác dụng phụ khác ít có khả năng xảy ra hơn bao gồm mờ mắt, chóng mặt, mệt mỏi, choáng váng khi đứng dậy, buồn nôn, nôn và suy nhược.

7. Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm xạ hình xương

Uống nhiều nước trước và sau khi chụp xạ hình xương
Uống nhiều nước trước và sau khi chụp xạ hình xương

Khi thực hiện xét nghiệm xạ hình xương, người bệnh cần lưu ý những điểm như sau:

  • Người bệnh không thể thực hiện xét nghiệm nếu trước đó thực hiện chụp X-quang có tiêm thuốc cản quang trong vòng 24 giờ hoặc làm các xét nghiệm có liên quan đến chất phóng xạ khác.
  • Đối với phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai cần khai báo với bác sĩ trước khi thực hiện vì giống như tia X, chất đánh dấu phóng xạ có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Đối với người bệnh đang sử dụng các thuốc như thuốc xổ, thuốc Pepto-Bismol cần báo với bác sĩ vì những thuốc này có ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Đảm bảo uống đủ 2 lít nước và đi tiểu nhiều lần trong khoảng thời gian từ 2 - 4 giờ trước khi chụp hình. Đồng thời, sau khi chụp người bệnh cần uống nhiều nước và đi tiểu nhiều nhằm loại bỏ chất phóng xạ ở thành bàng quang.
  • Tháo bỏ các đồ dùng ảnh hưởng đến chất lượng ảnh như thắt lưng, vòng cổ, điện thoại di động,...
  • Khi thực hiện, người bệnh nên nằm ở tư thế chuẩn xác, tránh xê dịch để hình ảnh thu được rõ nét nhất.
  • Sau khi chụp, người bệnh cần thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Trên đây là những thông tin về chụp xạ hình xương mà người bệnh có thể tham khảo. Phương pháp này cũng đem lại nhiều ưu điểm nhưng đi kèm với nó là những rủi ro khó tránh khỏi đối với người bệnh.

Do đó, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thực hiện, bao gồm người bệnh xương khớp. Hoặc nếu bạn đang gặp tình trạng bệnh xương khớp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 4 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH