Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý phổ biến hiện nay, bới vậy, nó phải có các phương pháp điều trị phù hợp từng tình trạng, giai đoạn của bệnh. Dùng thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm là một trong các phương pháp đó. Cùng đi tìm hiểu về các nhóm thuốc này nhé.
1. Thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng tổn thương lớp đệm và mô liên kết giữa các đốt sống, thường là do cột sống bị căng quá mức hoặc chấn thương. Bệnh diễn biến khi các nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bên trong đốt sống.
Thoát vị đĩa đệm, có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cột sống dẫn đến chèn ép dây thần kinh xung quanh. Tùy thuộc vào vị trí đĩa đệm thoát vị, nó có thể dẫn đến đau, tê hoặc yếu ở cánh tay hoặc chân.
>>Tìm hiểu thêm Tất tật về bệnh Thoát vị đĩa đệm
Khi xuất hiện triệu chứng như trên, bạn có thể áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau như sử dụng thuốc Đông y, Tây y, phẫu thuật hoặc vật lý trị liệu.
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu với bạn cách điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thuốc Tây y.
2. 4 nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm hiện nay
“Thoát vị đĩa đệm uống thuốc gì?” là chủ đề đang được mọi người quan tâm. Để hiểu rõ hơn về thuốc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, chúng ta cùng tìm hiểu về 4 nhóm thuốc sau đây:
2.1. Nhóm thuốc giảm đau chữa thoát vị đĩa đệm
Thuốc giảm đau, hạ sốt, không gây nghiện là các thuốc thuộc thuốc giảm đau nhóm 1.
Các thuốc này được sử dụng trong cơn đau cấp tính có cường độ nhẹ đến trung bình.
Các thuốc này có tác dụng giảm nhanh được cơn đau giúp các cơ được thư giãn và giúp người bệnh trong việc phục hồi tốt hơn.
Thuốc tiêu biểu của nhóm này là Paracetamol (Acetaminophen),...Liều dùng cụ thể như sau:
Paracetamol:
Người lớn: 3g/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, cách nhau ít nhất 4 giờ. Trong trường hợp đau nặng, liều tối đa có thể được tăng lên đến 4g/ngày.
Trẻ em: 60mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, tức là 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ. Tổng liều không được vượt quá 80 mg/kg/ngày ở trẻ em có cân nặng dưới 37kg và 3g/ngày ở trẻ em có cân nặng trên 37kg.
2.2. Nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Nhóm thuốc NSAID cũng thuộc thuốc giảm đau nhóm 1. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm (tác dụng mà thuốc giảm đau thông thường không có).
Nhóm thuốc này được sử dụng khi tình trạng đau nhức kèm theo viêm nhiễm khiến thoát vị đĩa đệm tiến triển nhanh, bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Một số thuốc thuộc nhóm này như Aspirin, Diclofenac, Meloxicam, Mobic...dùng dưới dạng bôi, tiêm hoặc dạng viên uống.
Liều dùng cụ thể như sau:
Aspirin:
Người lớn và trẻ em có cân nặng khoảng 50kg: 1g/lần, uống cách nhau 4 giờ, không quá 3g mỗi ngày (2g ở người cao tuổi)
Trẻ em: Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là 60mg/kg/ngày, chia làm 4 đến 6 lần; tức là 15mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10mg/kg mỗi 4 giờ.
Dilcofenac:
Người lớn: uống từ 75 – 150mg/ngày (chia thành 2-3 lần/ ngày)
Trẻ em: uống dưới 10mg/ngày và theo hướng dẫn của bác sĩ
Meloxicam: Liều dùng khuyến cáo cho người lớn là 7,5 - 15 mg/ngày. Dùng dưới dạng uống.
Mobic: Liều dùng khuyến cáo là 7,5 mg/ngày dạng uống. Liều tối đa là 15 mg/ngày.
Lưu ý: Sử dụng các thuốc nhóm 1 cần chú ý một số tác dụng không mong muốn tiềm ẩn. Các thuốc trên dùng đường toàn thân có thể ảnh hưởng tới dạ dày, chức năng gan, thận,...
Tin liên quan
2.3. Nhóm thuốc hỗ trợ thần kinh
Bên cạnh các thuốc giảm đau triệu chứng nhanh chóng, bác sĩ có thể kê thêm các thuốc hỗ trợ thần kinh như thuốc bổ thần kinh hoặc/và thuốc giảm đau thần kinh.
Thuốc bổ thần kinh
Các thuốc hỗ trợ thần kinh có tác dụng bổ sung, thúc đẩy quá trình sản sinh máu huyết, tăng cường chuyển hóa năng lượng và giúp người bệnh hoạt động linh hoạt hơn.
Một số thuốc thuộc nhóm này như vitamin B1, B6, B12. Liều dùng cụ thể như sau:
Vitamin B1: 1,5 mg/ngày. Quá liều có thể gây sốc phản vệ khi tiêm, khó thở, nổi mề đay.
Vitamin B6: 2 mg/ngày. Sử dụng nhiều có thể giảm trí nhớ, viêm đa dây thần kinh
Vitamin B12: 100 - 500 mg/ngày. Tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử sử dụng quá liều như nôn nao, nổi mề đay.
Thuốc giảm đau thần kinh
Các thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng những cơn đau liên quan đến thần kinh, giúp bệnh nhân có thể thư giãn thoải mái. Thuốc giảm đau thần kinh như: Gabapentin (Neurontin), Pregabalin (Lyrica), và Tramadol (Ultram),...
Liều dùng cụ thể như sau:
Neurontin:
Người lớn: Liều khởi đầu 300 mg/ngày, chia 3 lần. Sau đó, tăng liều cách 2 - 3 ngày/1 lần cho đến khi tổn liều đạt 900 - 3600mg/ngày, chia 3 lần. Liều tối đa là 4800mg/ngày.
Trẻ em: Liều khuyến cáo trong 3 ngày liên tiếp lần lượt là 10mg/kg/ngày, 10mg/kg x 2 lần/ngày và 10mg/kg x 3 lần /ngày. Tăng liều tùy thuộc vào tình trạng người bệnh đến 30 - 70mg/kg/ngày, chia 3 lần/ngày.
2.4. Thuốc tiêm ngoài màng cứng
Thuốc tiêm ngoài màng cứng được áp dụng đối với thoát vị đĩa đệm gây ra đau thần kinh tọa bằng hydrocortison với liệu trình mỗi đợt 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 3 -7 ngày.
Biện pháp này giảm đau khá hiệu quả với các ưu điểm như an toàn, hiệu quả nhanh, tỷ lệ thành công cao.
Tuy nhiên, bạn nên tiến hành việc tiêm ngoài màng cứng tại các cơ sở chuyên khoa uy tín để tránh gặp các tác dụng không mong muốn như choáng, buồn nôn, mặt đỏ, mất ngủ, sốt nhẹ, mờ mắt,...
3. Sử dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm như thế nào để “An toàn”?
Thuốc Tây y có tác dụng giảm đau nhanh chóng, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh, giúp họ thư giãn dễ chịu. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng các thuốc này sẽ gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho gan, thận, hệ tiêu hóa,...
Vì vậy, người bệnh cần lưu ý khi sử dụng thuốc tây chữa bệnh, cụ thể như sau:
Tuân theo chỉ định của bác sĩ
Không tự ý uống vượt liều lượng quy định hoặc tự ý ngắt liều, tránh tình trạng nhờn thuốc.
Đối với thuốc dạng tiêm cần đến các cơ sở uy tín, chất lượng, do nhân viên y tế thực hiện.
Khi xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng thuốc cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời
Không tự ý sử dụng nhiều loại thuốc điều trị cùng lúc khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
4. Chăm sóc người bệnh thoát vị đĩa đệm
Trong quá trình chữa bệnh, cần kết hợp sử dụng thuốc cùng chế độ ăn uống, vật lý trị liệu và luyện tập thể thao phù hợp để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thiết lập chế độ ăn với các thực phẩm giàu canxi, vitamin, omega - 3 như sữa, phô mai, rau xanh màu đậm, hạnh nhân hoa quả, ngũ cốc. óc chó,...
Tránh hấp thu các thực phẩm giàu chất béo, nhiều đạm, đồ cay nóng, thực phẩm chứa purin và fructose như gia cầm, nội tạng, cà muối.
Người bệnh nên rèn luyện một chế độ sinh hoạt đều đặn như đi bộ, đi xe đạp, tập yoga,... để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.
Trên đây là những thông tin kiến thức về 4 nhóm thuốc điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài chia sẻ này có thể giúp bạn và người thân.
Bài viết trên có tính chất tham khảo, vì vậy, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng không mong muốn.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài chia sẻ! Đừng ngần ngại like và chia sẻ những kiến thức này đến những người xung quanh.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!