Đừng bao giờ chủ quan với triệu chứng tê chân!

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Thông thường mọi người hay không để ý hoặc bỏ qua khi gặp phải tình trạng tê chân. Tuy nhiên, đến 45% biểu hiện là dấu hiệu cảnh báo của các căn bệnh nguy hiểm bên trong cơ thể và gây ra các biến chứng khó lường. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng tê chân là gì? Triệu chứng ra sao? Phương pháp điều trị như thế nào?

Mục lục [ Ẩn ]
Đối tượng dễ bị tê chân là người trung niên, người già
Đối tượng dễ bị tê chân là người trung niên, người già

1. Tê chân là gì?

Đôi chân của chúng ta có vai trò gánh đỡ trọng lượng cơ thể và đảm bảo chức năng vận động, đi lại. Bình thường, chân sẽ dựa vào cảm giác để điều chỉnh hoạt động.

Ví dụ như: Khi dẫm phải vật nóng thì bạn sẽ rút chân lại. Khi dẫm lên vật có gai thì kiễng chân lên. Nhưng nếu bạn bị tê chân thì cảm giác nhận biết sẽ bị suy giảm hoặc biến mất.

Vậy tê chân là gì? Tê chân là tình trạng tê tạm thời hoặc là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó. Các triệu chứng khi bạn bị tê chân sẽ xuất hiện và phát triển từ từ. Ban đầu, chỉ mất đi một số cảm giác ở bàn chân nhưng sau đó dần dần mất cảm giác nhiều hơn.

2. Vị trí tê chân thường gặp

Nhắc đến chứng bệnh tê chân, mọi người thường nghĩ ngay tới việc tê lòng bàn chân, ngón chân. Tuy nhiên, tình trạng này còn có thể xuất hiện ở vị trí khác như bắp chân, gót chân. Ở mỗi vị trí chân bị tê, sẽ có những triệu chứng đặc trưng riêng. Cụ thể:

2.1. Tê bắp chân

Tê bắp chân là tình trạng bạn dần mất đi cảm giác vùng bắp chân. Tình trạng này có thể xuất hiện ở 1 chân hoặc cả 2 chân và sau đó lan xuống lòng bàn chân, các đầu ngón chân.

Tê bắp chân thường xảy ra khi lượng máu cung cấp cho vùng bắp chân bị hạn chế hoặc các dây thần kinh chi phối bộ phần này bị tổn thương.

2.2. Tê gót chân

Các cơn tê gót chân thường xuất hiện sau khi ngủ dậy mỗi buổi sáng. Một số trường hợp đặc biệt, các cơn đau có thể lan dần lên bắp chân, lòng bàn chân và thoái hóa gót chân.

Nếu dùng tay ấn vào gót chân mà thấy có cảm giác sưng đỏ, tê nhức thì rất có thể bạn đang mắc phải bệnh viêm gót chân.

2.3. Tê lòng bàn chân

Tê lòng bàn chân thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Không chỉ những người lao động nặng, hay di chuyển mà kể cả những người làm công việc văn phòng, tài xế, công nhân,... cũng dễ mắc phải tình trạng này.

2.4. Tê ngón chân

Tê buốt đầu ngón chân là triệu chứng xảy ra khi cảm giác ở các ngón chân của bạn bị giảm hoặc mất hẳn. Có trường hợp, người bệnh sẽ thấy tê rần hay cảm giác nóng ran ở các đầu ngón chân. Triệu chứng này khiến cho việc đi lại trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

3. Nguyên nhân vì sao bị tê chân?

ThS-BS Nguyễn Ảnh Đạt, chuyên khoa Thần Kinh, Phòng khám quốc tế Victoria Healthcare: "Các cảm giác tê, tê cóng, kiến bò, kim châm ở chân là triệu chứng phổ biến nhưng chưa hẳn là triệu chứng điển hình đủ để chẩn đoán bệnh lý. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này có thể do vấn đề sinh lý hoặc bệnh lý." Cùng điểm mặt một số tác nhân chính gây ra tê chân:

  • Sai tư thế: Khi bạn thực hiện những tư thế xấu như bắt chéo chân, ngồi xếp bằng bị tê chân, ngôi lâu bị tê chân, ngồi trên đôi chân, mặc quần, mang vớ hoặc đi giày quá chật. Những thói quen này sẽ gây áp lực lên dây thần kinh, giảm lượng máu lưu thông xuống chân.
  • Chấn thương: Khi bị các chấn thương ở thân, cột sống, hông, chân, mắt cá chân và bàn chân,... chúng có thể gây áp lực lên dây thần kinh.
  • Bệnh tiểu đường: Nếu bạn bị tê chân kèm cảm giác ngứa ran và đau thì có thể đó là triệu chứng của bệnh tiểu đường. Vì lượng đường trong máu cao dẫn đến tổn thương dây thần kinh.
  • Thoát vị đĩa đệm: Những người bị thoát vị đĩa đệm có thể gây chèn ép lên rễ dây thần kinh. Từ đó, dẫn đến tình trạng tê chân hoặc đau nhức lưng lan xuống chân.
  • Đau thần kinh tọa: Khi dây thần kinh bị chèn ép, nén lại thì có thể gây ra hiện tượng tê buốt, ngứa ran ở chân, lòng bàn chân, ngón chân.
  • Bệnh động mạch ngoại vi (PAD): Bệnh này có thể làm cho các động mạch máu ngoại biên ở chân bị thu hẹp lại, giảm lưu lượng máu gây ra tê chân, yếu. Ngoài ra, nó còn có thể khiến bạn bị chuột rút ở chân và hông khi đi bộ hoặc đi lên cầu thang.
  • Khối u: Những khối u khi phát triển lớn dần có thể chèn ép lên não, tủy sống hoặc bất kỳ phần nào của chân; dẫn đến việc lượng máu lưu thông đến chân bị giảm, gây tê chân.
  • Sử dụng rượu: Trong rượu có chứa nhiều độc tố nguy hiểm, gây tổn thương thần kinh dẫn đến bị tê chân, nhất là ở bàn chân.
  • Đau cơ xơ hóa: Đây là tình trạng đau mãn tính có thể gây đau nhức toàn thân, tê buốt và ngứa ran ở chân.

4. Tê chân là bị bệnh gì?

Tê chân là triệu chứng phổ biến, khi bạn ngồi hoặc giữ nguyên một tư thế quá lâu. Điều này khiến các mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, quá trình lưu thông máu khó dẫn đến sinh các axit làm chân bị tê mỏi.

Massage chân mỗi tối giúp máu lưu thông và loại bỏ tình trạng tê chân
Massage chân mỗi tối giúp máu lưu thông và loại bỏ tình trạng tê chân

Triệu chứng tê chân không gây nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe, nếu nó nhanh chóng biến mất ngay sau đó và không bị tái đi tái lại.

Tuy nhiên, nếu tê chân đi kèm một số dấu hiệu khác, nó có thể là triệu chứng cảnh báo một số chứng bệnh như: thoát vị đĩa đệm, bệnh động mạch ngoại vi, đau thần kinh tọa, tiểu đường, đau cơ xơ hóa,...

5. Triệu chứng tê chân

Triệu chứng điển hình và phổ biến nhất của tê chân là mất cảm giác ở bàn chân, các đầu ngón chân, bắp chân. Điều này gây mất cảm giác khi người bệnh chạm chân xuống đất để giữ thăng bằng cơ thể. Bên cạnh đó, những người bị tê chân còn thường có những biểu hiện khác kèm theo như:

  • Cảm giác đau, nhức, mỏi chân.
  • Cảm giác như chân bị kim châm chích.
  • Thấy ngứa ran, khó chịu kiểu như kiến đốt.
  • Chân bị yếu dần.

Khi người bệnh có biểu hiện tê chân kèm theo những biến chứng dưới đây thì cần đi khám bác sĩ ngay lập tức:

  • Chân bị tê trong một khoảng thời gian dài, tái đi tái lại.
  • Hay quên, dễ nhầm lẫn.
  • Đau đầu, chóng mặt, khó thở, co giật.
  • Mất kiểm soát bàng bàng quang và ruột.
  • Chân có sự thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc nhiệt độ một cách bất thường.

6. Một số trường hợp bị tê chân

Tê chân có thể xuất hiện ở nhiều thời điểm và các đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, thường các cơn tê mỏi chân sẽ ập đến khi bạn ngủ dậy hoặc khi ngồi quá lâu. Đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất là phụ nữ mang thai, sau sinh và những người ở độ tuổi trung niên, cao tuổi.

6.1. Tê chân khi mang thai

Thông thường, các dấu hiệu của chứng tê chân khi mang thai khá nhẹ nhàng. Nó chỉ là những cơn tê tê nhưng đôi khi lại đi kèm  cảm giác nóng, hơi đau nhức.

Đối với phụ nữ mang thai, việc tê chân có thể chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường, không cần phải điều trị.

Tuy nhiên, với một số trường hợp, nếu bạn thấy chân bị tê kèm theo dấu hiệu hoa mắt, co cơ,... thì cần đến ngay bệnh viện để khám.

6.2. Tê chân sau khi sinh

Tê chân sau sinh không phải là chứng bệnh cấp tính nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý và gây bất tiện trong sinh hoạt cho chị em phụ nữ sau sinh.

Trên thực tế, các mẹ trong thời gian ở cữ sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe khác nhau. Trong đó, hiện tượng tê chân khá phổ biến.

6.3. Tê chân khi ngủ

Tê chân khi ngủ thường xuất hiện các cơn đau nhức, tê buốt ở ngón chân, các khớp nhức mỏi và hay xảy ra từ khoảng 2 giờ sáng trở đi. Điều này khiến bạn mất ngủ, mệt mỏi khi thức dậy.

Đối tượng bị tê chân khi ngủ chủ yếu là người trung niên đến cao tuổi (từ 45 đến 70). Vì ở những đối tượng này, các cơ quan đã bắt đầu suy yếu và lão hóa.

6.4. Tê chân khi ngồi lâu

Khi bạn ngồi chồm hổm, ngồi bắt chéo chân, ngồi xếp bằng trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến các mạch máu và thần kinh bị chèn ép, dẫn đến tê chân.

Nếu tình trạng này hết khi thay đổi tư thế thì bạn chỉ cần tránh việc ngồi như trên và thỉnh thoảng đứng dậy đi qua, đi lại cho máu huyết lưu thông.

6.5. Tê chân ở người già, lớn tuổi

Người già, người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc phải tình trạng tê chân nhiều nhất, vì xương khớp đã bắt đầu lão hóa, suy yếu dần.

Các bệnh xương khớp cũng hay xuất hiện ở nhóm đối tượng này và hiện tượng tê chân thì khó có thể tránh khỏi.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nguyên nhân dẫn đến bệnh tê chân ở người già có thể liên quan tới chính các dây thần kinh trong cơ thể người bệnh.

Do đứng, ngồi không đúng tư thế trong thời gian dài. Hoặc do cơ thể suy nhược và thiếu một số chất cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

7. Cách chuẩn đoán bị tê chân

Đầu tiên, các bác sĩ chuyên khoa sẽ hỏi bệnh sử, tiền sử và khám lâm sàng. Sau đó, yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan.
  • Chụp X-quang.

8. Điều trị tê chân

Để điều trị chứng bệnh tê chân thì có rất nhiều phương pháp như dùng mẹo, tập thể dục, sử dụng thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc Đông y,...

Tuy nhiên, muốn biết đâu là cách điều trị phù hợp và mang lại hiệu quả tốt thì còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bạn đang ở mức độ nào.

8.1 Mẹo chữa tê chân

Dưới đây là một số mẹo chữa tê chân ngay tại nhà giúp cải thiện nhanh chóng:

  • Khi bị tê chân, bạn hãy thử đứng dậy và đi lại vài bước. Hoặc đung đưa bàn chân ngay khi đang ngồi.
  • Nhớ thực hiện các động tác giãn cơ thật kỹ trước khi luyện tập, đi giày thể thao phù hợp và tập trên bề mặt bằng phẳng.
  • Tránh ngồi trên bàn chân, ngồi bắt chéo chân trong thời gian dài. Nếu bắt buộc phải ngồi một chỗ lâu thì thỉnh thoảng hãy nâng cao chân, để tăng cường quá trình lưu thông máu.
  • Cởi bớt quần áo chật khi không cần thiết. Quần lót, tất hoặc trang phục chật mặc ở nửa người dưới có thể hạn chế sự lưu thông máu đến bàn chân và gây tê.
  • Xoa bóp bàn chân giúp lưu thông máu diễn ra tốt hơn và bớt tê nhanh hơn.
  • Lấy túi sưởi, chăn sưởi làm ấm bàn chân. Việc tiếp xúc với nhiệt độ thấp có thể gây tê chân. Vì vậy, sưởi ấm bàn chân có thể giúp bàn chân, ngón chân hết tê.
  • Hãy chọn một đôi giày thích hợp, thoải mái và vừa với kích cỡ chân. Chọn đế lót giày mềm một chút sẽ giúp đôi chân thêm thoải mái và dễ chịu hơn.

8.2. Tập thể dục

Bài tập thể dục chữa đau chân được thực hiện như sau:

  • Day 2 bên đầu gối: 2 chân duỗi thẳng hoặc co lại tùy ý. Dùng 2 lòng bàn tay úp vào 2 xương bánh chè, lấy sức day đầu gối khoảng 20 lần.
  • Quay bàn chân: 2 chân duỗi thẳng, lần lượt tự quay bàn chân mỗi bên khoảng 10 vòng.
  • Xát gan bàn chân: Bàn chân này để lên đùi chân kia, tay cùng bên kéo căng gan bàn chân, lòng bàn tay kia xát nhẹ gan bàn chân 30 - 50 lần rồi đổi bên.
  • Bóp và xát chân: Ngồi trên ghế, duỗi thẳng 2 chân, dùng 2 bàn tay nắm cổ chân, ngón tay cái phía trước, các ngón khác phía sau. Sau đó, xoa bóp từ gót chân lên đùi 3 lần. Rồi lại dùng 2 tay ôm lấy cổ chân, xát mạnh từ cổ chân lên đùi 5 lần.

8.3 Chế độ sinh hoạt

Rèn luyện sức khỏe hàng ngày

Thông thường, khi bị tê bì chân, chúng ta chỉ muốn nghỉ ngơi và ngại vận động. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến bệnh tình ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, các bạn nên thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, năng vận động để giúp khí huyết lưu thông. Từ đó, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa những cơn tê mỏi và đau nhức ở chân.

Chủ động phòng bệnh khi thay đổi thời tiết

Vào thời điểm giao mùa, triệu chứng tê chân có khả năng xuất hiện nhiều hơn. Bạn nên chủ động phòng bệnh lúc này bằng việc chú ý giữ ấm cơ thể, ngâm chân với nước gừng ấm hoặc rang ngải cứu và muối hạt chườm lên vùng chân bị tê nhức.

8.4 Chế độ ăn uống

Đối với những người đang có vấn đề về xương khớp, tê nhức chân thì nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, vitamin D và khoáng chất như thịt, sữa, trứng, rau xanh, ngũ cốc, trái cây tươi,... sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch để đối phó với các cơn tê nhức chân.

Đồng thời, hạn chế các món chiên xào, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá,...

8.5 Thuốc chữa tê chân

Bài thuốc số 1: Lấy 5-10g lá lốt khô rửa sạch và sắc với 2 chén nước đến khi cô đặc lại còn nửa chén là được. Uống nước lá lốt sắc mỗi ngày 1 lần sau bữa tối, liên tục từ 7-10 ngày sẽ giảm tê chân.

Bài thuốc số 2: Lấy lá lốt khô, rễ cỏ xước, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi mỗi loại 30g đã được thái mỏng đem sao vàng. Sắc cùng 3 chén nước, đến khi còn 1 chén là xong. Chia thuốc uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc số 3: Dùng 40g tỏi đã bóc vỏ ngoài, đem cắt nhỏ rồi ngâm với 100 rượu trắng 45 độ. Ngâm trong 10 ngày, đến khi thấy rượu tỏi chuyển sang màu vàng nghệ là được. Mỗi lần uống khoảng 40 giọt, ngày 2 lần vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc nếu thấy khó uống thì có thể pha với nước để uống.

Đừng để chứng tê chân ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn muốn được tư vấn và điều trị dứt điểm chứng bệnh này thì hãy liên hệ ngay đến nhà thuốc Hải Sáu, theo số hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0961 666 383

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ phản hồi đến bạn sớm nhất.

Xếp hạng: 5 (3 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH