10 điều bạn nên biết về cholecalciferol

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Cholecalciferol là một trong những thuốc được sử dụng để điều trị bệnh loãng xương. Bạn đang sử dụng thuốc này nhưng chưa hiểu rõ về nó, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục [ Ẩn ]
Thuốc Cholecalciferol là gì?
Thuốc Cholecalciferol là gì?

1. Cholecalciferol là thuốc gì?

Cholecalciferol còn được gọi là vitamin D3, là một loại vitamin D được tạo ra bởi da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc nó cũng có trong một số loại thực phẩm như một số loài cá, gan bò, trứng, pho mát,...

Cholecalciferol còn được gọi là vitamin D3
Cholecalciferol còn được gọi là vitamin D3

Cholecalciferol có thể được sử dụng dưới dạng thực phẩm chức năng để ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin D hoặc như một loại thuốc để điều trị các bệnh liên quan đến xương như loãng xương, còi xương,... Thuốc này được bào chế dưới dạng viên nang cứng, viên nén, viên nhai và dung dịch.

2. Cơ chế tác dụng

Bản thân cholecalciferol không hoạt động. Nó được chuyển hóa thành dạng hoạt động bằng hai quá trình hydroxyl hóa:

  • Tại gan nó được chuyển hóa bởi CYP2R1 hoặc CYP27A1 để tạo thành 25-hydroxycholecalciferol (calcifediol).
  • Tại thận thông qua hoạt động của CYP27B1 để chuyển calcifediol thành 1,25-dihydroxycholecalciferol (calcitriol).

Tất cả các chất chuyển hóa này đều được chuyển đến mô đích (ruột, xương, một phần của thận và tuyến cận giáp) nhờ các protein liên kết đặc hiệu trong huyết tương.

3. Dược động học

Thuốc cholecalciferol chuyển hóa tại gan và thận
Thuốc cholecalciferol chuyển hóa tại gan và thận

Cholecalciferol được hấp thu dễ dàng từ ruột non nếu sự hấp thu chất béo bình thường. Hơn nữa, mật cũng cần thiết cho sự hấp thụ. Đặc biệt các nghiên cứu gần đây đã xác định các khía cạnh về sự hấp thụ vitamin D3:

  • Chất chuyển hóa 25-hydroxycholecalciferol được hấp thụ ở mức độ lớn hơn so với dạng non hydroxy của cholecalciferol.
  • Tuổi tác không ảnh hưởng đến sinh khả dụng của thuốc.

Trong gan, cholecalciferol được hydroxyl hóa thành calcifediol (25-hydroxycholecalciferol) bởi enzym vitamin D-25-hydroxylase. Tại thận, sau đó calcifediol đóng vai trò là chất nền do 1-alpha-hydroxylase, tạo ra calcitriol (1,25-dihydrocholecalciferol), dạng hoạt động của vitamin D3.

Cholecalciferol dùng và các chất chuyển hóa của nó được bài tiết chủ yếu qua mật và phân. 

4. Chỉ định của cholecalciferol

Cholecalciferol được sử dụng như một chất bổ sung trong chế độ ăn khi lượng vitamin D trong chế độ ăn không đủ. 

Những người có nguy cơ thiếu vitamin D cao nhất là người lớn tuổi, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, người có da sẫm màu, người béo phì và người hạn chế tiếp xúc ánh sáng mặt trời hoặc người mắc bệnh đường tiêu hóa.

Do đó, cholecalciferol được sử dụng cùng với canxi để ngăn ngừa và điều trị các bệnh về xương như còi xương, nhuyễn xương, loãng xương, giảm phosphat máu và suy tuyến cận giáp, điều trị hạ canxi máu và loạn dưỡng xương do thận ở người bệnh suy thận mạn tính.

Có thể bạn quan tâm đến thuốc điều trị loãng xương: Cẩm nang kiến thức về thuốc loãng xương - Calcitonin

5. Liều dùng của cholecalciferol

Liều dùng cholecalciferol
Liều dùng cholecalciferol

Liều dùng của cholecalciferol cho người lớn:

  • Thiếu vitamin D3: Uống 400 - 1000 IU, mỗi ngày một lần.
  • Ngăn ngừa chứng té ngã: Uống 800 IU mỗi ngày với canxi.
  • Ngăn ngừa gãy xương (người bệnh trên 65 tuổi): Uống 100.000 IU mỗi 4 tháng.

Liều dùng của cholecalciferol cho trẻ em không đủ vitamin D3:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em: Uống 200 IU/lần/ngày.
  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng: Uống 400 - 800 IU/lần/ngày hoặc uống 150-400 IU/kg/ngày.
  • Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ: Uống 400 IU/lần/ngày.

6. Chống chỉ định

Cholecalciferol không nên sử dụng khi người bệnh đang gặp các tình trạng bệnh sau:

  • Rối loạn nhịp tim
  • Mất cân bằng điện giải
  • Tăng calci huyết
  • Rối loạn chức năng thận
  • Rối loạn chức năng gan mật

7. Tác dụng không mong muốn của thuốc Cholecalciferol

Các tác dụng phụ của cholecalciferol bao gồm nôn, buồn nôn, tăng calci huyết, tăng calci niệu. ngứa, phát ban, mày đay, phù mạch hoặc phù thanh quản, mệt mỏi hoặc suy nhược bất thường.

8. Thận trọng

Thận trọng khi sử dụng thuốc cholecalciferol trong những trường hợp sau:

  • Nồng độ canxi cao trong máu
  • Nồng độ vitamin D cao trong cơ thể.
  • Bệnh tim
  • Bệnh thận

9. Tương tác thuốc

Tương tác thuốc cholecalciferol
Tương tác thuốc cholecalciferol

Hiện nay có tổng cộng 60 loại thuốc được cho là tương tác với cholecalciferol. Các thuốc này có thể làm thay đổi hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng của chúng.

Một số thuốc gây tương tác với cholecalciferol như aspirin, rosuvastatin, furosemide, atorvastatin, pregabalin, esomeprazole, metoprolol, levothyroxine,...

10. Quá liều và Xử trí

Sử dụng quá liều cholecalciferol gây ra tình trạng tăng calci máu. Các triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, yếu cơ, đau đầu, buồn ngủ, khô miệng, táo bón, đau cơ và đau xương. 

Trong một số trường hợp, các dấu hiệu xuất hiện muộn hơn như đa niệu, chán ăn, sụt cân, tiểu đêm, viêm kết mạc, viêm tụy, sợ ánh sáng, chảy nước mũi, viêm màng cứng, tăng thân nhiệt và tăng bạch cầu.

Khi gặp các triệu chứng này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để khám và được hỗ trợ điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về cholecalciferol mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết trên hữu ích đối với bạn và những người xung quanh, đặc biệt người bệnh loãng xương.

Nếu bạn còn băn khoăn về bệnh loãng xương, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được chuyên gia tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (2 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH