Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là gì? Cách thực hiện như thế nào?

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là một trong những xu hướng điều trị của người bệnh. Dưới tác động của lực, các vị trí cột sống bị thoát vị được cải thiện đáng kể. Cùng tìm hiểu phương pháp này trong bài viết dưới đây.

Mục lục [ Ẩn ]
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không?
Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không?

1. Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm có tốt không?

Trong Y học cổ truyền, thoát vị đĩa đệm thuộc phạm vi “chứng tý” với các các tên như yêu thống, yêu cước thống, tọa cốt phong.

Nguyên nhân là do can thận yếu, phong hàn thấp,... làm kinh khí bị bế tắc, sự lưu thông kinh khí bất lường, khí huyết không điều hòa gây đau và hạn chế vận động.

Về điều trị, bệnh được điều trị bằng các phương pháp như sử dụng thuốc hóa dược, châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt,... 

Trong đó, bấm huyệt là một phương pháp có hiệu quả tốt, sử dụng kích thích vật lý trực tiếp tác động đến các cơ quan thụ cảm thể làm tăng cường dưỡng chất tại chỗ, giãn cơ, giảm đau, hạn chế quá trình thoái hóa và phục hồi chức năng vận động.

Theo các bác sĩ chuyên khóa, bấm huyệt chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm chứ không thể trị khỏi được hoàn toàn. Bởi đĩa đệm bị thoát vị sẽ không thể trở về vị trí ăn khớp 100% so với ban đầu, ngay cả khi phẫu thuật thoát vị hoặc thay đĩa đệm thì chức năng của đĩa đệm không còn được như ban đầu.

Tuy nhiên, đây là phương pháp không sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhưng kết quả thường rất tốt, ít tác dụng không mong muốn, tính an toàn cao nên phương pháp này vẫn được đánh giá cao.

2. Tác dụng và đối tượng được chỉ định

Tác dụng của bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Tác dụng của bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Áp dụng kỹ thuật bấm huyệt trong điều trị thoát vị đĩa đệm có tác dụng:

  • Tăng tuần hoàn tại chỗ, làm giãn vùng cơ, tác động trực tiếp lên cột sống, vùng thắt lưng để giảm viêm, giảm sưng đau.
  • Giải phóng sự chèn ép rễ thần kinh, đưa đĩa đệm thoát vị về vị trí bình thường.
  • Kích thích tái tạo tế bào mới ở xương khớp và ổn định quá trình tuần hoàn trong cơ thể.
  • Kết hợp với các phương pháp điều trị khác để phục hồi chức năng vận động và dự phòng tái phát.

Tuy nhiên, phương pháp này không được chỉ định cho tất cả người bệnh thoát vị đĩa đệm mà chỉ những đối tượng sau mới nên áp dụng:

  • Người bệnh bị bệnh lần đầu, mới phát hoặc thời gian phát bệnh đã lâu nhưng còn ở mức độ nhẹ, không quá nghiêm trọng.
  • Người bệnh thoát vị loại 1, 2, 3 theo phân loại của Wood và thoát vị lệch bên.
  • Thể trạng của người bệnh khỏe và chịu được tác động của các lực.
  • Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

3. Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Mặc dù bấm huyệt không có sự can thiệp của các thiết bị hiện đại nhưng lại cần được thực hiện bởi thầy thuốc Đông y hoặc người có chuyên môn về y học cổ truyền.

Điều này vừa giúp mang lại hiệu quả tốt vừa là để giữ an toàn cho người bệnh, tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. 

Dưới đây là cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm mà người bệnh có thể hình dung phương pháp này được thực hiện như thế nào. Tuyệt đối những người không có chuyên môn không nên tự ý bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà.

Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Cách bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Bước 1: Tập trung làm mềm các vùng cơ lưng và mông

Đầu tiên, thầy thuốc sẽ thực hiện động tác day dọc theo hai bên cột sống xuất phát từ đốt sống lưng D7 tới vùng mông, thực hiện 3 lần.

Động tác này được thực hiện như sau: Sử dụng gốc bàn tay, các mô ngón tay út và ngón tay cái ấn một lực vừa phải xuống lưng người bệnh, rồi di chuyển ngay ngón tay theo một đường tròn.

Lưu ý khi thực hiện: Tay của người thực hiện và da của người bệnh cần phải áp sát với nhau để khi thực hiện động tác chuyển động tay thì da cũng di chuyển theo.

Thứ hai, thực hiện động tác lăn hai bên cột sống từ đốt D7 đến vùng mông liên tiếp 3 lần.

Động tác được thực hiện như sau: Dùng phần mu bàn tay, mô ngón út hoặc phần các ngón/khớp của bàn tay và khớp ở giữa bàn tay rồi dùng khớp cổ tay tác động một lực để trượt và lăn trên lưng của người bệnh.

Thứ 3, bóp đều hai bên của cột sống từ đốt sống D7 xuống vùng mông liên tiếp 3 lần. 

Động tác được thực hiện như sau: Dùng hai bàn tay hoặc dùng ngón tay cái và ngón trỏ, cũng có thể dùng ngón tay áp út hoặc ngón tay cái cùng 4 ngón tay còn lại để vừa bóp và vừa kéo cả phần thịt ở lưng của người bệnh lên.

Bước 2: Tác động lên đoạn cột sống thắt lưng bị bệnh

Xoa bóp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm
Xoa bóp bấm huyệt trị thoát vị đĩa đệm

Đầu tiên, lấy ngón tay cái rồi thực hiện động tác ấn, day và xoa theo chiều kim đồng hồ tạ các huyệt Thận du, huyệt Đại trường du, huyệt Giáp tích ở đốt sống L1 - S1. Thực hiện động tác trên trong 2 - 5 phút để giải phóng sự co cứng cơ giúp cơ lưng được mềm và thư giãn.

Tiếp theo, dùng ngón tay cái rồi bấm vào các huyệt chữa thoát vị đĩa đệm như Giáp tích L1 - S1, huyệt Thận du, huyệt Đại trường du, huyệt Cách du và huyệt A thị.

Lưu ý khi bấm đốt sống L1 và đốt sống L2 vuông góc với nhau thì cần bấm thận trọng, dùng lực từ từ cho tới khi người bệnh thấy đau tức nặng thì dừng lại khoảng 1 phút. Trong giai đoạn này không được day bởi nó có thể gây vỡ tổ chức thần kinh và mạch máu dẫn đến bầm tím và đau đớn.

Cuối cùng, dùng ngón cái nắn chỉnh đĩa đệm bị thoát vị vừa ấn, vừa nắn theo nguyên tắc nghịch hướng, đối lực với vùng bị thoát vị. Lưu ý chỉ sử dụng lực nhẹ nhàng sao cho người bệnh vẫn có thể chịu được lực tác động trong khoảng 3 - 5 phút.

4. Cách xác định các huyệt vị

Huyệt thận du và huyệt đại trường du
Huyệt thận du và huyệt đại trường du

Cách xác định đúng các huyệt vị bằng cách như sau:

  • Huyệt Cách du: Huyệt này nằm ngang hàng với huyệt Chí dương, được đo ngang từ đống sống lưng thứ 7 khoảng 1,5 thốn.
  • Huyệt Thận du: Huyệt này được đo ngang đốt sống thắt lưng thứ hai khoảng 1,5 thốn.
  • Huyệt Đại trường du: Huyệt này được xác định bằng cách đo ngang đốt sống thứ 4 khoảng 1,5 thốn.
  • Huyệt Giáp tích: Huyệt này đo ngang mỏn gai của mỗi đốt sống khoảng 0,5 thốn.
  • A thị huyệt: Huyệt này được xác định bằng cách ấn ngón tay cái ở vị trí đau nhức. Điểm đau nhất là A thị huyệt.

5. Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm
Lưu ý khi bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm

Tuy phương pháp bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm được cho là an toàn nhưng khi thực hiện cần chú ý những điều dưới đây:

  • Mọi thao tác nên được thực hiện từ nhẹ tới mạnh, từ nông tới sâu. Với lực bấm huyệt nên dùng lực phù hợp với từng tình trạng người bệnh.
  • Mỗi ngày chỉ nên thực hiện 1 lần, liên tục trong một tháng thì được tính là một liệu trình.
  • Không nên thực hiện bấm huyệt quá lâu để tránh cột sống bị cong, cứng khớp.
  • Người bệnh nên tránh thực hiện bấm huyệt nếu xuất hiện các triệu chứng thần kinh như ngứa ran, đau nhức hoặc gây mất sức mạnh cơ bắp.
  • Kết hợp chế độ ăn uống khoa học, tập thể dục và vận động cơ thể thường xuyên để ổn định cấu trúc đĩa đệm và làm chậm quá trình thoái hóa tự nhiên.

Bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp không chịu tác động của các dụng cụ hỗ trợ giúp giảm đau, thư giãn và hỗ trợ tăng cường chức năng. Tuy nhiên để việc điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên kết hợp các phương pháp điều trị khác như sử dụng thuốc Đông y an toàn, lành tính và ít tác dụng phụ.

Nếu bạn đang gặp tình trạng thoát vị đĩa đệm hoặc có câu hỏi liên quan đến thuốc Đông y, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.

0961 666 383

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH