Căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ là hậu quả của quá trình mất cân bằng giữa tái tạo và phá hủy xương khớp, thường do lão hóa. Tuy nhiên tỷ lệ người trẻ mắc căn bệnh này đang ngày càng gia tăng, thậm chí có những người dưới 30 tuổi. Vậy thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có dễ chữa không?
1. Tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ hiện nay
Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng đĩa đệm cột sống bị khô cứng do mất nước, quá trình này là lão hóa của các khớp xương cổ mà chúng ta không thể tránh khỏi. Vì thế căn bệnh này chủ yếu gặp ở những người cao tuổi khi hệ xương khớp đã suy yếu.
Tuy nhiên, những số liệu thống kê của các bệnh viện lớn gần đây cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ đang có dấu hiệu trẻ hóa. Theo đó có nhiều người dưới 30 tuổi đã có dấu hiệu của thoái hóa đốt sống cổ.
Do đó tình trạng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ đang trở thành xu hướng cần báo động hiện nay.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ, đó có thể là những hành động, thói quen bạn không ngờ đến.
2. Nguyên nhân nào gây bệnh thoái hóa cổ ở người trẻ?
Thoái hóa cột sống cổ là hậu quả của quá trình sụn, đĩa đệm, dây chằng và xương ở cổ bị hao mòn tự nhiên. Quá trình này thường gắn liền với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể nên hầu hết người mắc bệnh căn bệnh này đều là những người cao tuổi.
Tuy nhiên, thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ ngày càng phổ biến hơn do những thói quen, lối sống vô tình làm tổn thương cột sống. Một số nguyên nhân gây thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ tuổi cần phải kể đến đó là:
2.1. Thoái hóa cột sống cổ do tác động từ nghề nghiệp
Thói quen và yêu cầu công việc là một trong số những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ. Trong đó tỷ lệ mắc bệnh khi còn người trẻ chủ yếu là nhân viên văn phòng. Bởi vì hầu hết nhân viên văn phòng thường phải ngồi một chỗ để làm việc với máy tính trong một thời gian dài, tư thế làm việc chủ yếu là cúi gập cổ và ít có thời gian vận động.
Tình trạng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài, không chỉ làm tăng áp lực lên các nhóm cơ, đĩa đệm, cột sống vùng cổ, lưng mà còn gây nên hiện tượng thoái hóa sớm.
Chưa kể, có nhiều người phải thường xuyên làm việc tăng ca, cũng làm tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ.
2.2. Chế độ ăn uống chưa khoa học của người trẻ
Một bộ phận các bạn trẻ thường có tâm lý chủ quan, chưa quý trọng sức khỏe nên chưa chú trọng đến chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.
Chế độ ăn uống thiếu các dinh dưỡng cùng cần thiết và thói quen sinh hoạt chưa điều độ là nguyên nhân dẫn tới quá trình thoái hóa của cột sống cổ. Trong khi đó, người trẻ thường bận rộn với công việc nên ít có cơ hội chuẩn bị các bữa ăn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Thói quen ngồi nhiều, ăn uống thừa hoặc thiếu chất đều là những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, gây áp lực trực tiếp cho xương khớp và cột sống cổ.
2.3. Thói quen lười vận động ở người trẻ
Một bộ phần người trẻ trong xã hội hiện đại quá bận rộn với công việc nên thường chỉ quan tâm và tập trung tới công việc mà rất ít có thời gian dành cho các hoạt động thể chất.
Ngoài ra, những áp lực, căng thẳng, stress hay mệt mỏi trong công việc và cuộc sống càng khiến người trẻ ít quan tâm đến vận động hơn. Thói quen xấu này kéo dài có thể khiến các khớp xương trở nên khô cứng, kém linh hoạt và lâu dần sẽ gây thoái hóa đốt sống.
2.4. Tâm lý chủ quan chưa quan tâm nhiều đến sức khỏe
Vì tâm lý chủ quan cho rằng bản thân còn trẻ, chưa có vấn đề gì về sức khỏe nên một số bạn trẻ xuất hiện tâm lý chủ quan, không dành nhiều thời gian để quan tâm và chăm sóc sức khỏe đúng mức.
Chưa kể tâm lý chủ quan này cũng là nguyên nhân gây hình thành các thói quen xấu như ăn uống thiếu khoa học, uống rượu bia, lười vận động…
Những nguyên nhân kể trên hầu hết là các thói quen xấu hình thành trong thời gian dài, dẫn đến các đốt sống cổ bị thoái hóa từ lúc nào mà không hay. Người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.
3. Dấu hiệu thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ tuổi
Đa phần người trẻ thường không có sự quan tâm đúng mức đến sức khỏe nên các dấu hiệu sớm của bệnh thoái hóa đốt cổ ở người trẻ thường bị bỏ qua. Các dấu hiệu cảnh báo thoái hóa đốt sống ở người trẻ điển hình như:
- Xuất hiện các triệu chứng đau đầu và đau cứng cổ
- Cảm thấy yếu cơ, căng cứng và khó cử động vùng cổ, vai gáy
- Cơn đau lan dần sang đầu, bả vai và lưng
- Khi người bệnh di chuyển, cử động có thể tạo ra âm thanh lách cách, lục khục ở các khớp xương.
- Thoái hóa đốt sống cổ có thể gây đau đầu, chóng mặt, hoa mắt.
Khi bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ chuyển sang giai đoạn nặng sẽ gây chèn ép lên các dây thần kinh tủy sống, có thể dẫn đến các triệu chứng sau:
- Cảm giác ngứa râm ran hoặc tê cánh tay, bàn tay, thậm chí cả chân và bàn chân
- Sự phối hợp giữa các chi thiếu nhịp nhàng
- Các cơ bắp bị co duỗi bất thường
- Thậm chí có thể mất kiểm soát tứ chi
Để kiểm soát các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ, tránh các biến chứng nặng, bạn cần phát hiện bệnh sớm và có biện pháp can thiệp kịp thời.
4. Bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tuổi có dễ điều trị?
Bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ tuổi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ có các đáp ứng tốt hơn so với ở người cao tuổi, khả năng phục hồi cũng cao hơn.
Vì người trẻ tuổi có khả năng phục hồi nhanh, thể chất tốt hơn, hấp thu nhiều dưỡng chất từ ăn uống tốt. Đồng thời sự tăng sinh và thay thế của các tế bào cũng diễn ra mạnh mẽ hơn, khả năng đáp ứng và dung nạp các loại thuốc và phương pháp điều trị cao hơn người cao tuổi.
Tuy nhiên để trả lời câu hỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ có dễ chữa không thì phải phụ thuộc vào bệnh có được điều trị sớm và đúng cách hay không?
5. Người trẻ bị thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không?
Đặc điểm của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là thường diễn ra âm thầm, nếu bệnh phát hiện khi quá muộn có thể gây ra nhiều rủi ro, cũng như biến chứng nguy hiểm như:
- Chuyển thành đau cổ, vai gáy mãn tính
- Các phản xạ ở tay bị hạn chế, thậm chí bị mất
- Mất đi sự mất sự linh hoạt trong các chuyển động bình thường như quay đầu, cúi cổ...
Chính vì thế, khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ bệnh thoái hóa đốt sống, bạn nên đi khám chuyên khoa để được hướng dẫn và tư vấn kịp thời.
6. Làm sao để cải thiện và phòng tránh thoái hóa cột sống cổ ở người trẻ tuổi
Bởi vì nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ là do vận động, sinh hoạt sai tư thế và thói quen lười vận động. Một số biện pháp giúp cải thiện và phòng ngừa thoái hóa cột sống cổ ngay từ khi còn trẻ đó là:
- Duy trì thói quen sinh hoạt đúng tư thế, nhất là vùng vai và lưng, bạn cần ngồi thẳng lưng, hạn chế khom lưng, cúi đầu. Ngoài ra tư thế nằm khi bị thoái hóa đốt sống cổ cũng rất quan trọng.
- Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tuy nhiên khi nghỉ ngơi bạn không nên cúi đầu xem tivi, điện thoại mà nên dành nhiều thời gian ra ngoài, thư giãn, trò chuyện cùng bạn bè để giải tỏa bớt căng thẳng.
- Nên sử dụng tai nghe để nghe và gọi điện thoại, việc này sẽ giúp tay được thảnh thơi, đầu và cổ vẫn giữ thẳng.
- Tránh mang vác các vật nặng và lao động quá sức
Trên đây là toàn bộ thông tin cần thiết về bệnh thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ. Dù không phải người trẻ nào cũng mắc căn bệnh này, nhưng chủ động phòng tránh sẽ giúp bạn tránh được những hậu quả không đáng có do căn bệnh này gây ra.
Nếu bạn đang có các dấu hiệu của bệnh thoái hóa đốt sống cổ hoặc các bệnh xương khớp khác, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 0961.666.383 để được các chuyên gia y tế tư vấn và đưa ra những lời khuyên hữu ích cho tình trạng bệnh của bạn.