Thoái hóa đĩa đệm là một trong những bệnh xương khớp thường gặp, do đó, phải phát hiện kịp thời, tránh các biến chứng của bệnh gây ra. Cùng tìm hiểu những vấn đề của thoái hóa đĩa đệm để có thể hiểu hơn về bệnh lý này nhé.
1. Thoái hóa đĩa đệm là gì?
Thoái hóa đĩa đệm là không phải là bệnh mà nó là tình trạng đĩa đệm bị hao mòn, suy giảm chức năng do quá trình lão hóa của cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra dọc theo cột sống cổ, ngực hoặc thắt lưng.
2. Tình hình thoái hóa đĩa đệm ở nước ta hiện nay
Số liệu từ Bộ y tế cho thấy, có khoảng 30% dân số nước ta mắc phải thoái hóa đĩa đệm và đang có xu hướng trẻ hóa, trong đó ảnh hưởng chủ yếu đến người từ 30 – 55 tuổi.
3. Nguyên nhân gây thoái hóa đĩa đệm
Những nguyên nhân thoái hóa đĩa đệm có thể kể đến như:
Tuổi tác: Đây là yếu tố rủi ro lớn nhất. Tuổi cao làm đĩa đệm dễ lão hóa nhanh hơn và giảm khả năng vận động của cơ thể.
Do đĩa đệm khô: Các đĩa đệm thường chiếm đến 90% chất lỏng. Tuy nhiên, tuổi cao làm hàm lượng chất lỏng giảm, làm cho đãi mỏng hớn. Khoảng cách giữa các đốt sống trở nên nhỏ hơn làm hạn chế hiệu quả của đĩa đệm.
Do các thương tổn đến đĩa đệm: Sinh hoạt sai tư thế hay các va chạm trong đời sống sinh hoạt có thể gây ra tình trạng tổn thương đến đĩa đệm. Lâu ngày, đĩa đệm trở nên đau nhức, yếu và tê liệt.
Do thói quen sinh hoạt, lao động: Các thói quen như duy trì các tư thế ngồi, đứng sai lệch trong thời gian dài, mang vác nặng,… đều làm tăng áp lực lên cột sống khiến đĩa đệm bị đè nén, xơ hóa và giảm dần độ đàn hồi.
Thoái hóa đĩa đệm xảy ra ở bệnh nhân viêm khớp và loãng xương.
Do chế độ dinh dưỡng, chế độ nghỉ ngơi không hợp lý: Cơ thể cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cơ xương khớp phát triển tốt hơn.
Ngoài ra, cũng có một số rủi ro dẫn đến tình trạng bệnh như hút thuốc lá, béo phì hoặc một chấn thương đột ngột như bị ngã,..
4. Triệu chứng điển hình của thoái hóa đĩa đệm
2 triệu chứng điển hình của thoái hóa đĩa đệm, đó là, đau nhức vùng quanh khớp và cứng khớp và mỗi buổi sáng.
Đau
Nếu tổn thương ở lưng dưới, hoặc cột sống thắt lưng, sự khó chịu có thể tỏa ra ở mông và đùi trên. Cũng có thể có cảm giác ngứa ran, tê hoặc cả hai, ở chân hoặc bàn chân.
Nếu tổn thương ở vùng cổ, hoặc cột sống cổ tử cung, cơn đau có thể lan sang vai, cánh tay và bàn tay.
Cơn đau có thể tồi tệ hơn khi ngồi, uốn, nâng hoặc vặn. Đi bộ, nằm xuống và thay đổi vị trí có thể giúp giảm bớt nó.
Cứng khớp vào buổi sáng
Triệu chứng này khiến bệnh nhân phải làm mềm khớp trong khoảng 20- 30 phút và có thể kéo dài 1 tiếng mới có thể hoạt động bình thường được.
5. Biến chứng nguy hiểm của thoái hóa đĩa đệm
Có thể nói, đây là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như:
Khó khăn trong sinh hoạt và lao động ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Đau rễ thần kinh do bị chèn ép cơ học gây ra các cơn đau khi đi lại, đứng hoặc ngồi quá lâu, đau dữ dội khi ho, hắt hơi…
Rối loạn cảm giác ở những vùng khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị thương tổn.
Hội chứng đau khập khễnh xuất hiện khi người bệnh đi được một đoạn phải nghỉ ngơi vì đau đớn.
Rối loạn cơ tròn khiến bệnh nhân không tự chủ đại tiểu tiện do các dây thần kinh vùng thắt lưng bị chèn ép.
Teo cơ và các chi làm người bệnh mất khả năng lao động thậm chí bại liệt. Đây được xem là biến chứng nặng nhất của bệnh khi các nhân nhầy hoặc các đốt sống chèn ép làm chết dây thần kinh.
Đau mỏi vai gáy: Các bệnh lý này khiến cấu trúc cột sống mất ổn định gây chèn ép rễ thần kinh, cơ bắp và mô mềm bao xung quanh. Cổ – vai – gáy bị chèn ép chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra hội chứng đau vai gáy.
6. Chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm
Các triệu chứng của thoái hóa đĩa đệm thường không biểu hiện rõ các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Do đó, để chẩn đoán chính xác bệnh lý cần thực hiện các kĩ thuật sau:
Thăm hỏi của bác sĩ về các triệu chứng, các vị trí đau khu trú,
Chụp X quang
Chụp MRI: Đây là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và chính xác nhất trong các phương pháp chẩn đoán thoái hóa đĩa đệm giúp xác định vị trí, hình thái đĩa đệm,...
Chụp cắt lớp vi tính kết hợp chụp rễ bao rễ cản quang.
7. Phương pháp điều trị thoái hóa đĩa đệm
Mục đích của việc điều trị thoái hóa đĩa đệm là cải thiện cơn đau. phục hồi chức năng vận động, bảo tồn đĩa đệm bị thoái hóa và ngăn cản biến chứng.
Dựa trên các triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh, có thể điều trị theo các cách sau:
Thuốc
Các loại thuốc giảm đau như paracetamol và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được sử dụng để cải thiện tình trạng đau.
Thuốc giãn cơ có hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ mắc bệnh như Orphenadrine (Norflex), Cyclobenzaprine (Flexeril)
Vật lý trị liệu
Biện pháp này giúp cho các chuyển động tại lưng và cổ hoạt động mạnh mẽ và linh hoạt. Một số biện pháp vật lý trị liệu để điều trị thoái hóa đĩa đệm như:
Sử dụng đai lưng, nẹp cổ: Biện pháp này giúp cố định cấu trúc xương của cổ và thắt lưng giúp giảm áp lực lên các đãi đệm
Bài tập trị liệu: các bài tập này giúp cải thiện độ đàn hồi của đãi đẹm và làm chậm quá trình lão hóa.
Massage trị liệu: như bấm huyệt, xoa bóp, tác động từ nhiệt, laser,... nhằm kích thích tuần hoàn máu
Châm cứu
Tiêm steroid ngoài màng cứng
Trong những trường hợp bệnh phát triển nặng, phương pháp này có tác dụng giảm đau mạnh, giảm sưng và viêm.
Phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng khi các phương pháp khác không đem lại hiệu quả điều trị. Mục đích của phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ phần đĩa đệm bị tổn thương và thay thế bằng một đĩa đệm nhân tạo.
Mặc dù phương pháp này có thể đem lại hiệu quả cải thiện rõ rệt so với các phương pháp khác. Tuy nhiên phương pháp này gây ra nhiều rủi ro cho người bệnh như nhiễm khuẩn, nhiễm trùng xương, ổ khớp.
Điều trị thoái hóa đĩa đệm bằng Đông y
Hiện nay, mọi người đang có xu hướng điều trị bệnh bằng các thảo dược từ thiên nhiên, do đó, ngày càng nhiều người lựa chọn thuốc Đông y để điều trị thoái hóa đĩa đệm.
Thuốc đông y với những ưu điểm như an toàn, lành tính, không tác dụng phụ tiêu diệt tận gốc bệnh và hạn chế sự tái phát trở lại.
8. Một số lưu ý trong điều trị
Trong quá trình điều trị bệnh cũng cần phải kết với chế độ sinh hoạt phù hợp để bệnh tiến triển theo hướng tốt nhất như:
Hạn chế các hoạt động mạnh, lao động quá sức
Tập thể dụng nhẹ nhàng như yoga,... và nghỉ ngơi điều độ
Khi triệu chứng bệnh trở nên nặng hơn cần phải đi khám ngay
Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu xuất hiện tình trạng béo phì
Cung cấp nhiều hoa quả tươi, men vi sinh, rau xanh, các thực phẩm giàu canxi,...
Không sử dụng các chất kích thích
Hầu hết các bệnh xương khớp đều có các biểu hiện tương tự nhau, do đó, cần phải phát hiện bệnh lý chính xác để có thể điều trị kịp thời, tránh các biến chứng. Vì vậy, hãy trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết ngay từ bây giờ.