Sưng chân và những cảnh báo nguy hiểm từ triệu chứng này

Lương y Nguyễn Công Sáu
 Nguyễn Công Sáu

Bạn thường xuyên bị sưng chân nhưng không biết rõ nguyên nhân. Bạn muốn tìm hiểu rõ về triệu chứng ngón chân bị sưng và ngứa. Tình trạng này có nguy hiểm không? Có cách nào điều trị khỏi được không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho bạn tất cả mọi thắc mắc một cách hài lòng nhất. 

Mục lục [ Ẩn ]
Sưng chân là triệu chứng gì?
Sưng chân là triệu chứng gì?

1. Sưng chân là triệu chứng gì?

Chân bị sưng là bệnh gì? Sưng chân nói chung là hiện tượng chân bị sưng tăng kích thước, vị trí thường xuất hiện ở mu bàn chân, mắt cá chân hoặc cẳng chân. Đây có thể là sinh lý bình thường cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của nhiều căn bệnh nguy hiểm. 

Một số triệu chứng điển hình của sưng chân dễ dàng nhận biết là:

  • Đối với người sưng chân do phù: Một bên chân sưng phù, nhất là khi đứng nhiều. Nổi các sợi gân xanh.
  • Chân nóng sưng to kèm theo đỏ và rất đau, các tĩnh mạch nổi rõ và cứng chính là do bệnh viêm tắc tĩnh mạch. Toàn bộ hệ thống tĩnh mạch tại chân sẽ bị giãn lớn, gây những vết loét lâu lành, nhiễm trùng và chảy máu chân.

Vị trí thường gặp: 

Có lẽ vị trí hay bị chân sưng to này chỉ đúng một phần vì có thể bệnh gout (gút) ở lưng, ngực,… cũng phải thừa nhận rằng các cơn đau ở vùng cuối cơ thể như đầu bàn tay, bàn chân, ngón chân út bị sưng, ngón chân cái bị sưng đau cản trở rất lớn đến việc sinh hoạt và di chuyển so với các vị trí khác.

Sưng ngón chân cái
Sưng ngón chân cái

Các trường hợp bị chấn thương thì tùy vào cơ chế, nguyên nhân, cơ chế gây chấn thương mà vị trí đau xuất hiện tại chân như: ngón chân bị sưng đau, sưng lòng bàn chân, sưng cơ bắp chân.

Trong trường hợp các bệnh như gan, thận, tim, viêm tắc tĩnh mạch, phù chân khi mang thai thì chủ yếu xuất hiện tại cẳng chân, bàn chân. 

2. Nguyên nhân khiến bàn chân bị sưng

Bàn chân, mắt cá chân, bị sưng chân không rõ nguyên nhân là triệu chứng gặp ở nhiều người. Tình trạng này thường do đi bộ nhiều, giày chật hoặc mang thai và các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, chân bị sưng có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

2.1. Chấn thương 

Chấn thương phần mềm tại chân có thể gây ra những tổn thương các thành phần sau đây:

  • Tổn thương cơ chân, sưng gan bàn chân.
  • Tổn thương dây chằng ở cổ chân, bàn chân, đầu gối (phần tạo kết nối xương với xương).
  • Tổn thương gân bàn chân, gân cổ chân, sưng đau ở mu bàn chân (phần tạo kết nối giữa cơ và xương).
  • Tổn thương các thành phần khác như da, mỡ, bao khớp, sưng khớp ngón chân cái và các tổ chức liên kết khác của chân.

Khi phần mềm ở chân bị tổn thương, các mạch máu nuôi tổ chức đồng thời cũng bị tổn thương, gây chảy máu, dẫn đến tình trạng đau, sưng chân hoặc phù nề, làm giảm hoặc mất chức năng vận động của chi. 

Sưng gan bàn chân
Sưng gan bàn chân

Máu chảy tại vị trí chân bị tổn thương càng nhiều, tổ chức càng sưng nề, đau càng tăng. Do đó, trong xử lý bị té sưng chân mục đích quan trọng là làm giảm chảy máu tại vị trí tổn thương và nhanh chóng hồi phục. 

2.2. Tĩnh mạch bị tắc nghẽn

Khi hệ thống tĩnh mạch của bạn hoạt động bình thường, các van trong tĩnh mạch sẽ không để máu lưu thông xuống dễ dàng từ tim đến chân và ngược lại. 

Khi tuổi càng cao các van tĩnh mạch hoạt động kém hiệu quả hơn và chúng có thể giữ lại máu trong chân. Vì vậy, nhẹ thì không có biểu hiện gì nhưng nặng thì chắc chắn bạn sẽ bị sưng chân. 

2.3. Phù chân khi mang thai

Vào những tuần cuối của thai kỳ có thể có hiện tượng sưng chân hoặc phù chân do chèn ép vào tĩnh mạch chủ dưới gây tăng áp lực thủy tĩnh kéo nước ra khỏi lòng mạch gây ra hiện tượng này. 

Bàn chân bị sưng nhưng không đau
Bàn chân bị sưng nhưng không đau

Đây là một triệu chứng xảy ra khá nhiều trong quá trình mang thai. Hiện tượng sưng có thể tăng lên vào buổi chiều tối hoặc vào những ngày hè. Sau khi sinh xong, hiện triệu chứng này sẽ tự động biến mất. Đặc biệt sưng bàn chân này sẽ không gây đau. 

2.4. Phù chân do suy tim phải

Sưng chân hay phù chân trong suy tim do tăng áp lực thủy tĩnh tại mao mạch và gia tăng vận chuyển dịch từ lòng mạch vào mô kẽ. Ngoài ra còn dẫn đến tăng tính thấm thành mạch cũng gây phù.

Khi bị suy tim phải, máu sẽ ứ trệ lưu thông tuần hoàn ngoại vi gây nên sưng, phù chân. Phù lúc đầu ở 2 chi dưới sau có thể phù toàn thân, phù chân tăng lên khi đứng lâu, tăng về chiều, giảm phù khi nghỉ ngơi, còn kèm theo biểu hiện đi tiểu ít.

2.5. Viêm tắc tĩnh mạch

Khi cơ thể hình thành cục máu đông do nhiều nguyên nhân khác nhau, khu vực phía sau vùng bị tắc nghẽn sẽ gia tăng áp lực nghiêm trọng, dồn máu ra khỏi tĩnh mạch vào các mô làm sưng, phù chân cũng như đe dọa tới tính mạng.

2.6. Bệnh gan

Gan tạo ra một loại protein là albumin. Chất này giúp giữ nước và dung dịch lỏng trong máu và không để rò rỉ vào mô. Một số bệnh về gan có thể làm giảm lượng albumin trong máu và gây giảm áp lực keo làm chất lỏng từ trong máu vào các mô của cơ thể. 

Sưng chân ở người bệnh gan có thể không chỉ xảy ra ở bàn chân và mắt cá chân mà còn ở các bộ phận khác của cơ thể. 

2.7. Bệnh thận

Phù thận thiếu albumin do bài tiết ra ngoài theo đường nước tiểu nhiều protein dẫn đến giảm áp lực keo gây ra phù toàn thân trong đó gặp cở phù chân là chủ yếu. 

2.8. Sưng chân do tắc nghẽn đường bạch huyết 

Dịch ngoại bào hình thành từ máu qua quá trình lọc tại thành mao mạch. 10% số dịch quay lại sẽ được đổ vào một hệ thống dẫn riêng biệt gọi là các mạch bạch huyết. 

Sưng chân hay phù do tắc mạch bạch huyết thường do đường dẫn lưu bạch huyết không hấp thu vào mạch máu bị tắc nghẽn thường do nhiễm ký sinh trùng ở chi dưới làm chân bệnh nhân phù to như chân voi.

2.9. Nguyên nhân do thuốc 

Sưng ở bàn chân và mắt cá chân có thể là tác dụng phụ của một số loại thuốc bạn thường xuyên dùng. Những loại thuốc như: NSAID, thuốc tránh thai, steroid đường uống và một số loại khác. Nếu chân bị sưng, hãy tìm hiểu xem có phải do thuốc mà bạn đang dùng hay không.  

2.10. Nhiễm trùng 

Nhiễm trùng gây sưng khớp chân, cổ chân, mắt cá chân là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng mắt cá chân. Khi đó, bạn không chỉ bị sưng chân và nhức mà còn kèm theo các triệu chứng như sốt cao, hơi thở hôi, nề đỏ tại vị trí tổn thương. 

2.11. Bệnh gout

Gút là tình trạng ngón chân bị sưng, cổ, mắt cá chân sưng do lắng đọng tinh thể muối urat khiến nồng độ axit uric trong máu tăng cao, đặc biệt là sau khi bệnh nhân dùng quá nhiều các thực phẩm nhiều đạm giàu purin. 

Sưng chân do bệnh gout
Sưng chân do bệnh gout

Để phát hiện bệnh gút một cách dễ dàng là ngón chân cái bị sưng nhức. Thậm chí còn sưng tại cổ chân, ngón chân cái bị sưng có mủ, sưng ngón chân út và các ngón chân khác. 

2.12. Các nguyên nhân khác

Sưng chân do uống rượu bia, do chấn thương, bị thương tại chân như gãy xương hay bong gân thì sẽ có tình trạng sưng, viêm, bị sưng dưới lòng bàn chân hoặc tại vị trí tổn thương khác.

3. Cách trị sưng chân 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị chứng sưng chân hiệu quả nhất và được áp dụng tại tất cả các bệnh viện trên cả nước:

Đối với người đang mắc bệnh mạn tính như suy thận mạn

Để điều trị các biến chứng của suy thận mạn gây ngón chân bị sưng và nhức nên dùng các thuốc theo nhóm tùy vào triệu chứng, mức độ và giai đoạn của suy thận. 

Để giảm các yếu tố ảnh hưởng biến chứng nên dùng các thuốc tăng huyết áp, loại bỏ các nguyên nhân, yếu tố gây hại như điều trị tốt đái tháo đường, giảm cân ở người béo phì, điều trị giảm acid uric máu (dùng colchicine giảm sưng đau ngón chân cái).

Đối với bệnh tim

Theo các nghiên cứu, lợi tiểu là thuốc giúp giảm triệu chứng phù hay sưng chân và là lựa chọn hàng đầu trong điều trị bệnh suy tim. Cơ chế là tăng khả năng bài tiết nước tiểu, loại bỏ bớt lượng dịch và muối dư thừa trong cơ thể. 

Cách làm giảm sưng chân bằng thuốc
Cách làm giảm sưng chân bằng thuốc

Thuốc lợi tiểu hay dùng là: lợi tiểu quai ( furosemid, indapamid,...) lợi tiểu Thiazid và lợi tiểu kháng aldosteron như Spironolacton. Chỉ định của mỗi loại là khác nhau, tùy từng biểu hiện sẽ sử dụng loại phù hợp hoặc kết hợp khi cần thiết.

Đối với cách trị sưng chân do chấn thương gây đau, gout, viêm khớp dạng thấp

Sử dụng thuốc là cách giúp giảm nhanh tình trạng đau đớn, bị sưng ngón chân cái, các ngón chân bị sưng đỏ, chân bị sưng và ngứa khó chịu ở bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn không được tự ý mua thuốc điều trị. 

Một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định sử dụng như:

  • Thuốc giảm đau và chống viêm (Corticosteroid, NSAID, Colchicine,…). Đây là thuốc được sử dụng kiểm soát các triệu chứng bàn chân bị sưng và ngứa do bệnh gút tấn công người bệnh, chân sưng đau nhức do viêm khớp dạng thấp hoặc chấn thương.
  • Thuốc dự phòng gout (Naproxen natri, Diclofenac, Indomethacin, Colcrys). Những loại thuốc này được sử dụng để chữa bệnh gút, giảm mủ, giảm việc ngón chân cái bị sưng và acid uric tích tụ.
  • Thuốc giảm đặc hiệu acid uric (Pegloticase, Probenecid, Febuxostat, Allopurinol). Loại thuốc này giúp giảm kích thước hạt tophi tại chân làm giảm chân bị sưng, ngón chân bị sưng ngứa đồng thời giảm lượng acid uric tích tụ trong cơ thể.

Đối với những trường hợp phù chân khi mang thai

Nếu chân bị sưng nhưng không đau hay phù nề khi có thai do thiếu kali thì hãy nhanh chóng bổ sung kali vào thực đơn hàng ngày. Các món ăn giàu kali mẹ bầu có thể ăn như: hoa quả, rau xanh, thịt gà, sản phẩm từ đậu nành, các loại hạt.

Làm gì khi chân bị sưng? Điều trị phục hồi chức năng tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân sau phẫu thuật bắt đinh nội tủy ở chân hoặc sưng đau khớp cổ chân là vô cùng quan trọng và cần thiết. 

Vì sau chấn thương vật lý trị liệu là phương pháp hữu hiệu nhất để giảm sưng nề tại chân. Những lợi ích khi làm vật lý trị liệu: 

  • Tiến hành sớm 
  • Giảm đau, giảm sưng, phù nề, đỡ sưng đau mu bàn chân
  • Chống huyết khối tĩnh mạch
  • Khôi phục nhanh chóng 

Bệnh nhân khi bị chấn thương chân về nhà cần được tập vật lý trị liệu sớm tránh trường hợp bệnh nhân để lâu không phục hồi dẫn đến cứng cơ chân, lâu liền vết thương, teo cơ cẳng chân, đi lại khó không lấy lại được dáng đi như lúc ban đầu.

3.3. Cách làm giảm sưng chân tại nhà

Đối với người bệnh tim, thận

Sưng chân do bệnh tim, thận gây ra nó càng gây áp lực hơn cho tim, khiến tim phải hoạt động nhiều hơn và bệnh càng nặng hơn. Vì vậy, điều trị phù trong trường hợp này là một phần rất quan trọng và cần thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Có nhiều thắc mắc rằng bị sưng chân nên làm gì? Với cách ăn nhạt này sẽ rất hiệu quả với bệnh sưng chân do phù. 

Giảm sưng chân bằng cách hạn chế ăn muối
Giảm sưng chân bằng cách hạn chế ăn muối

Muối (bản chất là Natri) khi cơ thể càng nhiều thì càng giữ nước và phù càng rõ hơn. Vì thế, một trong những yêu cầu tiên quyết trong chế độ ăn của người bệnh suy tim, thận là hạn chế tối đa lượng muối đưa vào cơ thể.

Ngoài ra, bạn cần tăng cường vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để lưu thông tuần hoàn khắp cơ thể, giảm chân bị sưng cứng. Tuy nhiên chỉ nên tập vừa sức như đi bộ, đạp xe, yoga... Tránh tập quá sức cũng là yếu tố khởi phát làm nặng thêm tình trạng của bệnh. 

Thực hiện các mẹo giảm đau tại nhà

  • Hạn chế áp lực lên vùng chân bị đau: Người bệnh không nên đi lại, chạy nhảy nhiều đây là cách chữa sưng chân và giảm đau hiệu quả. Đặc biệt, không được dồn trọng lượng cơ thể vào vùng chân bị đau nhức khiến tình trạng đau nhiều hơn.
  • Kê chân cao khi nằm: Người bệnh gút nên gác phần ngón chân bị sưng mủ lên gối khoảng 20 đến 30 phút. Đây là cách chữa sưng chân giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và hạn chế những cơn đau tại chân hiệu quả.
  • Cố định vị trí đau bằng dụng cụ y tế: Nếu bạn bị đau nhức ở mắt cá chân, sưng khớp ngón chân, cổ chân bị sưng hoặc sưng khớp cổ chân thì nên dùng gạc y tế cố định vị trí đau giúp giảm sưng khớp bàn chân, phục hồi rất tốt và hiệu quả.

Thay đổi lối sống phù hợp

  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: bạn cần giữ ổn định cân nặng, tránh thừa cân, béo phì. Tăng cân nhanh sẽ khiến trọng lượng cơ thể dồn ở chân, tạo điều kiện thuận lợi để ngón chân sưng, bàn chân bị sưng nặng hơn. 
  • Không được mang vác các vật nặng gây ảnh hưởng đến khớp ngón chân cái bị sưng và quá trình điều trị bệnh gút. Nên giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, vui vẻ, tránh lo lắng quá mức, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị. 

4. Phòng ngừa tình trạng sưng chân 

Việc phòng ngừa các triệu chứng của sưng chân hiệu quả nhất, chúng ta nên vận dụng một số lưu ý về lối sống khỏe mạnh và chế độ sinh hoạt hợp lý sau: 

4.1. Áp dụng chế độ ăn hợp lý, cân bằng 

Việc này cực kỳ quan trọng đối với thai phụ, nó không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi mà nó còn giúp giảm nguy bàn chân bị sưng đau, phù chân. Mẹ mang thai nên ăn các loại thực phẩm giàu protein: đậu,thịt; ăn nhiều rau xanh.

4.2. Giữ cho cơ thể luôn đủ lượng nước tối thiểu

Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Uống nhiều nước khi mang bầu giúp các hệ tiêu hóa, tiết niệu hoạt động tốt; đồng thời, phòng tránh được quá trình tích trữ chất lỏng, gây phù chân. Theo các chuyên gia, mỗi ngày trung bình cần uống tối thiểu từ 6- 8 cốc nước.

4.3. Không đứng quá lâu

Việc đứng một chỗ trong thời gian dài sẽ khiến các chất lỏng dồn xuống dưới, điều này đồng nghĩa với việc đôi chân của thai phụ sẽ càng bị nặng hơn.

4.4. Mát xa chân thường xuyên

Khi thực hiện các động tác mát-xa cho chân bị sưng đau như xoay bàn chân rất hữu dụng, bằng cách xoay tròn cổ chân theo một vòng tròn lớn, sau đó gập bàn chân lại, tiếp theo là xoay từng ngón chân theo chiều kim đồng hồ và đổi lại. 

4.5. Tập thể dục vừa sức

Khi vận động các cơ ở bàn chân, cẳng chân có thể giúp loại bỏ bớt chất lỏng dư thừa. Do đó, người bệnh suy tim nên cố gắng tập thể dục vừa sức, thường xuyên để ngăn ngừa chân bị sưng và đau. 

Tập thể dục vừa sức
Tập thể dục vừa sức

4.6. Dùng tất y khoa

Đây là một loại tất nén, tạo áp lực nhẹ lên bàn chân, cẳng chân. Sử dụng tất y khoa có thể giúp cải thiện lưu thông máu, ngăn tình trạng tích tụ chất lỏng gây sưng phù tại chân trong trường hợp bị bệnh lý tại tĩnh mạch. 

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhận biết được khi bị bệnh sưng chân. Đây là bệnh lý gây ra hàng loạt ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt nên bệnh nhân cần phải thận trọng. Vì vậy, ngay lúc này bạn đang gặp các vấn đề tại chân, hãy liên hệ hotline 0961 666 383 để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn ngay nhé.

Xếp hạng: 5 (1 bình chọn)

KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI BỆNH CƠ - XƯƠNG - KHỚP - DÂY THẦN KINH