Siêu âm trị liệu là một trong những phương pháp vật lý trị liệu được nhiều người bệnh áp dụng. Vậy phương pháp này là gì và ai nên hoặc không nên thực hiện. Cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Siêu âm trị liệu là gì?
Siêu âm trị liệu (Phonophoresis) là một liệu pháp được ứng dụng trong vật lý trị liệu, có tác dụng làm lành vết thương và dẫn truyền thuốc qua da.
Trong siêu âm, người ta thường sử dụng tần số sóng trong khoảng 1 - 3 MHz (tai người không nghe thấy được) nhằm tăng tối đa hấp thu năng lượng của các mô mềm.
Để tạo ra các sóng siêu âm, người ta sẽ sử dụng một dòng điện xoay chiều cao tần tác động lên tinh thể trong đầu phát của máy siêu âm.
Dưới tác động của dòng máy xoay chiều, các tinh thể giãn nở tương ứng. Khi các tinh thể này nở ra, nó sẽ ép các vật chất lại và khi co lại sẽ làm loãng vật chất. Sự biến đổi này hình thành nên sóng siêu âm.
Tuy nhiên, sóng siêu âm muốn tác động đến cơ thể cần được thực hiện qua một chất trung gian, gọi là chất dẫn để dẫn truyền siêu âm như gel, mỡ thuốc, vaseline,... trong đó, gel được sử dụng phổ biến nhất.
2. Cơ chế tác dụng của siêu âm trị liệu
Sóng siêu âm lan truyền theo dạng các bó sóng dao động theo chiều dọc và đi thẳng nên tác dụng trực tiếp của nó chỉ xuất hiện tại các vùng có các bó sóng dày đặc phía dưới của đầu sóng siêu âm.
Siêu âm trị liệu có tác dụng điều trị thông qua 2 cơ chế chính như sau:
2.1. Tác dụng cơ học
Sự dao động của sóng siêu âm tạo ra những thay đổi áp lực lên các tế bào và mô đích gây ra hiện tượng “xoa bóp vi thể”. Tần số lớn 3Mhz sẽ gây ra sự thay đổi áp lực nhanh hơn so với tần số nhỏ 1MHz.
Dưới tác động của sóng này, các ion nội bào và ngoại bào được vận động liên tục gây ra các thay đổi về tính thấm và hoạt tính của màng tế bào như tăng tính thấm của màng, gia tăng sự hấp thu, kích thích sự trao đổi chất và làm mềm chất kết dính.
Bên cạnh đó, sự gia động với tần số cao còn tạo nên tác dụng nhiệt nhưng nó chỉ là hiệu ứng phụ không liên quan nhiều đến tác dụng điều trị.
Tác dụng của sóng siêu âm còn phụ thuộc vào khoảng cách và tần số sử dụng:
- Tần số 1MHz tác dụng trong khoảng 5 - 8cm tại vùng nhiều mô mềm, mô cơ như vùng lưng, vùng mông, vùng đùi,...
- Tần số 3MHz tác dụng trong khoảng 2 - 3cm tại vùng ít mô mềm như vùng cổ tay, bàn tay,...
2.2. Tác dụng sinh học
Sóng âm trị liệu có tác dụng:
- Tăng cường tuần hoàn: Tăng nhiệt độ ở tổ chức làm giãn mạch nên tăng cường tuần hoàn, giảm trương lực cơ.
- Tăng tính thấm của màng: Do hiệu ứng rung cơ học làm các chất thấm qua màng dễ hơn có thể làm thay đổi các ion làm giảm acid nên áp dụng điều trị bệnh khớp có tăng acid.
- Giảm đau: Hiệu quả giảm đau một phần do nhiệt, phần do các cơ chế khác như tác dụng trực tiếp lên dây thần kinh do giảm độ căng của cơ, tăng tuần hoàn.
- Làm mềm sơ, sẹo, gân cơ, bao khớp do làm mềm và tách rời các sợi collagen và các chất kết dính.
3. Các kỹ thuật điều trị siêu âm
Siêu âm trị liệu để điều trị các bệnh lý thường sử dụng 3 kỹ thuật chính như sau:
3.1. Siêu âm trực tiếp qua da
Siêu âm tiếp xúc trực tiếp qua da bằng cách đặt đầu phát siêu âm tiếp xúc trực tiếp với da. Giữa đầu phát siêu âm và da nơi máy siêu âm tiếp xúc có một lớp gel làm chất trung gian dẫn truyền để tiêu triệt lớp không khí giữa vùng đầu phát và da.
Kỹ thuật này tương đối đơn giản, dễ làm, thường được dùng ở những vùng bề mặt da tương đối phẳng, dễ tiếp xúc.
3.2. Siêu âm qua nước
Nước là một môi trường dẫn truyền âm rất tốt, do đó người ta thường dùng nước trong siêu âm trị liệu.
Kỹ thuật này sử dụng thùng, chậu hoặc bể nước sạch có nhiệt độ nước thích hợp, bộ phận điều trị và đầu phát siêu âm đặt trong bể nước. Đầu phát siêu âm để vuông góc với mặt da vùng điều trị, cách mặt da khoảng 1 - 5cm.
Kỹ thuật này có lợi thế là tận dụng được năng lượng siêu âm nhưng kỹ thuật thực hiện phúc tạp hơn so với tiếp xúc trực tiếp. Các bộ phần khó có thể sử dụng kỹ thuật này như ngón tay, ngón chân, khớp cổ tay, cổ chân.
3.3. Siêu âm dẫn thuốc
Dưới tác dụng của siêu âm tạo nên các vùng áp suất thay đổi tuần hoàn trong cơ thể nên làm tăng tính thấm và tính khuếch tán của các chất qua các màng sinh học.
Do đó, đối với kỹ thuật này người ta thường pha các thuốc vào mỡ hoặc dầu làm môi trường trung gian giữa đầu phát và da. Dưới tác dụng của sóng siêu âm, thuốc được đưa vào da tại vùng điều trị.
Các thuốc thường được dùng như thuốc mỡ hydrocortison, mỡ kháng sinh, mỡ profenid, salicylat,...
4. Chỉ định và chống chỉ định
Siêu âm trị liệu dùng để điều trị các trường hợp:
- Tổn phần mềm và xương sau chấn thương
- Bệnh lý về thần kinh ngoại vi
- Bệnh lý về tuần hoàn ngoại vi
- Các bệnh cơ xương khớp: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, viêm bao hoạt dịch, viêm cơ
- Bệnh lý cơ quan nội tạng
- Làm mềm sẹo
- Viêm gân: gân quanh khớp vai, gân nhị đầu, gân cơ chóp xoay, hội chứng ống cổ tay, gân duỗi ngón cái, ngón tay lò xo, gân xương bánh chè, viêm cân gan bàn chân và gân gót.
- Viêm tắc tuyến sữa, phòng sẹo dính
Chống chỉ định khi thực hiện siêu âm trị liệu, bao gồm:
- Các vùng không được điều trị bằng siêu âm: não, tủy sống, cơ quan sinh dục, tim, tử cung đang mang thai.
- Vùng có gắn với các vật kim loại hoặc vật rắn như đinh, nẹp vít,...
- Người bệnh mắc khối u, kể cả u ác tính và u lành tính
- Người bệnh giãn tĩnh mạch, viêm tắc động mạch và viêm tắc tĩnh mạch
- Người bệnh đang có chấn thương tụ máu, chảy máu dạ dày, các vết thương mới,...
- Cơ thể có các ổ viêm nhiễm khuẩn vì siêu âm trị liệu có thể làm vi khuẩn lan rộng
- Vùng mới mổ cắt cung sau đốt sống, cẩn trọng trong điều trị các bệnh liên quan đến gãy xương, đầu sụn tăng trưởng.
- Vùng da mất cảm giác
5. Quy trình kỹ thuật điều trị siêu âm
Điều trị siêu âm trị liệu được thực hiện theo quy trình chuẩn hóa như sau:
- Bước 1: Bôi một lượng gel dẫn vừa đủ lên vùng điều trị, lựa chọn đầu âm điện tích và thông số phù hợp.
- Bước 2: Đặt đầu âm lên vùng điều trị, bật máy và di chuyển đầu âm trong vùng điều trị trong thời gian điều trị.
- Bước 3: Tháo bỏ dẫn chất ra khỏi đầu âm và vùng da điều trị sau khi kết thúc quá trình và tiến hành đánh giá các thay đổi.
Liều lượng điều trị
Cường độ điều trị:
- Cường độ thấp: 0,1 - 0,5 Watt/cm2
- Cường độ trung bình: 0,5 - 1,5, Watt/cm2
- Cường độ cao: 1,5 - 2,5 Watt/cm2
Nếu tổn thương sâu, mãn tính dùng siêu âm liều cao; tổn thương nông, mới, cấp dùng liệu thấp điều trị.
Thời gian điều trị
- Thời gian ngắn: 3 phút đến 5 phút
- Thời gian trung bình: 5 phút đến 15 phút
- Thời gian dài: 15 phút đến 20 phút
Điều trị 1 - 2 lần/ngày (cũng có thể điều trị cách ngày) và 7 - 20 ngày/liệu trình điều trị.
6. Tai biến do trị siêu âm
Khi thực hiện siêu âm trị liệu có thể gây ra một số tái biến như sau:
- Điện giật
- Dị ứng tại chỗ
- Bỏng: Bỏng nhiệt do sử dụng siêu âm với cường độ quá lớn hoặc không do di chuyển đầu biến năng hoặc do dầu biến năng tiếp xúc không đều với các mô.
- Gây sinh hốc khi sử dụng cường độ cao
- Quá liều làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh lý
- Hỏng máy: do không khí truyền âm ít nên nếu đầu điều trị tiếp xúc với không khí khi máy hoạt động thì sự phản xạ trở lại có thể làm hỏng đầu biến nặng.
Trên đây là những thông tin về siêu âm trị liệu mà người bệnh có thể tham khảo. Mặc dù phương pháp này có thể áp dụng cho người tình trạng bệnh nhưng nó cũng có thể gây ra một số tai biến cho người bệnh, trong đó có người bệnh cơ xương khớp.
Vì vậy, người bệnh cơ xương khớp nên kết hợp điều trị cùng các phương pháp khác như sử dụng thảo dược, thuốc đông y Trị Cốt Tán,... để cải thiện tình trạng bệnh sớm nhất.
Nếu bạn đang mắc bệnh xương khớp hoặc có câu hỏi liên quan đến Trị Cốt Tán hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.
Tin liên quan